Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

vàng trong nước duy trì ở mức cao hơn vàng thế giới vài triệu đồng

http://vneconomy.vn/20110923105646302P0C6/gia-vang-trong-nuoc-cao-hon-the-gioi-gan-3-trieu-dongluong.htm


Ngoài những lý do mà các chuyên gia đã nêu, tôi nghĩ rằng vàng trong nước liên tục duy trì ở mức cao so với vàng thế giới còn vì:


(1) Đồng nội tệ trong nước đang neo không hợp lý so với đồng USD
(2) Khẩu vị trú ẩn vào vàng của dân trong nước cao hơn VND và USD


Ai cũng biết vàng được xem là "tiền tệ thật", một tài sản trú ẩn tuyệt vời trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Liên tục thời gian vừa qua, chính phủ VN sử dụng những biện pháp hành chính nhằm hạn chế sức mạnh của đồng USD trên thị trường trong nước. Điều đó càng làm cho khoảng cách giá trị thật giữa đồng VND và USD tăng lên, tức là đồng VND ngày càng định giá cao so với USD. Về danh nghĩa là tỷ giá VND/USD vẫn <21k, tuy nhiên sự khó khăn trong tiếp cận nguồn USD và cấp quota nhập vàng đã đẩy những chi phí ngầm (loppy...) lên cao. Chính những chi phí ngầm này đã đẩy giá vàng trong nước liên tục cao hơn giá vàng thế giới. Còn xét về mối quan hệ tương quan giữa giá vàng trong nước và thế giới, thì tỷ giá chéo tính được cho thấy VND đang được định giá cao hơn 6.4% so với USD. --> Mô hình cân bằng động


Ở khía cạnh thứ 2, dân VN đã trải qua những bài học xương máu từ quá khứ, bài học đổi tiền do lạm phát của thời kỳ đổi mới, bài học thay đổi chế độ... Những điều đó làm cho người ta sẵng sàng trữ vàng với lãi suất 0% thay vì giữ VND khi họ cảm nhận những bất ổn. Chính khẩu vị này sẽ tiếp tục thúc đẩy người dân chuyển đổi việc nắm giữ từ những tài sản khác sang vàng, làm giá vàng trong nước cao hơn thế giới. --> chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn


Trên đây là 2 lý do bổ sung thêm cho những lý do mà các chuyên gia trong ngành liên tục bình luận thời gian qua.
./.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

CTG: Lợi nhuận sau thuế 1H2011 tăng 80% so với cùng kỳ 2010 chủ yếu do cải thiện NIM

http://www.stox.vn/News/ctg-loi-nhuan-sau-thue-1h2011-tang-80-so-voi-cung-ky-2010-chu-yeu-do-cai-thien-nim.html

Chi phí quản lý tăng 68% so với cùng kỳ chủ yếu do chiêu mộ người tài và tăng lương

Cung tiền tháng 8 tăng đột biến: Lý do và hệ quả

http://vietstock.vn/ChannelID/757/Tin-tuc/200622-cung-tien-thang-8-tang-dot-bien-ly-do-va-he-qua.aspx
Theo lý giải của tác giả thì M2 tăng mạnh trong tháng 8 vì tổng huy động toàn hệ thống tăng. Sự tăng trưởng của huy động này chủ yếu đến từ hoạt động ủy thác của các NHTM qua các Cty con gởi vào NHTM khác.
Tác giả chứng minh =: Tháng 9, NHNN buộc trần huy động 14% --> Tiền gởi dân không lý nào lại chạy vào NHTM nhiều hơn --> Các kênh khác như vàng, chứng khoán đang có dấu hiệu tích cực --> đúng ra tiền phải ra khỏi hệ thống NHTM --> Nhưng vì thông tư 22, 20% lượng tiền phải được sử dụng để dự trữ, liên ngân hàng, trái phiếu, trong khi đó trong tháng 8 những thị trường này kém hấp dẫn --> chảy qua những Cty con ủy thác gởi vào NHTM khác lấy lãi.
Khi một ngân hàng thương mại gửi uỷ thác vào một ngân hàng thương mại khác thì nó không làm tăng trưởng tín dụng mà làm tăng khoản mục “phải thu khác” của ngân hàng thương mại đó. Các ngân hàng thương mại nhận tiền uỷ thác từ ngân hàng thương mại kia lại đem uỷ thác vào ngân hàng khác nữa khiến hệ số nhân tiền tăng lên tương tự quá trình ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay tiền. Kết quả là cung tiền và tổng huy động được ghi nhận tăng nhưng tín dụng lại không tăng.
2 Kịch bản được tác giả đưa ra:

Thứ nhất, ngân hàng Nhà nước sẽ phải tiếp tục tăng cung tiền cơ sở để đáp ứng nhu cầu tăng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. Hành động này sẽ gây ra hệ luỵ lạm phát trong năm 2012 như đã diễn ra vào năm 2011 khi cung tiền tăng mạnh vào cuối 2010.
Thứ hai, ngân hàng Nhà nước kiểm soát cung tiền để phòng chống lạm phát. Nếu điều này xảy ra, các ngân hàng thương mại nhỏ sẽ bị mất thanh khoản do không có khả năng huy động tiền từ khu vực dân cư khi lãi suất huy động bị cào bằng ở mức 14%. Để tồn tại, chỉ còn cách phá rào và như vậy, đồng thuận trần lãi suất huy động 14% sẽ khó có thể giữ vững.



