Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Đọc bài về thần tượng W.Buffet thấy phê phê

Nổi tiếng là tỷ phú trong ngành đầu tư chứng khoán, Warren Buffett là một người có đầu óc kinh doanh hết sức nhạy bén và tận dụng thời cơ chớp nhoáng. Tuy nhiên, ông cũng được mệnh danh là tỷ phú bình dân từ cách sống không xa hoa, không ồn ào hay "khua chiêng múa trống".

Du thuyền hay máy bay chỉ là "cục nợ"
Ông chủ của Berkshire Hathaway - một trong những công ty được ngưỡng mộ nhất ở Mỹ năm nay đã 83 tuổi nhưng ông vẫn nằm trong danh sách những tỷ phú hàng đầu thế giới. Câu nói "Mất 20 năm để gây dựng danh tiếng nhưng chỉ mất 5 phút để hủy hoại nó" đã trở thành một chân lý cho tất cả các tỷ phú nổi tiếng khác. Nhưng đối với Buffett, danh tiếng đó không đi liền với việc luôn tỏ ra mình là người giàu có như sắm nhà cao cửa rộng, ăn tiêu lãng phí, đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại... Buffett chỉ muốn sống một cuộc đời giản dị mà hạnh phúc. Hiện tại, Buffett vẫn sống trong ngôi nhà 31.500 USD (tương đương khoảng 250.000 USD ngày nay), ông mua cách đây hơn 50 năm ở Omaha, Nebraska (Hoa Kỳ) và ông chỉ sở hữu căn nhà này chứ không có nhiều nhà hay biệt thự như các tỷ phú khác. Căn nhà có diện tích 610m2, một diện tích không phải là nhỏ nhưng so với các tỷ phú khác, nó chỉ là một căn nhà nghỉ dưỡng.
Tỷ phú Warren Buffett giản dị đời thường.
Khi được hỏi nguyên nhân vì sao ông không đầu tư vào một căn biệt thự lớn cho phù hợp với độ giàu có của mình, ông nói: "Ở đó, tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi sẽ chuyển đi nếu tôi cho là mình sẽ hạnh phúc hơn ở một nơi khác. Làm sao mà tôi có thể cải thiện được cuộc sống của mình bằng cách có 10 ngôi nhà khắp thế giới. Nếu muốn trở thành một người quản lý nhà cửa, tôi sẽ làm nghề đó, nhưng tôi không muốn quản lý 10 ngôi nhà và cũng không muốn ai đó phải làm giúp mình công việc như thế...". Buffett từng gọi căn nhà này là khoản đầu tư lớn thứ ba mà ông từng "rót vốn" vào, sau hai chiếc nhẫn cưới. Theo Buffett, ngôi nhà của ông thật tuyệt vời. "Tôi cảm thấy ấm áp trong mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Ngôi nhà thật tiện lợi đối với tôi. Tôi không nghĩ là mình sẽ có một ngôi nhà tốt hơn thế".
Dù là tỷ phú đứng thứ hai thế giới nhưng Buffett không hề sở hữu một chiếc du thuyền nào bởi đối với ông, chúng chỉ là những món đồ chơi, là những "cục nợ" không hơn không kém. Ngay đến đám cưới với người vợ thứ hai, ông cũng chỉ tổ chức lễ cưới hết sức đơn giản tại nhà con gái ở Omaha. Quả thật, hiếm hoi có vị tỷ phú nào tiết kiệm đến từng đồng bạc lẻ đến vậy. Quay lại thời gian cách đây hàng chục năm, khi đứa con đầu tiên của Buffett ra đời, chính ông đã tự tay đóng một chiếc nôi sơ sinh cho con từ chiếc ngăn kéo tủ quần áo cũ chứ không mua ngoài cửa hàng như các gia đình vẫn thường làm. Rồi đến đứa con thứ hai, ông lại đi xin chứ nhất quyết không bỏ một xu ra mua một chiếc mới cho con.
Ông quan niệm, cái gì đáng mua mới mua, không nên chi tiền vào những thứ chỉ dùng trong chốc lát rồi lại "bỏ xó", đó là sự lãng phí không cần thiết. Có lẽ, ông là tỷ phú duy nhất trên thế giới lái một chiếc xe Volkswagen cũ kỹ và chỉ nâng cấp lên chiếc Cadillac mới khi bị vợ "ép" thay đổi.
Buffett hiện đang nắm trong tay khối tài sản kếch xù lên tới 50 tỷ USD và đang điều hành một tập đoàn đa ngành trị giá hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, ông vua chứng khoán vẫn không bỏ thói quen tích cóp từng xu lẻ mà còn dạy những người khác nên học theo tính tiết kiệm này của mình. "Những đồng xu lẻ" ông tích cóp được cũng không mang ra tiêu xài phung phí, ông lại tiếp tục dùng chúng để tái đầu tư. Ở Buffett, cụm từ "tích tiểu thành đại và quay vòng" luôn là điều ông đặt lên hàng đầu, được ông áp dụng một cách triệt để. Thật không "ngoa" khi nói ông là một nhà buôn tiền lừng danh nhưng ông cũng là một nhà từ thiện hiếm có.
