Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Chuẩn bị sẵn để mua vào khi hội đủ điều kiện.

Trong lúc rất nhiều nhà đầu tư ngỡ ngàng không biết chuyện gì đã xảy ra thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận một nửa đầu năm 2012 vô cùng thú vị, VN bỗng chốc được ca ngợi trên các kênh thông tin tài chính hàng đầu thế giới nhờ một tỷ suất sinh lời thuộc TOP toàn cầu trong nửa năm nay.
Đầu tháng 1 năm nay trong bài Tiếp theo "2011 bản lề, 2012 bắn" ck 2012, tôi đã chỉ cho mọi người biết tại sao 2012 là năm của chứng khoán, đến thời điểm này nhưng điều trong nhìn nhận này vẫn đúng. 
Vậy việc thị trường tăng mạnh trong những tháng đầu 2012 không có gì bất ngờ, nhưng gần đây thị trường quay về với xu hướng giảm, giảm tương đối, ta hiểu như thế nào với điều nay?

Rõ ràng, những diễn biến của chính sách chính phủ đã tạo ra một điểm uốn về vĩ mô vào cuối 2011, đầu 2012. Sự tồi tệ của thời kỳ chống lạm phát đã ở lại sau lưng, thay vào đó là những diễn biến mới của thời kỳ mở rộng - nếu muốn giữ tăng trưởng. Đến nay, hệ luỵ của thời kỳ chống lạm vẫn còn nặng nề, điều đó có nghĩa là cán cân chính sách vẫn nghiên về mở rộng trong thời gian tới.

Điểm uốn vĩ mô này làm cho nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại thị trường, kênh tiết kiệm không còn mã lực nữa, chứng khoán sẽ là nơi đến có tính thanh khoản cao hiện nay. Những mọi thứ không đơn giản như vậy, sự hưng phấn làm thị trường bị đẩy lên quá nhanh, với các thông tin lãi suất và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của thị trường, VN-Index chỉ có thể lên tối đa là 408, thế mà có lúc nó lên gần 480. Đó là điều bất hợp lý của thị trường, trong tài chính hành vi người ta gọi là phản ứng thái quá. Sau một thời gian thị trường tăng mạnh, nhà đầu tư nhanh nhạy bắt đầu chốt lại làm thị trường điều chỉnh, lúc này nhà đầu tư mới bắt đầu nhìn nhận lại những thực chất của thị trường và cơ bản doanh nghiệp. Rõ ràng doanh nghiệp vẫn đang gặp muôn vàn khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, kết quả kinh doanh quý 1 không tốt, quý 2 khả năng vẫn chưa có gì khả quan. Điều này càng làm thị trường chốt lãi mạnh hơn và thị trường giảm. Đây là điều hết sức bình thường.

Vậy thị trường giảm đến khi nào? Như phân tích ở trên của tôi, VN-Index sẽ rất hợp lý với 408 điểm dựa trên những thông tin vĩ mô làm lãi suất giảm và tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường giảm. Những yếu tố này sẽ không xấu hơn đến cuối 2012, do vậy lưới đỡ 408 tôi cho là rất an toàn. Như vậy là chiều giảm chúng ta đã lường trước được, còn lại chiều tăng?

Thị trường muốn tăng trở lại không còn cách nào khác là phải có một dòng thông tin mới tác động tốt đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Rõ ràng, nguyên nhân làm thị trường giảm ở đâu thì cách giải quyết cũng phải ở đó. Thị trường giảm trở lại vì kết quả kinh doanh không như mong đợi trong quý 1, và có thể quý 2. Nhưng chúng ta vẫn có hi vọng, vì thị trường không đơn thuần phản ứng các con số đã xảy ra, thị trường còn có độ nhạy rất cao vào những việc sắp xảy ra - cái mà người ta gọi là kỳ vọng. Những thông tin vĩ mô 6 tháng mới công bó vào cuối tháng 6 đã hé mở nhiều điều tích cực hơn, lượng hàng tồn kho giảm dần trong 3 tháng liên tiếp, tổng mức bán lẻ vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ, GDP cải thiện đáng kể so với quý 1, từ 4% lên 4.32%. Tuy nhiên bao nhiêu đó vẫn chưa đủ, điều tôi mong chờ là tăng trưởng M2 và tín dụng cải thiện, PMI tốt hơn. Tuy nhiên số liệu mới công bố về PMI đã làm tôi thất vọng, lượng đơn đặt hàng tiếp tục suy giảm do tổng cầu yếu đẩy PMI về mức 46.6, so với mức 48.3 tháng 5.Điều này có nghĩa là gì, kỳ vọng về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bắt đầu cải thiện, nhưng đâu đó vẫn có độ rủi ro cao để đạt được sự cải thiện này. Tôi cho rằng chúng ta vẫn nên tiếp tục chờ để những nhân tố này hội đủ, đảm bảo một mức độ dự báo tin cậy hơn để chúng ta có thể sớm mua vào và đợi đợt phục hồi lớn vào cuối năm.


