Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Bao nhiêu năm qua PET vẫn thế... Haizzzz

PET là một trong những công ty làm ăn hiệu quả của tập đoàn dầu khí. Tuy vậy, việc đặt lợi ích của ban điều hành và cán bộ công nhân viên lên trên lợi ích của cổ đông, làm PET mãi là bét. Năm nay, Ban giám đốc lại tiếp tục kiểu xây dựng kế hoạch thời kỳ "bao cấp" khi doanh thu tăng xấp xỉ bằng năm ngoái, nhưng lợi nhuận chỉ bằng >60%. Ban điều hành bảo vệ luận điểm chẳng giống ai khi cho rằng những năm qua PET có kết quả tốt như vậy là nhờ việc thưởng công xứng đáng cho cán bộ nhân viên. Điều này sai mồn một, PET hưởng vô vàn lợi thế của tập đoàn, từ việc chỉ định phân phối hạt nhựa, đến phân phối các loại thiết bị công nghệ thông tin, ngoài ra xem qua biên lãi gộp và lãi ròng của PET thì biết công ty hoàn toàn có thể đạt được lợi nhuận cao hơn. Công nhân viên năm nào cũng được thường 10% lợi nhuận vượt kế hoạch. Thử tính thế này nhé, PET thực hiện lợi nhuận năm 2012 bằng năm 2011 (thật ra là có thể cao hơn nhiều đó chứ, nhìn con số thực hiện so với kế hoạch 2011 thì rõ), nghĩa là cổ đông đã bị mất gần 12 tỷ đồng cho cán bộ công nhân viên cty, tương đương mất 1.7% cổ tức, nghĩa là đúng ra nhà đầu tư phải được nhận 16.7% cổ tức thì giờ chỉ còn nhận 15% cổ tức, quá đau nhở, ai thích confirm lại thì hãy nhìn cách làm của PET trong 2011, điều đó có nghĩa là hàng năm cổ đông phải bỏ ra 1 đống tiền cho cán bộ công nhân viên trong khi hiệu quả vượt trội của công ty không thấy (nên nhớ lương trung bình của PET là gần 12 triệu 1 tháng).

Vậy sao chả thấy cổ đông nào ý kiến để ĐHCĐ năm nào cũng thông qua cái rụp? Điều này một phần vì hầu hết cổ đông nhỏ lẻ ngại bảo vệ quyền lợi của mình, một phần quyết định khác là các tổ chức nắm quyền chi phối PET có những đặc quyền đặc lợi liên quan (nên nhớ họ chỉ là những người đại diện phần vốn nhà nước chứ không thật sự bỏ tiền ra để đầu tư) do vậy họ dễ dàng thông qua những kế hoạch chia thưởng cho anh em bà con và có khi cho chính họ trước.

Bạc phước cho ai nhìn cơ bản để đầu tư vào các cổ phiếu như thế này! Rủi ro đại diện là vô cùng lớn ở các cổ phiếu dạng như thế này! Tuy vậy, bác nào lỡ iu PET thì có thể xem xét vụ cổ phần hóa POTS, xem thời điểm và công ty lãi tài chính bao nhiêu để biết đường mà đánh (còn nhớ năm ngoái PET cũng có lãi đột biến quý 1 82 tỷ đồng từ đánh giá lại tài sản trước CPH của cty con PSD)! :)

@ Khi nào rảnh đi ngang Thanh Đa sẽ xem dự án liên doanh với SSG về khu phức hợp Thanh Đa thế nào, mấy năm trước dự án này khá chậm, nhưng nay đã thành lập cty mới xử lý dự án ko biết tiến độ có nhanh hơn ko.