Căn nhà nhỏ của Warren Buffett ở Omaha.
Sống cuộc sống được là chính mình
Đến nay, khi đã ở tuổi bát tuần, Buffett vẫn cảm thấy tiếc vì ông bước chân vào giới chứng khoán, cổ phiếu quá muộn bởi khi đó ông đã... 11 tuổi. Buffett cho rằng: "Không bao giờ là quá sớm nếu người ta có ước mơ làm giàu. Bất kể bạn ở độ tuổi nào cũng có thể là một nhà đầu tư giỏi, chỉ cần biết cách tiết kiệm mà thôi. Những điều này được Buffett thực hiện suốt thời thơ ấu và đến năm 14 tuổi, ông đã mua được một nông trại nhỏ từ số tiền dành dụm việc rao báo. Ngay việc ông chỉ mua một căn nhà nhỏ, đủ cho một gia đình sống đã là minh chứng rõ nhất cho việc "tằn tiện" của ông.
Ông thường nói với các con: "Chỉ có tiết kiệm mới mang lại sự giàu sang cho bản thân và cho chính đất nước mình. Đừng tiêu vào những thứ vô bổ, hãy đầu tư vào những thứ các con thực sự cần và có ích. Nếu các con muốn giàu, hãy cân nhắc và tính toán như một nhà kinh tế đích thực trong mọi việc". Bởi vậy, mặc dù sở hữu một công ty sản xuất máy bay lớn nhất thế giới nhưng bản thân tỷ phú Buffett không bao giờ đi du lịch bằng máy bay riêng. Nhiều người thắc mắc sao ông không tham gia các buổi tiệc tùng, đình đám với tầng lớp thượng lưu để gia tăng danh tiếng cho mình. Ông chỉ cười và trả lời: "Tôi không muốn cố gắng tỏa sáng hay đánh bóng tên tuổi. Tôi chỉ muốn được là chính mình và làm những điều mình thích mà thôi". Sau giờ làm việc, ông thường lái xe về nhà, nằm xem ti vi và thưởng thức bắp rang bơ như một công chức bình thường.
Điều đặc biệt ở Buffett là ông không dùng điện thoại di động dù là một chiếc điện thoại bình thường nhất. Thậm chí, ông cũng không có lấy một chiếc máy tính trên bàn làm việc bởi ông thấy không cần thiết, mọi dữ liệu đều nằm trong đầu ông và sẽ được "lấy ra" một cách nhanh chóng khi cần mà không cần các thao tác phức tạp trên máy tính. Có người nhận xét cuộc sống của vị tỷ phú này như một người dân sống trong cảnh bần hàn, cơ cực, dù có trong tay cả một gia tài khổng lồ cũng không dám động đến. Tháng 2 vừa qua, Buffett tiếp tục bày tỏ quan điểm phi vật chất của mình với báo chí: "Tôi đã được làm mọi công việc tôi muốn. Tôi có những người bạn thậm chí còn làm nhiều nghề hơn. Nhưng tôi cảm thấy một số người đang bị chính nghề của họ chi phối thay vì làm chủ công việc. Thật đáng tiếc!".         
Vị tỷ phú có tầm nhìn sắc bén
Đã từ lâu tỷ phú Warren Buffet nổi tiếng là người có nhãn quan đầu tư sắc bén với những thương vụ đình đám mà ít ai dám thực hiện. Thương vụ gần đây nhất Buffett thực hiện là vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử ngành thực phẩm thế giới với quy mô lên tới 23,3 tỷ USD. Đích ngắm được "huyền thoại xứ Omaha" nhắm tới là tập đoàn sản xuất nước sốt cà chua H.J. Heinz Co. có trụ sở tại thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania. Ông Buffett cũng tỏ ra rất hài lòng với hoạt động lần này: "Đây là loại hình công ty chúng tôi ưa thích. Tôi đã dùng thử hàng của họ nhiều lần". Cho đến nay thương vụ thâu tóm lớn nhất mà "huyền thoại xứ Omaha" thực hiện là vụ mua lại tập đoàn đường sắt BNSF năm 2010 với giá 26,3 tỷ USD. Trước đó là thương vụ đầu tư 16 tỷ USD vào cổ phiếu của "gã khổng lồ" ngành tái bảo hiểm General Re năm 1998.
Warren Buffett - Tỷ phú từ thiện Không đầu tư cho bản thân hay gia đình nhưng đối với công tác từ thiện, tỷ phú Warren Buffett rất hăng hái và không chút đắn đo, suy nghĩ. Ông cam kết tặng 99% tài sản cho Quỹ Bill & Melinda Gates và các tổ chức từ thiện gia đình sau khi chết và sẽ ủng hộ hơn 30 tỷ USD và quỹ của Bill Gates trong vòng hơn 20 năm. Tháng 8/2012, vào ngày sinh nhật của mình, Buffett cũng đóng góp hơn 3 tỷ USD vào ba quỹ từ thiện mà các con ông đang quản lý. Trong một lần đứng trước báo chí, vị tỷ phú chứng khoán còn nói: "Người giàu nên bị đánh thuế nhiều hơn", khiến nhiều người hết sức sửng sốt và cảm nhận rõ hơn về con người nhân đạo của ông.
An Mai (Theo Times/Business Insider)