Wait and see...

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Lòng tin 2

Một nhận định mới của TS Alan Pham mà mình rất đồng quan điểm. Rõ ràng sau một thời gian lòng tin bị bội ước, lạm phát mặc dù đã về mức rất thấp nhưng nhìn lại doanh nghiệp vẫn khó làm ăn, tiếp cận vốn không được, tồn kho tăng cao, tăng trưởng kinh tế thấp thì không thể tin thêm vào điều gì nữa. Nhưng lạm phát giảm làm dư địa chính sách tài khóa lớn lên, những biện pháp kích thích kinh tế đã rõ ràng hơn bao giờ hết, vấn đề chỉ là chờ đợi để những chính sách này phát huy tác dụng thôi. Mình đồng ý với Alan Pham, độ trễ có thể đến hết quý 3, những tín hiệu về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế, hàng tồn kho giảm và sau đó mới đến thời "sóng do kết quả kinh doanh thực thụ".


Vậy nếu đầu tư trung dài hạn chúng ta nên chọn thời điểm nào để giải ngân? Mua tích lũy dần ở mức giá thấp những cổ phiếu trong danh mục lựa chọn trước thời điểm sóng tăng bắt đầu.

Ralative: Lòng tin

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

M2, Tín dụng, Lạm phát, GDP


Mối quan hệ như sau: M2 tăng (giảm) --> tín dụng tăng (giảm), độ trễ 1 năm --> GDP tăng (giảm), độ trễ sớm hơn 1 năm --> lạm phát tăng (giảm), độ trễ sớm hơn 1 năm.
Như vậy, M2 có xu hướng tăng trong 2012, nhưng tín dụng không theo kịp vì độ trễ, sang 2013 có thể tín dụng sẽ tăng trưởng rất nhanh (hoàn toàn có thể vượt mốc 12% dự báo năm nay). Và nếu kịch bản này xảy ra thì GDP trong 2013 sẽ cải thiện hơn so với 2011, lạm phát cũng sẽ tăng trở lại.
Vấn đền còn lại chỉ là mức độ tăng của từng chỉ báo này, nếu M2, tín dụng và GDP tăng trưởng tốt trong 2013 và lạm phát tăng nhưng vẫn được xem là ổn định so với 2011, thì hoàn toàn có thể tin vào thị trường chứng khoán.

Emotion 25.6.12
Nhớ lại đợt tăng giá đầu 2012, ông già mình làm ruộng dưới quê gọi điện bảo "sao pa thấy công ty làm ăn thua lỗ, người dân không có tiền mua đồ, sống tiện tặn thế mà chứng khoán lại tăng con?". Mình bảo nó tăng vì kỳ vọng những chính sách mới của nhà nước giúp cải thiện tình hình trong tương lai. Đến nay, khi những khó khăn của nền kinh tế vẫn cứ là bài toán tồn động như lượng hàng tồn tại các doanh nghiệp vậy, thì lòng tin ngày đó phải được xem xét lại. Mọi người đều mong đợi sóng con sóng vĩ mô là sóng lợi nhuận doanh nghiệp, nhưng rõ ràng việc uống thuốc quá liều trong 2011 đã làm cho các doanh nghiệp gượng mình không nổi trong năm nay. Sóng lợi nhuận không có thì còn kỳ vọng điều gì nữa? Có phải đây là lúc chúng ta nên tỉnh táo mạnh dạn cash out hết phần cổ lấy tiền làm việc khác để chờ đợi sự cải thiện trong lợi nhuận doanh nghiệp không? 


Người ta thường nói, không thể chống lại xu hướng thị trường, thị trường tăng vì người ta tin vào 1 điều gì đó giúp nó tăng, thị trường giảm cũng thể, lòng tin chi phối tất cả. Do vậy khi lòng tin bị bội nghĩa (lòng tin con sóng lợi nhuận doanh nghiệp ko xảy ra) thì thị trường giảm là tất yếu. Chúng ta nên xem thị trường giảm là cơ hội để khi nút thắc lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện, chúng ta cân nhắc quay lại thị trường, chúng ta không những tránh được sự đâu đớn vì danh mục bị ăn mòn mà còn có thể tối đa hóa lợi nhuận tốt nhất.