Theo lý thuyết: M2=tiền huy động+tiền lưu thông ngoài hệ thống NH

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Tổng giám đốc MB: “Giảm lãi suất cũng có lợi cho ngân hàng”

http://vneconomy.vn/20110910064844779P0C6/tong-giam-doc-mb-giam-lai-suat-cung-co-loi-cho-ngan-hang.htm
Giảm lãi suất xuống nhưng không tăng cung tiền (15%), không tăng room tín dụng (20%) thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát.
Hiện có tình trạng, ngân hàng lớn thừa tiền, đủ room trong khi ngân hàng nhỏ lại thiếu tiền thừa room, NHNN nước tăng lãi suất tiền gởi của NHTM tại NHNN để qua đó NHNN điều phối lại nguồn tiền cho phù hợp.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Lãi suất thực là lãi suất thực nào?

Hồ Quốc Tuấn (*)
Thứ Năm,  1/9/2011, 22:55 (GMT+7)

(TBKTSG) - Gần đây có những tranh luận trên báo chí về vấn đề liệu lãi suất thực dương có là cần thiết để chống lạm phát. Bài viết này xin trao đổi thêm một vài vấn đề về khái niệm lãi suất thực mà các chuyên gia đang bàn đến để tránh tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”.
Lãi suất thực tiền nghiệm và hậu nghiệm
Khái niệm lãi suất thực được đo lường bằng chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa với tỷ lệ lạm phát dự kiến hay tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (expected inflation rate). Công thức đơn giản của cách tính lãi suất thực là :
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
còn công thức Fisher đầy đủ là:
1+i=(1+r)(1+E(I))
với i là lãi suất danh nghĩa, r là lãi suất thực, và E(I) là lạm phát kỳ vọng hay lạm phát ước tính.
Lạm phát kỳ vọng là một yếu tố thuộc về tương lai, ví dụ đứng ở năm 2010 mà nói về lãi suất thực của nó nghĩa là phải lấy lãi suất tại thời điểm năm 2010 điều chỉnh cho tỷ lệ lạm phát của năm 2010, một con số chỉ có thể biết chính xác kể từ đầu năm 2011 trở đi. Vì vậy, đứng ở năm 2010 mà nói về lãi suất thực của năm đó, người ta thường dùng lãi suất thực tiền nghiệm (ex-ante real interest rate), trong đó lạm phát kỳ vọng được ước tính bằng cách này hay cách khác.
Lạm phát kỳ vọng có thể được ước tính thông qua điều tra về mức lạm phát kỳ vọng của người dân, qua lãi suất trái phiếu gắn với lạm phát (inflation-linked bond), hoặc qua vài phương thức ước tính phối hợp mô hình toán với thống kê (nhưng tất nhiên bao hàm nhiều giả định và có sai số nhất định, đôi khi sai số là rất lớn). Ở Việt Nam tiếc thay lại chưa thấy có công bố nào về một mức lạm phát kỳ vọng - cho dù từ một phương pháp dễ thực hiện nhất là đi điều tra về kỳ vọng lạm phát trong dân và từ các chuyên gia.
Lãi suất thực hậu nghiệm (ex-post real interest rate) là sau khi hết một năm rồi, người ta mới nhìn lại về lãi suất thực của năm đó, nghĩa là lấy lãi suất danh nghĩa trong năm trừ đi lạm phát của năm đó. Gọi là hậu nghiệm vì nó đi nghiên cứu lại vấn đề đã xảy ra rồi, khi đó người ta đã biết tỷ lệ lạm phát của năm trước rồi.
Vì thế, khi tranh luận về vấn đề lãi suất thực, nếu các chuyên gia đang đề cập đến lãi suất thực hiện tại của năm 2011 nghĩa là đang nói đến lãi suất thực tiền nghiệm, vì bản thân các chuyên gia đều phải dùng một ước tính nhất định về tỷ lệ lạm phát của năm 2011 để điều chỉnh cho mức lãi suất danh nghĩa hiện tại. Vậy nếu mỗi chuyên gia ước tính một mức lạm phát khác nhau thì sẽ cho ra một con số lãi suất thực khác nhau và con số đó dựa trên kỳ vọng khác nhau về tỷ lệ lạm phát. Nếu các chuyên gia không nói rõ nền tảng quan điểm của mình trong việc ước tính tỷ lệ lạm phát thì dễ dẫn đến những bất đồng ý kiến.
Lãi suất danh nghĩa nào sẽ được sử dụng?
Phần trên đã bàn về khác biệt trong việc sử dụng tỷ lệ lạm phát nào trong tính toán lãi suất thực. Nhưng còn một phần nữa là bản thân các chuyên gia đã sử dụng lãi suất danh nghĩa nào trong phép tính lãi suất thực của mình?
Trong nền kinh tế các nước có muôn vàn loại lãi suất, một phép so sánh giữa lãi suất thực các nước với nhau phải hết sức thận trọng để đảm bảo mình đã sử dụng đúng loại lãi suất danh nghĩa phù hợp cho từng quốc gia. Nó có thể là lãi suất tiền gửi bình quân của một số ngân hàng hoặc lãi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn. Nếu dùng tùy tiện một loại lãi suất chính sách nào xa rời lợi tức thực tế của người gửi tiền thì con số lãi suất thực tính ra, cho dù đó là lãi suất thực hậu nghiệm cũng đã bị bóp méo ít nhiều.
Ví dụ ngay trong trường hợp của Việt Nam, với việc nhiều ngân hàng lách trần lãi suất như hiện tại, liệu việc áp dụng một mức lãi suất trái phiếu chính phủ 10-12% hay thậm chí trần lãi suất huy động 14% đã phản ánh đúng về mặt bằng lãi suất danh nghĩa chưa, chứ chưa dám nói đến lãi suất thực.
__________________________________
(*) Nghiên cứu sinh tiến sĩ, Đại học Manchester, Anh