23 hạn chế của Công việc tại phố Wall

Bài dịch của bạn Huy, thực tập sinh.

Link gốc:


Nếu như bạn đang xem xét việc làm tại phố Wall, bạn thực sự biết rõ việc mình sắp sửa làm.
Chắc chắn, là bạn sẽ được trả lương hậu hĩ hơn so với những người khác trên khắp thế giới, bạn sẽ có thể liên tục học được rất nhiều điều mới, được tham gia vào giao dịch quan trọng (mong là thế), và gặp gỡ rất nhiều khách hàng thú vị.
Tuy nhiên, cũng có một hạn chế, nhưng nó xảy ra trong đầu bạn
Một cựu nhân viên phố Wall ẩn danh, đã cho chúng tôi một loạt các khó khăn mà làm việc tại phố Wall có thể gây ra cho cuộc sống của bạn
Các nhân viên phố Wall luôn phải chống chọi với cảm giác khác thường về tiền bạc, những câu hỏi về lòng tự trọng, sự rối loạn phát triển, và quan trọng hơn cả, đó là vấn đề họ không bao giờ có đủ thời gian.
Điều quan trọng là – bạn phải thực sự yêu thích Tài chính nếu bạn muốn đi vào ngành này, vì nó chắc chắn sẽ chiếm lấy cuộc sống của bạn