Lòng tin

Trong thời buổi này lòng tin chi phối từ những giao dịch dân sự bình thường đến ngân hàng, chứng khoán và bất động sản,,, Vai trò của lòng tin đã làm giúp cho yếu tố này trở thành một trong những nhân tố quan trọng chi phối kinh tế học mà thể hiện rõ của nó nhất là trong các chữ "kỳ vọng", thu nhập kỳ vọng, lạm phát kỳ vọng... Nhưng ở Việt Nam ta nhân tố này chưa được các nhà hoạch định chính sách cũng như người điều hành quan tâm và coi trọng. 

Tôi làm việc trong lĩnh vực chứng khoán tôi càng thấy những điểm yếu này. Một thời chính sách hứa suông, doanh nghiệp đạp trên đầu trên cổ nhà đầu tư, rủi ro đạo đức (ex: link, hay vụ DVD...), những con sói tham gia thị trường chỉ hòng ăn thịt những con cừu khác làm lòng tin vào thị trường chứng khoán ngày càng xuống cấp. Hỡ nhắc tới chứng khoán là người ta nghĩ ngay đến lừa lọc, đến ko tin tưởng, những nhà đầu tư đã từng tham gia thị trường và thua lỗ đang rút khỏi thị trường ngày càng nhiều, dòng tiền mới thật sự đi vào thị trường dường như không thấy, chỉ là dòng tiền nóng (của bầy sói đề cập ở trên) vào nhanh kích lòng tham của những con cừu rồi ăn thịt chúng, chính vì thế mà thanh khoản của thị trường vồ cùng bất ổn, có lúc lên cả 10k tỷ, có khi vài trăm tỷ. Nếu tình trạng này cứ mãi tiếp diễn rồi đây chả còn ai dám tham dự thị trường chứng khoán nữa. Lý thuyết vẽ rất đẹp, thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng nhất trong thị trường tài chính, ở đó cung cấp vốn dài hạn cho doanh nghiệp, góp phần đưa các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn và phát triển bền vững. Để thị trường chứng khoán hoạt động đúng chức năng của mình rất cần sự minh bạch, và phải ngay lập túc "tái cấu trúc :) nói cho nó sang" lại lòng tin ở thị trường này. Làm sao để người người nhìn kênh đầu tư chứng khoán thật sự là một kênh đầu tư (chứ ko phải thuần đầu cơ như hiện nay), có vậy mới có thể lôi kéo dòng tiền thật, tạo ra một đối trọng với kênh tiết kiệm giúp nền kinh tế phát triển bền vững, giúp tạo ra những doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế ở Việt Nam.

Dạo gần đây rất nhiều doanh nghiệp niêm yết quyết định phát hành cổ phiếu với giá dưới mệnh, như TTF, VDS... Việc làm này thuần về tài chính thì đúng với quy luật, nhưng các vị ấy quên tính tới yếu tố lòng tin, thử hỏi 1 cổ phiếu luôn rớt giá, và tiếp tục muốn phát hành với giá tiếp tục chiết khấu, ai dám nhảy vào mua đây? Thêm nữa, việc làm đó vô tình làm cho thị trường hình dung 1 mặt bằng giá "trong tâm thức" làm tình hình giá cổ phiếu thêm tệ đi mà thôi.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Không cho "chém gió"

Đọc cái này trên cafef mà thấy thương cho phận đời phân tích. Chém là quyền lợi và nghĩa vụ thiên liên của dân analyst, vậy mà nỡ nòng lào bác ấy nại cấm.

"Ông Lê Nhị Năng, đại diện phía Nam của Ủy ban Chứng khoán, cho biết: “Dự kiến tháng 7 tới sẽ có thông tư mới hướng dẫn về hoạt động CTCK, trong đó sẽ quy định siết chặt các nhận định, đánh giá thị trường vốn từ các CTCK” - ông Năng nói.
Được biết thông tư mới quy định khá chặt về các bình luận, phát ngôn từ CTCK. Các CTCK không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập, lợi nhuận đạt được hoặc “đảm bảo khách hàng không thua lỗ” trên khoản đầu tư của mình.
Với các bản tin đưa ra thị trường, CTCK sẽ không được thông tin cho công chúng dự báo giá về một chứng khoán hoặc đưa ra các khuyến nghị giao dịch liên quan đến một chứng khoán cụ thể. CTCK thực hiện nghiệp vụ môi giới thì không được đưa ra ý kiến về việc tăng hay giảm giá chứng khoán để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch."