Update PET 1 chút, cũng nửa năm rồi còn gì (14/8/2012)

Từ giữa năm 2012, Nokia phát đi thông điệp ngừng hợp tác kinh doanh với PET. Đại diện PET cho hay, Cty sẽ ngừng phân phối sản phẩm Nokia từ cuối năm 2012, nên nhớ Nokia là sản phẩm có đóng góp rất đáng kể trong tổng doanh thu và lợi nhuận của PET. 
Cũng trong thời gian này, PSD là cty con của PET đã phát đi thông điệp sẽ là đối tác phân phối của Samsung và Lenovo.
Có lẽ đây sẽ là một sự thay thế nhằm xoa dịu dư luận. Để biết cụ thể thế nào, cần phải theo sát đóng góp của 2 sản phẩm mới này trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của PET thời gian tới.

Kết thúc quý 2, PET lãi 48.7 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Đại diện PET giải thích cho điều này "kinh tế khó khăn, sức mua giảm làm cty phải tăng chiết khấu hàng bán, thêm vào đó, giá vốn tăng mạnh trong nửa đầu năm làm cho biên lãi giảm dẫn đến lợi nhuận thấp hơn cùng kỳ". Nhưng dù sao, doanh thu cũng có tăng, vậy là mừng rồi!

Updated 29.10.12
Lợi nhuận giảm à? Hết sức bình thường.
http://vietstock.vn/2012/10/pet-loi-nhuan-cong-ty-me-quy-3-giam-den-85-cung-ky-737-245623.htm

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Thông tư 13, dự kiến một số thay đổi

Thông tư 13 quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng dự kiến sẽ được tiếp tục sửa đổi với các nội dung quan trọng.

Hôm qua (6/4), cơ quan chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức lấy ý kiến góp ý trực tiếp vào dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Một số nguồn tin cho biết dự thảo này cũng đã được gửi tới các tổ chức tín dụng để tiếp tục lấy ý kiến. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VnEconomy thì nhiều lãnh đạo ngân hàng hiện chưa nhận được dự thảo thông tư này.

Còn theo thông tin từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), ngày 6/4, Hiệp hội đã phối hợp với Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) họp để lấy ý kiến góp ý trực tiếp cho dự thảo.

Tại cuộc họp, một số vấn đề trọng tâm được đưa ra thảo luận là: tỷ lệ an toàn vốn; xử lý giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; giới hạn cấp tín dụng; điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

Trong khi đó, một số nguồn tin đang nhấn mạnh đến một số điều chỉnh quan trọng, nếu chính thức ban hành sẽ có tác động lớn đến việc sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng, tác động đến dòng vốn ra thị trường.

Cụ thể, một hướng sửa đổi được đặt ra ở khả năng hạ hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản, chứng khoán từ 250% xuống còn 150%; áp tỷ lệ cho vay so với vốn huy động 95% và 100% đối với các ngân hàng thương mại và công ty tài chính.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các thành viên, dự thảo này dự kiến sẽ sớm hoàn thiện và có thể ban hành trong thời gian ngắn sắp tới. Và nếu những điều chỉnh trên được áp dụng thì sẽ có tác động đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, theo hướng kích thích tín dụng một cách phù hợp.

--------------------------------------------


Có 2 vấn đề cần quan tâm ở đây: Thứ 1: Hệ số rủi ro cho vay BĐS và chứng khoán giảm từ 250% xuống 150%; Thứ 2: Tỷ lệ cho vay so với vốn huy động là 95% cho các NHTM và 100% cho các CT Tài chính.


Đối với vấn đề 1: 
CAR = [Vốn cấp I (VĐL+LN chưa PP+Các quỹ) + Vốn cấp II (LN chưa công bố+giá trị TS đánh giá lại+Dự phòng rủi ro chung+TPCĐ...)]/Tổng TS có rủi ro quy đổi.
Quy định mới giảm tỷ lệ rủi ro cho BĐS và CK nghĩa là gián tiếp làm giảm cái mẫu ở công thức trên, làm giảm áp lực CAR = 9% theo Basel.


Về lịch sử CAR: Trước khi thông tư 13 có hiệu lực (1/10/2010) CAR >=8%; sau ngày trên CAR >=9%.