I.                 Bạn sẽ phải làm việc hơn 80 giờ mỗi tuần, vì vậy chuyện hẹn hò sẽ rất khó khăn
“ Bạn sẽ có thời gian làm việc dày đặc trong 5 năm đầu tiên, vì vậy bạn sẽ không thể có những mối quan hệ lâu dài bền vững”
II.              Bạn hãy tin rằng mình sẽ phải luôn mang theo máy BlackBerry
III.            Và bạn sẽ kiệt sức đến mức không thể ra ngoài cho dù bạn còn trẻ và độc thân
“Bạn sẽ không có đủ năng lượng để đi chơi những tối Thứ Sáu khi đến tuổi 30 cho dù bạn vẫn còn độc thân”
IV.           Bạn sẽ có thể lỡ đi các dịp quan trọng với những người bạn yêu thương
“Tôi đã chia tay với một cô gái chỉ vì tôi đã gọi điện cho thư ký để kiểm tra công việc, … mọi người đều giống như vậy…. Trễ đám cưới của chị gái, không có mặt để nhìn thấy bà trước khi bà qua đời, đại loại như vậy…”
V.              Khi bạn đang ở trong khoảng độ tuổi 20 trở lên, bạn bè của bạn nghĩ rằng bạn làm ra nhiều tiền hơn những gì bạn thực sự nhận được
“Bạn sẽ làm ra nhiều tiền hơn những người khác, nhưng sẽ ít hơn so với khoản tiền mà mọi người khác nghĩ bạn nhận được. Bạn bè sẽ nghĩ bạn keo kiệt khi thấy bạn chi tiêu ít, vì họ nghị bạn nhận được mức tiền thưởng 300K$, nhưng thực chất bạn chỉ có 150K$, đó là khi bạn ở độ tuổi 25,26”
VI.           Bạn sẽ có xu hướng chỉ làm công việc như vậy trong suốt quãng đời làm việc của bạn
“ Bạn sẽ được tuyển vào trong một nhóm. Trừ khi bạn chịu khó thay đổi (tốt nghiệp một trường đại học nào đó khác, bắt đầu lại ở một vị trí mới), rất có thể bạn sẽ dậm chân tại chỗ tại một công việc trong suốt quãng đời còn lại.
“Ai đã tuyển bạn?  Bộ phận quản lý Sát nhập và Thâu tóm, hay là Bộ phận quản lý việc giao dịch trái phiếu? Điều đó sẽ quyết định công việc của bạn đến 20 năm sau. Sẽ không có một sự thay đổi về nguyên tắc trong văn hóa gò bó của phố Wall. Nó cũng mang tính quyết định nữa. Nếu bạn ghét công việc đầu tiên của bạn, thì bạn tiêu rồi”.
VII.         Bạn sẽ mơ tưởng về những gì bạn sẽ làm sau khi làm việc ở phố Wall một vài năm
“ Mơ tưởng liên tục của bạn sẽ luôn tập trung vào những kế hoạch mà bạn ấp ủ sau khi bạn nghỉ việc, giống như một công nhân nhà máy đang trông chờ nghỉ hưu vậy”
VIII.      Nếu bạn vẫn còn tiếp tục làm việc, bạn sẽ dần dần tự hỏi về giá trị đóng góp cho xã hội của công việc mà bạn đang làm
“ Bạn sẽ đến tuổi 40, nhận ra rằng những gì mà bạn đã làm được không hề đóng góp được gì cho xã hội ( ngoại trừ những nhân viên ngân hàng làm những việc đóng góp cho GDP của cả nước).
IX.           Nên hi vọng bạn sẽ tiếp tục giữ thể trạng tốt
“ Là một người quản lý doanh mục đầu tư tại một quỹ phòng ngừa rủi ro, điều tốt nhất mà bạn có thể hi vọng là có một thể trạng của một vận động viên”
X.              Bạn sẽ có thể cảm thấy xấu hổ tại những dịp tụ họp Trung học Phổ Thông và Đại học
“ Bạn bè của bạn, những người đã trở thành y tá, giáo viên… họ đang làm việc đóng góp cho xã hội, giúp đỡ cuộc sống của rất nhiều người. Những người bạn học đại học cùng với bạn cũng đóng góp nhiều cho nền kinh tế thông qua việc lập doanh nghiệp, sản xuất các sản phẩm.. Vì vậy bạn sẽ cảm thấy khá tủi hổ khi tham dự các dịp tụ họp này”.
XI.           Bạn sẽ bắt đầu nhận thức về tiền bạc một cách khác thường
“ Quan điểm của bạn về tiền bạc cũng sẽ trở nên khác thường. Bạn sẽ nhận được mức thưởng không công bằng, và cảm thấy thất vọng khi khoản tiền bạn làm ra trong 1 năm nhiều hơn so với khoản tiền bố mẹ bạn đã làm được trong cả cuộc đời của họ.”
XII.         Sẽ không còn khái niệm sống một cuộc đời thanh thản nữa
“ Quan điểm khác thường của bạn về tiền bạc, cộng với công ty mà bạn đang nắm giữ, sẽ dẫn đến lối sống cũng không ổn định giống như cuộc sống của tầng lớp trung cấp thông thường. Nhu cầu chi trả cho khoản thế chấp khổng lồ, những trường tư với chi phí đắt đỏ, sẽ luôn làm cho mong muốn có một cuộc sống đơn giản khó thành hiện thực”
XIII.      Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để trưởng thành
“ Nhiều năm làm việc liên tục sẽ làm trì hoãn việc học hỏi thêm nhiều bài học cho cuộc sống, dẫn đến việc khi bạn bắt đầu tập trung vào các mối quan hệ sau này, bạn có thể sẽ bị đánh giá là trẻ con về một số mặt, có thể bạn sẽ không học được một số bài học cơ bản như làm gì khi đang ở trong một mối quan hệ”