Thật lòng mà nói, việc nhận định và đưa ra các khuyến nghị của các ctck khác thì sao tôi không biết, riêng cty tôi thì hoàn toàn lấy lợi ích khách hàng làm cốt lõi. Nếu nói cty chứng khoán vì tự doanh mà đưa ra các khuyến nghị ngược làm thiệt hại khách hàng là hoàn toàn không có. Hiện có >100 cty chứng khoán, sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt, không công ty chứng khoán nào dại dột tư vấn sai để mang tiếng, mất khách, đem tiếng xấu đến với mình. Vấn đề không nằm ở chỗ đó, vấn đề nằm ở chỗ chiến lược giao dịch của khách hàng và xu hướng thị trường không đi theo dự đoán của cty chứng khoán. Đó là chưa kể, hoạt động phân tích nhiều công ty chứng khoán tách biệt với tự doanh, bộ phận phân tích chuyên phục vụ khách hàng của môi giới khác với bộ phận phân tích chuyên phục vụ cho tự doanh. Nói thẳng ra thì tự doanh chứng khoán giờ cũng vô cùng ngắn hạn, các bác đánh đấm chả khác mấy nhà đầu tư cá nhân, bám sàn, ăn biến động nhỏ, nên các phân tích sâu vào doanh nghiệp chưa chắc đã match với phong cách với các vị này.


Tiêu chí mà chúng tôi, những nhà phân tích hướng đến là gì, giới thiệu những cơ hội đầu tư cho khách hàng, khách hàng vì một lý do nào đó không đủ thời gian, không đủ chuyên môn để tìm hiểu các vấn đề này thì bộ phận phân tích sẽ giúp các ngài, cách khuyến nghị của bộ phận phân tích cũng rất khác với môi giới và tự doanh. Những bộ phận kia thường sử dụng tin đồn, tin đội lái để mồi chài khách giao dịch nhiều hưởng để hưởng phí, còn phân tích thường cung cấp thông tin có bằng chứng, có chứng cứ, những dự phòng đều được cân nhắc kỹ lưỡng dựa vào tình hình thị trường, tình hình doanh nghiệp,,, nên về cơ bản có độ tin cậy cao hơn. Nhưng thuở đời là vậy, hơn 70% nhà đầu tư tham gia thị trường là những nhà đầu tư ngắn hạn và cá nhân, câu hỏi thường trực của họ là "nè ku, chú chỉ anh con nào mua xong lời ngay, 1 tháng lời tầm 10% cũng được".... Haizzzz,,,,,, cái bản chất của thị trường chứng khoán họ còn không nắm được, giá chứng khoán trong ngắn hạn hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường thứ cấp, về trung dài hạn giá chứng khoán mới tiệm cận với đường trendline cơ bản doanh nghiệp. Đó là cái không hiểu đầu tiên của nhà đầu tư với thị trường chứng khoán, cái thứ 2 là vì nhà đầu tư VN bị chi phối quá nhiều bởi tâm lý và bầy đàn, hầu hết họ hành động bất hợp lý, có xu hướng bán cổ phiếu lời trong danh mục và giữ lâu dài những cổ phiếu thua lỗ... nên khi khi thị trường đi lên thì ăn chả được mấy đồng, đến khi thị trường đi xuống thì thua sặc gạch, sử dụng kết quả này, những bác này một lần nữa trách cty chứng khoán tư vấn bậy, haizzzz,,,, cái gì trên đời cũng phải theo quy luật xác suất các bác ạ, bên cty chứng khoán người ta khuyến nghị bác 10 cổ phiếu tốt, cơ bản hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro hệ thống và phi hệ thống nên làm sao đảm bảo rằng những dự phóng cty chứng khoán là phải đúng 100%, bác mua vào 10 cổ phiếu này, 1 tháng sau 7 cổ phiếu lời, 3 cổ phiếu lỗ, theo logic trên các bác bán bà nó 7 cổ phiếu lời này, gọi là chốt lãi phát, lấy tiền mua Iphone, Ipad chơi, để lại 3 cổ phiếu lỗ, thị trường tiếp tục tăng thì 3 cổ phiếu kia vẫn lẹt đẹt, thị trường giảm thì 3 cổ phiếu kia giảm sâu thế là 1 năm sau nhìn lại danh mục, các bác 1 lần nữa lại chửi cty chứng khoán xúi bậy. Haizzzz, có khi nào các bác tự nhìn nhận lại chính mình chưa.