Tham khảo thêm: http://forum.vietstock.vn/threads/29527-Ty-le-an-toan-von-CAR-cua-ngan-hang
Để biết cách tính rủi ro quy đổi tham khảo quyết định 457: http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/quyet-dinh-457-2005-qd-nhnn.6109.html


Đối với vấn đề 2: 


Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư 13 giới hạn tỷ lệ cho vay trên vốn huy động không quá 80%. Thông tư này đã nhận được sự phản đối của nhiều NHTM và các chuyên gia, sau đó NHNN đã có sửa đổi kỹ thuật về việc xác định tỷ lệ này.

Và từ ngày 1-9-2011 giới hạn trên được gỡ bỏ với giải thích đây chỉ là giải pháp góp phần khơi thông nguồn vốn trong hệ thống NH tới nền kinh tế… Nay định hướng mới Chính phủ đặt ra với khối NHTM nhà nước không quá 90% đến năm 2015.



Nay lại điều chỉnh thế này: "Tỷ lệ cho vay so với vốn huy động là 95% cho các NHTM và 100% cho các CT Tài chính".


Rõ ràng tỷ lệ này phải là một sự linh hoạt tùy tình hình thị trường, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng quá kém 3 tháng đầu 2012, thì nhu cầu tăng trưởng tín dụng để đáp ứng kế hoạch tăng trưởng GDP là cấp thiết, thêm vào đó, cầu giảm làm nhu cầu cho vay giảm (cái này là vì tình hình kinh tế mang lại) nên dù ngân hàng có muốn lắm thì cũng khó, do vậy nới lỏng chỉ tiêu này sẽ giúp khơi thông phần nào những ách tắt từ những ngân hàng bị cái này tròng cổ.


Để xem thêm cách sử dụng này của những nước trên thế giới tham khảo link: http://luattaichinh.wordpress.com/2010/11/23/t%E1%BB%89-l%E1%BB%87-c%E1%BA%A5p-tn-d%E1%BB%A5ng-so-v%E1%BB%9Bi-ngu%E1%BB%93n-v%E1%BB%91n-huy-d%E1%BB%99ng-nh%E1%BB%AFng-thng-l%E1%BB%87-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/

Tham khảo dự trữ bắt buộc:

Theo văn bản số 1925/QD-NHNN 26/8/2011 . Áp dụng từ ngày 01/09/2011



Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011(áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 9/2011)
Loại TCTD Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ 
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên 
Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 
 3%

1% 

 8%

 6%
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
 1%

 1%

 7%

 5%
NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 
 1%

 1%

 7%

 5%
TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội 
 0%

 0%

 0%

 0%

Thay đổi chính sách kế toán, rối bời quá!

http://cafef.vn/ptl-79655/ptl-thay-doi-chinh-sach-ke-toan-lam-loi-nhuan-2011-tang-120-loi-nhuan-2010-giam-230-ty-dong.chn
Hiz! Cứ như thế này thì nhà đầu tư biết phải làm sao? Bao nhiêu là câu hỏi sẽ dành tặng cho công ty, những nghi vấn chắc chắn từ đó mà lồi ra không ít! Vậy cần có giải pháp nào để hạn chế tối đa tình trạng năm trước báo lãi 1 cục sang năm lại báo cáo điều chỉnh lợi nhuận năm cũ còn 1 vài đồng bạc và nâng lãi năm hiện tại. Điều này thiết nghĩ rất quan trọng cho tiến trình minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Giá xăng dầu TQ tăng 2 lần từ đầu năm --> Xuất lậu tăng rồi :(

LP TQ đang hạ nhiệt
Hiện giá xăng dầu TQ còn cao hơn Mỹ, VN vẫn còn khá thấp (theo bộ công thương) thì việc xuất khẩu lậu xăng qua biên giới sẽ là một thất thoát rất lớn và làm nhiễu loạn thị trường trong nước.