XIV.      Không có đứa trẻ nào lớn lên mà muốn giống như bạn
“ Không có đứa trẻ đang đi học nào lại nói là chúng muốn trở nên giống như bạn khi chúng trưởng thành, kể cả những đứa con của bạn. Điều lạ hơn, là bạn sẽ cảm thấy khó chịu và xấu hổ, khi thấy những đứa trẻ đang học Đại học bắt chước những điều bạn làm”
XV.        Bạn thậm chí sẽ cảm thấy lạ thường khi giải thích với những người lớn về những điều bạn làm
“ Khi bạn đang ở một bàn tiệc, và mọi người hỏi bạn về công việc của bạn, bạn sẽ tự nhiên cảm thấy ngớ ngẩn khi những lời mà bạn nói ra trông giống như không nhằm mục đích gì cả”
XVI.      Bạn thậm chí không nhận ra những thói quen xấu mà bạn đang có vì bạn đang bận làm việc
“ Bất cứ thói quen nào cũng sẽ trở thành một vấn đề khi bạn lần đầu tận hưởng thành công trong khoảng 5 năm đầu. Bạn sẽ không còn nhận thức được các thói quen gây hại cho chính bạn, vì bạn đang tiếp tục ghi điểm trong công việc”
“ Cái cảm giác giống như là một ngôi sao nhạc rock vậy. Bạn sẽ cảm thấy bất khả chiến bại ở tuổi 29 với mức lương triệu dollars. Tin tôi đi”
XVII.   Xung đột của bạn với các đồng nghiệp sẽ phát sinh
“ Nếu bạn là một người có thành tựu dày đặc, bạn sẽ không ưa những người mới bước chân vào nghề với cá tính tham lam và nhanh nhảu. Và nếu bạn là người mới bước chân vào nghề, bạn có thể sẽ ghét các thành tựu mà các người đi trước đạt được”
XVIII. Đặc biệt khi bạn đang tranh giành lấy một miếng của một chiếc bánh đang thu nhỏ
“ Bạn lúc nào cũng phải tranh giành miếng bánh đó với các đồng nghiệp thân nhất của mình. Đôi khi, bạn cảm thấy mình đang làm việc cùng các thành viên trong một đội, trừ những khoảng thời gian thưởng thêm”
XIX.      Bạn sẽ cảm thấy hoang tưởng về việc bị chơi xấu trong bất kỳ giao dịch nào
“Một điều mà không ai nói đến: Bạn sẽ trở nên hoang tưởng về việc lo rằng mình bị chơi xấu trong bất kỳ giao dịch tài chính nào trong thực tế”
XX.        Bạn sẽ bị giảm thị lực
“Đối với một vài người, làm việc này có thể hỗ trợ cho lối sống ổn định của họ (đó là nếu mắt bạn tốt, bởi vì làm nghề này thị lực của bạn sẽ ngày càng bị rút ngắn đi), nhưng đối với những nhân viên phố Wall, việc này làm loạn sức khỏe của họ”
XXI.      Bạn sẽ khao khát có thêm thời gian, và thậm chí sẽ tìm mọi cách để mua thêm thời gian
“ Những người khác sẽ khao khát những thứ vật chất. Quan điểm của họ về sự tiêu xài hoang phí là một chiếc đồng hồ, xe hơi hay những đôi giày mới. Còn bạn, bạn sẽ khao khát có được thời gian. Và đối với bạn, sự tiêu xài hoang phí trong mắt bạn có nghĩa là vào những thứ có thể giết chết thời gian. Bạn sẽ sẵn sàng tiêu gấp đôi tiền để có thể đi từ điểm A đến điểm B nhanh hơn. Bạn sẽ thuê những người làm vườn chuyên nghiệp chăm sóc cho sân vườn của bạn cho dù bạn không cần thiết phải làm thế. Bất kỳ điều gì có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian, sẽ là mặt hàng bạn mong muốn chi vào”
“ Tôi biết, điều đó hẳn nhiên phải là đúng đối với các công việc mà sẽ phải đòi hỏi lượng thời gian dày đặc, bạn sẽ phải làm việc rất nhiều. Bạn sẽ không có nhiều thời gian dành cho cá nhân so với những người thông thường. Vì vậy bạn sẽ sẵn sàng làm mọi thứ bớt tiêu hao thời gian của cá nhân. Bạn sẽ mua căn nhà ở Hamptons, hoặc thậm chí cả một chuyên cơ chỉ để đi từ các cuộc họp về nhà nhanh hơn. Đó có thể là một ví dụ hơi phóng đại, nhưng nó thực sự là vậy. Di chuyển ít hơn sẽ trở thành một nỗi ám ảnh”
XXII.   Mọi người sẽ cố gắng lợi dụng bạn, đặc biệt nếu bạn còn trẻ.
“ Lương thưởng và lương tháng sẽ đi xuống … nếu ngành đang ở trong trạng thái trì truệ. Tuy nhiên, tất cả sự giàu có đều là tương đối. Bạn được xem là có thể làm nhiều, bạn còn trẻ, đang sống ở một thành phố lớn, vì vậy sẽ có một đống người làm cho bạn đưa ra nhiều lựa chọn sai lầm. Vâng, những kẻ đào mỏ thực sự tồn tại, những gã buôn bán thuốc phiện với khách hàng là những nhân viên phố Wall tồn tại, và những người bác sĩ đắt tiền viết những đơn thuốc mà bạn không cần cũng tồn tại”
XXIII. Bạn có thể sẽ ghét đồng nghiệp của bạn
“ Bạn sẽ làm việc với những gã ngốc: Phố Wall toàn những người với những cá tính khác biệt nhau. Tận hưởng thoải mái nhé”



