Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Phân biệt sell side và buy side

Sell side: các tổ chức môi giới hoặc các cty quản lý tài khoản cá nhân. Sell side thường đưa ra các khuyến nghị kiểu như mua mạnh, bán mạnh, trung tính... để khách hàng hành động. Các sell side thường rất tích cực vận động cho giao dịch vì th nhập chính của họ là phí.
Buy side: thường cho quỹ hưu trí hoặc quỹ mutual. Người làm cho buy side kiếm lời nhờ những vượt trội mà quỹ kiếm được.
==> Hồi giờ mình chỉ làm sell side analysis, thỉnh thoảng có buy side analysis for my portfolio :)

http://www.investopedia.com/ask/answers/04/040204.asp#axzz1eKS8KIsl

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

phản biện về nghị quyết tăng thu nhập lên 2 đến 2.5 lần từ Anh Nguyễn Vạn Phú

http://nguyenvanphu.blogspot.com/2011/11/ty-gia-nhin-tu-luong.html
Nếu cứ mãi chạy theo kiểu mệnh lệnh cứng nhắc "tỷ giá tăng 1% trong khi đó đưa mục tiêu tăng thu nhập lên gấp đôi là rất bất hợp lý". Vì nhìn vào mối quan hệ tiền lương = USD của VN và W khi đó sẽ không còn sự cạnh tranh nào từ sản phẩm của VN.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Forecast CPI những tháng còn lại và 2012

Hoptacltd Forecast GDP Q4/2011, 2011 & 2012

Sử dụng chuỗi số liệu GDP đã điều chỉnh theo quý từ 1998, sau khi hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ và làm mịn dữ liệu, hoptacltd dự báo GPD quý 4.2011 sẽ là 176,992 tỷ VND, GDP 2011 tăng trưởng 5.74%, 2012 tăng trưởng 6.56%.
Chờ kiểm chứng thế nào. Haizzz.... toàn là thuật toán chưa tính tới các yếu tố constraints

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Case study M&A, Sacombank, takeover and anti takeover

http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=10787

Phương pháp anti takeover của STB là:
- Quy về 1 mỗi các cổ đông cá nhân lẻ có liên quan về tổ chức
- Liên tục đăng ký mua vào để tăng tỷ lệ sở hữu lên cho an toàn
- Mua vào cổ phiếu quỹ
- Loppy và làm việc với các cổ đông lớn hiện đang sở hữu khác để được ủy quyền

Trần Bảo Minh, trùm Marketing VN

http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?page=1&id=10668

"3 năm đã là quá đủ để tôi phải làm mới lại chính mình". Câu nói rất ấn tượng và đáng học hỏi.
Ông đi từ trùm marketing Pepsico VN đến trùm Pepsico toàn cầu, sau đó về trùm marketing Vinamilk -> TH Milk -> Asia Food.
Người ta hỏi ông về đạo đức kinh doanh cho việc mỗi khi ông ra đi là kéo theo 1 dàn lãnh đạo cao cấp. Ông hỏi ngược lại, đó là những người thật sự tài ba, nếu họ nhận thấy cơ hội tiếp theo ko tốt bằng cơ hội hiện tại, hoặc cty hiện tại đối xử không tốt khi tôi ra đi thì họ ở lại làm gì?

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

VIC sáp nhập với VPL

Tỷ lệ sáp nhập là 1:0.77, tức 1 cổ phiếu của VPL được quy đổi thành 0.77 cổ phiếu VIC.
Hiện số lượng cổ phiếu lưu hành của VPL là 205,498,489. Như vậy VIC phải phát hành 158,233,837 cổ phiếu để quy đổi hết lượng VPL.
Giá giao dịch của VPL đến ngày 15/11/2011 là 73k, tương ứng với vốn hóa là 15,001 tỷ đồng.
Giá giao dịch của VIC đến ngày 15/11/2011 là 81.5k, tương ứng với vốn hóa là 31,879 tỷ đồng.
    Nếu cộng một cách giản đơn vốn hóa của 2 công ty trước khi sáp nhập sẽ là 46,880 tỷ đồng. Nhưng nếu giả định sau khi quy đổi giá của VINGROUP (mã VIC) vẫn là 81.5k thì vốn hóa khi ấy sẽ là 44,775 tỷ đồng. Tức là vốn hóa sau khi sáp nhập giảm 4.5% so với trước khi sáp nhập.
    Nếu nhìn về thị giá và tỷ lệ chuyển đổi đến ngày 15/11/2011 thì cổ đông đang sở hữu VPL bị thiệt 14% về giá.
Vậy điều gì sẽ xảy ra? Có 2 khả năng:
(1) Nhà đầu tư đang nắm giữ VPL tranh thủ chênh lệch giá cao trước ngày chốt quyền để bán ra VPL thu về tiền mặt để tránh thiệt khi quy đổi.
(2) Có thể xuất hiện động thái ép giá VIC trên thị trường xuống thấp để ép những nhà đầu tư VPL ngắn hạn hoặc không chịu nổi nhiệt bán ra cổ phiếu này để tránh thua thiệt khi chuyển đổi. Và đương nhiên nhà đầu tư lớn (cá mập) sẽ tận dụng để sở hữu luôn cổ phiếu với mức giá thấp hơn. Sau đó nồng độ cổ đông lớn sẽ chặt hơn.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

1 góc suy tư về vấn đề "cao siêu"

Có rất nhiều vụ phát triển cực thịnh rồi sau đó suy thoái cực  mạnh ở VN. Từ các vụ Minh Phụng, ngay cả chứng khoán thời hoàn kim 2007, bất động sản hoàn kim năm 2009... Sự cực thịnh mang lại giàu có, tiền bạc của một bộ phận không ít người, rất nhiều người từ đó mà giàu lên vô cùng chóng vánh. Nhưng qua giai đoạn đó, khi người ta mải mê với chiến thắng, say mồi thì ập vào đầu họ sự suy giảm, suy giảm dài hạn, suy giảm cực mạnh... Rất nhiều người từ giàu có, thịnh vượng trở nên đổ nợ, nghèo đi trông thấy. Nhìn lại nguyên nhân sâu xa của của chu kỳ phát triển rất bất cân đối này là "chính sách". Trong giai đoạn cực thịnh, những chính sách ban hành luôn tạo ra sự thông thoáng và lợi thế để rồi sau đó là những chính sách bất lợi, kiềm chế.... Phải chăng có sự nuôi lớn xẻ thịt ở đây? Đứng ở góc độ một nhà đầu tư, chúng ta rất nên quan sát và theo dõi kỹ cũng như lường trước những đặc ân hay trù dập cho lĩnh vực mà mình sắp bỏ tiền vào.