Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Phân biệt Private Equity Investment và M&A

"Private Equity là đầu tư được thương lượng một cách cá nhân trong vốn chủ sở hữu, hay các cổ phần liên quan đến vcsh, bao gồm cả các thương lượng cá nhân trong cty cổ phần  hóa..."
Định nghĩa khác "đầu tư cá nhân vào các cty chưa cổ phần hóa"
"M&A thật ra là mua đứt, mua cổ phần đa số; trong khi đó Private Equity liên quan đến mua bán cổ phần thiểu số"
"Nhà đầu tư tài chính thường ngắn hạn từ 5-7 năm, còn nhà đầu tư chiến lược đầu tư dài hạn nhằm phát triển danh mục của mình"


"Giới hạn cho nhà đầu tư nước ngoài 49% chỉ áp dụng cho các cty CPH, và bị giới hạn trong một số ngành như cung ứng, du lịch, bất động sản, viễn thông,,... Còn các nhà đầu tư cá nhân hay quỹ cá nhân có thể sở hữu 99% cổ phần cty nội địa"

"Nếu bi giờ mà đi phỏng vấn những người điều hành các cty tại VN, thì đảm bảo 50% sẽ không trả lời được họ đang theo nguyên tắc cơ bản của hình thức quản lý nào" --> ko công bằng giữa cđông thiểu số và đa số.

Suy cho cùng của tâm lý ngắn hạn trên TTCK VN

Thị trường chứng khoán VN đã có hơn 11 năm vận hành và phát triển, nhưng tâm lý giao dịch chiếm lĩnh vẫn là "ngắn hạn" "ăn sổi ở thì". Người ta thường đổ lỗi cho nhiều thứ, dè bỉu dân Việt không tốt, suốt ngày cứ chạy theo lợi ích ngắn hạn mà ít có ai chịu nhìn nhận cái sâu xa dẫn đến điều này.
Rõ ràng dân VN là một trong những người dân bất hạnh nhất của Thế giới khi liên tục chống đỡ biết bao cuộc ngoại xâm, 1000 năm đô hộ của giặc Tàu, 100 năm đô hộ của giặc Tây. Nền kinh tế nước nhà chỉ vừa mới bước vào giai đoạn chấn hưng ngót nghén gần 40 năm. Với chừng ấy năm chấn hưng, chưa thể tạo ra một sự thịnh vượng cho một quốc gia mà mới chỉ cách đây 70 vẫn còn thiếu đói.
Chính điều này khẳng định thực trạng người dân còn nghèo, lượng của ăn của để rất ít. Và điều này dẫn đến hệ quả kế hoạch tài chính rất ngắn hạn, hoặc có muốn kế hoạch tài chính dài hạn thì cũng chỉ là "trong suy nghĩ" mà thiếu đi phần thực tế. Sự thịnh vượng do tích lũy tư bản chưa nhiều dẫn đến vòng xoáy của suy nghĩ, trước tiên tôi sẽ giành dụm tiền mua nhà, mua xe. Chính những kế hoạch ngắn hạn này dẫn đến sự thiếu vắng của đầu tư dài hạn. Rất ít người ở VN có đủ tiền dư dả để làm thế này "ôi, mấy thứ khác tôi đã có đủ rồi, giờ tôi có dư vài chục tỷ, tôi muốn nghiên cứu thật kỹ 1 cơ hội đầu tư, và đầu tư vào, tôi không khoản đầu tư này sinh lời ngay trong một vài năm, cái tôi cần là giá trị của nó sẽ thể hiện rõ trong vài chục năm sau".....
Thực trạng là thế, vậy thử hỏi "vòng xoáy của tư duy ngắn hạn có tồn tại không?" Chắc chắn là có. Và một khi sự thịnh vượng của người dân được cải thiện, tích lũy tư bản đủ lớn thì tư duy đầu tư dài hạn mới phổ biến và chúng ta mới kỳ vọng một sự ổn định tương đối nơi thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, ...

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Ấn tượng đọc bài "quả ngọt tăng trưởng kte TQ giành cho ai"?


Trong một hệ thống kinh tế vốn chuộng các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước hơn người làm công ăn lương, chính phủ giữ lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở mức thấp giả tạo, không theo kịp với lạm phát. Cùng lúc đó, hệ thống an sinh xã hội còn kém, lương thấp, và giá nhà tăng vọt khiến nhiều người càng chỉ muốn tiết kiệm chứ không muốn tiêu dùng.
Trên thực tế, các chuyên gia kinh tế chỉ ra một thập kỷ tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Trung Quốc, với động lực chính từ xuất khẩu và các dự án đầu tư lớn của chính phủ như hoạt động xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc, cuối cùng được minh chứng ở việc tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình cao chứ không phải chi tiêu.
Người thuộc tầng lớp trung lưu như gia đình anh Wang không thể được hưởng thành quả từ sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Trung Quốc.
Ông Carl E. Walter, cựu giám đốc điều hành tại JP Morgan, phân tích: “Các ngân hàng cho vay theo chỉ định của chính phủ. Vì vậy họ trừng phạt các hộ gia đình để làm lợi cho các công ty nhà nước.”
==> Thật vậy, VN hiện cũng đang bị những vấn đề này, việc áp trần lãi suất huy động thấp trong khi ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp nhà nước với lãi suất thấp, và ngân hàng cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay cho hộ gia đình ở mức cao ngất ngưỡng cho thấy sự phân phối nguồn lực không hợp lý, không công bằng.