5 lý do thật sự để thuê nhà tư vấn tài chính

Tác giả: Sallie Krawcheck, Past President of Merrill Lynch, US Trust, Smith Barney

Nếu bạn tin truyền thông, bạn sẽ thuê một nhà tư vấn tài chính để cố sinh lời cao từ thị trường chứng khoán. Đừng bao giờ nghĩ rằng điều đó sẽ giúp cho cuộc sống và nghĩ hưu theo ý bạn muốn. Đừng bao giờ nghĩ nghiên cứu cho thấy ngay cả những nhà quản lý quỹ hay ho nhất chiến đấu để kiếm tiền từ thị trường chứng khoán (được rồi, họ ko chiến đấu, họ ko)

Lý do tốt hơn để thuê một nhà tư vấn tài chính là:

1. Thúc ép bạn trả lời những câu hỏi mà bạn không muốn hỏi: Ví dụ cách bạn lập kế hoạch để phụng dưỡng cha mẹ mình; cách bạn dự định cho con bạn đi học; bạn sẽ phải làm gì nếu bạn mất việc.
2. Put together a financial plan (lập 1 kế hoạch tài chính). Rất ít người tự làm việc này, việc này tốn thời gian, có thể làm bạn tổn thương, nhưng nó quan trọng.
3. Nhận diện những rủi ro trong danh mục, kiểu như rất nhiều người Mỹ đầu tư phần lớn vào cổ phiếu công nghệ, khi họ đang làm việc cho ngành công nghệ.
4. Nói cho bạn biết về những biến động của thị trường. Trong những biến động đau thương của thị trường, việc sở hữu những giọng nói bên cạnh cho riêng ta là rất quý giá.
5. Xác định những thiên hướng của bạn. Đây là điều rất quan trọng. Thường phụ nữ ít thích rủi ro hơn nam giới, và do vậy họ có thể kiếm ít hơn nhưng sống lâu hơn nam giới.

Về chi phí, nếu những nhà tư vấn có thể làm tốt những điều trên, thì chi phí cũng là điều có ý nghĩa.

Link

10 blogs có tầm ảnh hưởng trong tư vấn tài chính

Thật dễ dàng để sống trong 1 thế giới tràn ngập thông tin (information overload: when someone gets too much information at one time, for example on the Internet, and becomes tired and unable to think very carefully about any of it).
Email không ngừng nghỉ, bạn luôn mang di động theo mình, và cảm thấy áp lực khi đăng ký tài khoản Twitter, vì dường như tất cả mọi người đều làm thế.
Cách hữu ích để xử lý với thông tin tràn ngập là hãy lọc chúng. Dưới đây là 10 bloggers có ảnh hưởng trong tư vấn tài chính.
Đây không phải là danh sách đầy đủ, các trang blog phát triển cực thịnh trong những năm gần đây.

link

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Doanh nhân nữ sở hữu 25% doanh nghiệp tư nhân ở VN, nền kinh tế tăng trưởng thứ 2 thế giới sau TQ. Hãy gặp 3 phụ nữa giàu nhất VN.


“What’s the first designer item you ever bought?” I ask 42-year-old Vietnamese tycoon Le Hong Thuy Tien as we cruise through Ho Chi Minh City in her beast-like black Bentley.

“That’s a great question!” she exclaims, her perfect eyebrows arching with delight. Sadly, it is only half great. The purchase was so many hundreds of Louis Vuitton tote bags, Bulgari watches and Chanel dresses ago that Thuy Tien can’t remember the answer. She searches her memory in vain as motorcycles buzz past like flies outside the tinted windows.
Whatever the item was, we establish that she most likely bought it in Paris in the mid-1990s. Back then she was a flight attendant for the national carrier Vietnam Airlines. It was such a coveted job at a time when few Vietnamese could travel that she’d chosen it over a fledgling career as a movie starlet. Today she is the president of a huge trading company, Imex Pan Pacific Group. “I run 25 private equity and venture capital firms that distribute luxury brands and invest in local shopping malls,” she says in her girlish, slightly Americanised English.



The number of multimillionaires has jumped 150% in the past five years alone.

Chiến lược cạnh tranh, học lỏm

"Cách nghĩ trong kinh doanh không phải là trở thành tốt nhất, mà phải là độc nhất vô nhị"
Michael Porter

Chiến lược

Nhầm:
1. Chiến lược và những bước đi cụ thể.
Revise: Bạn đang đi đâu? Bạn đang muốn làm ở vị trí nào? Chiến lược là vị trí trên thị trường muốn có. Chiến lược là cách bạn phải làm để trở nên khác biệt
2. Nhầm chiến lược với tầm nhìn
Revise: Chiến lược là lợi thế cạnh tranh của bạn, cụ thể, chứ không phải đao to búa lớn

Mục tiêu tài chính phù hợp (1) hầu hết tập trung vào ROI (2) tăng trưởng

5 cách tạo ra một chiến lược tốt:
- Sự khác biệt: phải đưa ra được 1 nhóm tiêu biểu khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này bạn phải trả lời 3 câu hỏi (1) Nhóm khách hàng nào bạn muốn phụ vụ (2) Nhu cầu nào của khách hàng mà bạn muốn đáp ứng (3) Mức giá
- Điều chỉnh theo thị hiếu khách hàng, ko thể làm marketing theo cùng 1 cách, sx theo cùng 1 cách, giao hàng theo cùng một cách. Chiến lược phải là 1 chuỗi giá trị khác biệt điều chỉnh theo nhu cầu khách hàng.
- Xác định ra điều gì không làm. Nếu bạn làm rất tốt công việc này, bạn phải nói tôi ko làm việc khác.
- Các hoạt động ăn khớp nhau. Gắn chặt sản phẩm của mình với công tác marketing, với sản xuất với phục vụ. Tất cả phải thường xuyên hỗ trợ cho nhau, ko được tách biệt, phải trở thành 1 hệ thống. Điều này sẽ giúp chiến lược của bạn mạnh mẽ và thuyết phục.
- Tính liên tục trong chiến lược. 1 Chiến lược thực hiện ít nhất 3 năm nếu muốn nó có ý nghĩa. Bạn phải bám sát chiến lược qua các năm như thế mới đảm bảo chiến lược.

Chiến lược - một xương sống (Strategy - have a backbone) -> link here

Như một phần của sự sáng tạo trong xây dựng niềm tin công chúng (Building Public Trust), chúng tôi đã có một buổi thảo luận sôi nổi về những trò chơi thay đổi (game changing) của doanh nghiệp và giao tiếp của họ với cổ đông. Chiến lược là chủ đề đầu tiên trong thảo luận của chúng tôi và chúng tôi tóm tắt nó trong cụm từ ngắn "strategy - have a backbone".

Chiến lược: một từ trống rỗng hay là hành động có ý nghĩa?

Có một nguy hiểm hiện hữu là nhiều khi chiến lược như là một từ trống rỗng - một từ gì đó chỉ để mô tả những mục tiêu chung, cái liên quan đến những nhà đầu tư.

Báo cáo chiến lược dường như không đủ rõ ràng để quản lý rủi ro hiệu quả và hài lòng nhà đầu tư. Khảo sát gần đây của chúng tôi cho thấy chỉ 27% công ty trong FTSE 350 giải thích hành động mà họ đưa ra ưu tiên chiến lược; và ít hơn một nửa cung cấp bất kỳ mục tiêu và khung thời gian cụ thể nào để đạt đến thậm chí một lợi thế nào đó.

Những nhà đầu tư cho rằng báo cáo chiến lược là rất quan trọng, họ đánh giá 80 trên thang điểm 100, nhưng cái họ nhận lại không tương xứng (chỉ 20 trên thang điểm 100).

80% nhà đầu tư trong Coloplast Experiment khuyến nghị bán khi họ không có thông tin phi tài chính chất lượng, ngược lại họ khuyến nghị mua khi có đủ thông tin

Công ty tìm thấy chiến lược đúng vẫn thường thất bại bởi vì lực lượng lao động không hiểu chiến lược đó hoặc bởi vì sự sự khích lệ không liên kết chặt chẽ với chiến lược do đó nhân công không cố làm việc để đạt nó.

Chỉ 21% công ty trong FTSE 350 cảm thấy có thể báo cáo những tiến bộ trong mục tiêu chiến lược ra bên ngoài.

What gets measured gets done.

It turns out that the old adage (ngạn ngữ) is true: ‘what gets measured gets done’.

"What gets measured gets done" có nghĩa là nếu bạn thường xuyên đo lường và báo cáo bạn sẽ tập trung hơn, vì trong quá trình đo lường và báo cáo, bạn sẽ sử dụng những kết quả đó để điều chỉnh chiến lược.


Sample of good strategy here


Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Blackberry vs Apple


Sự thành công của Apple trong những năm qua không phải bàn cãi, những sản phẩm của Apple từ Iphone đến Ipad luôn là tâm điểm của giới công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, kể từ khi Steve Jobs “ra đi”, tín đồ của Apple dần nghi ngại tương lai của gã khổng lồ này.

Ở chiều ngược lại, Blackberry đã vô cùng thành công đến những năm 2008 nhưng trong vài năm trở lại đây gã "trùm bảo mật" này đã đánh mất thị phần một cách thê thảm. Và không ai khác, chính Apple và Samsung là những hãng cướp đi miếng bánh béo bở này. Thế nhưng có thể sắp tới tình hình sẽ thay đổi, lãnh đạo của Blackberry quyết tâm lấy lại thị phần bằng cách tạo đột phá lớn trong 2013 khi hãng đã tung ra 2 đại sứ mới chạy hệ điều hành Blackberry 10, theo quảng cáo của hãng, đây là tuyệt đỉnh công nghệ trên smartphone. Chính sự quyết tâm của “gã khổng lồ ngủ quên trên chiến thắng” này đã tạo ra sức lôi cuốn ghê gớm cho không chỉ những tín đồ trung thành của Blackberry mà cả những người đang sài sản phẩm từ các hãng khác.

Sự chuyển đổi trong đời sống cơ bản của 2 doanh nghiệp cũng được thể hiện trên thị trường chứng khoán, nơi 2 cổ phiếu này được niêm yết và giao dịch. Giá cổ phiếu Apple lập đỉnh vào tháng 9 năm 2012, và kể từ đó, APPL đã giảm 40%; trong khi đó, Blackberry lại lập đáy vào cùng thời điểm Apple lập đỉnh, và kể từ đó, BBRY đã tăng đến gần 170%.

Chart APPL






















Chart BBRY





















Cảm xúc của tín đồ Blackberry: Tôi rất thích Blackberry, do vậy những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra những sản phẩm mới, hướng đến giành lấy thị phần làm tôi vui và kỳ vọng. Qua những quảng cáo và trên youtube, Z10 và Q10 quá đẹp, quá lôi cuốn. Khi có cơ hội, chắc tôi phải sở hữu 1 em cho thỏa :).

Nhưng chắc để mua Z10, Q10 chúng ta phải mua BBRY đúng không các pác :)?