Thay cho lời kết, dù gì đi nữa tôi cũng muốn nói với các bác rằng, những nhà phân tích có tâm luôn làm việc vì một đam mê, đam mê nhận định của mình là đúng (ko dám nó đam mê tài khoản khách hàng mình tăng gấp 10 lần đâu, tôi phải vì tôi trước cái đã). Do vậy, họ luôn có xu hướng cố hết sức có thể để tìm những thông tin, cân đo, đong đếm hết thảy thông tin để đưa ra quyết định cuối cùng ---> cổ phiếu này tốt. Do vậy, các bác đừng lấy những thất bại trong giao dịch của mình, hay vì 1 vài lần nhận định đi vào rủi ro black swan mà đổ hết lỗi lầm lên đầu dân analyst, tội nghiệp tụi tôi.

Update 22.6.12. Một bài viết trên vneconomy về chém PT. Cái này chắc nằm trong đề án tái toàn tập của mấy bác. Nhưng tui khuyên các bác hãy tái từ gốc, chứ cứ trên đọt tái xuống thì không ổn./.

Bầu Hy :)

Một chiến hữu tổng hợp thông tin bầu cử Hy Lạp như sau:
Đêm qua, 17/6/2012, Các phòng phiếu ở Hy Lạp đã mở cửa trong một cuộc tổng tuyển cử mang tính chất sống còn đối với tương lai nước này trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu. Kết quả cuộc bầu cử này mở ra hai kịch bản:
§     Kịch bản thứ nhất: chính phủ mới của Hy Lạp tiếp tục thực hiện cam kết cứu trợ của EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kèm theo một số biện pháp thắt lưng buộc bụng vốn đang vấp phải làn sóng phản đối của người dân nước này thời gian gần đây. Như thế, Hy Lạp sẽ tránh được vỡ nợ. Từ đó tránh khỏi hiệu ứng sụp đổ hàng loạt và mang lại đà phục hồi dần dần đối với các thị trường tài chính của các quốc gia khác trong khu vực.
§     Kịch bản thứ hai:  một chính phủ chống chính sách thắt lưng buộc bụng nắm quyền tại Hy Lạp và từ chối các điều khoản cứu trợ tài chính. Khi đó, EU và IMF sẽ dừng cho Hy Lạp vay tiền. Dẫn tới việc nước này hết tiền mặt, vỡ nợ, quay trở lại sử dụng đồng tiền trước kia và sẽ bị đào thải khỏi thị trường vốn quốc tế.
Hơn nữa, một khi các rủi ro nảy sinh từ sự ra đi của Hy Lạp không được ngăn chặn kịp thời, những người gửi tiền ở các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Irland và các nước khác trong khu vực sẽ ồ ạt rút tiền do lo sợ quốc gia họ cũng rời Eurozone. Dẫn tới một cuộc khủng hoảng lan rộng trong cả khu vực. Theo dự đoán của các chuyên gia tài chính, việc Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro sẽ khiến khu vực này ngay lập tức bị mất 350-400 tỷ euro, giá trị nền kinh tế của toàn khu vực sẽ sụt giảm 2%. Và, nếu khu vực đồng tiền chung châu Âu sụp đổ, sự sụt giảm của nền kinh tế có thể nhân lên gấp đôi.
Đứng trước những kịch bản đó, gần như tất cả các đảng phái tham gia cuộc bầu cử lần này đều mong muốn Hy Lạp ở lại Eurozone và hứa hẹn sẽ tái đàm phán lại các điều khoản thỏa thuận tùy mức độ.
Theo kết quả kiểm phiếu mới nhất cập nhật từ Reuter, được Bộ Nội vụ Hy Lạp thực hiện trên 100% số phiếu, Đảng Dân chủ mới và Pasok – 2 đảng ủng hộ gói cứu trợ lớn nhất của Hy Lạp đã giành chiến thắng và có đủ số ghế để có thể thành lập một Chính phủ mới. Đảng Dân chủ mới dưới sự lãnh đạo của Antonis Samaras giành được 29.7% số phiếu, tương đương 129 ghế và đảng xã hội Pasok giành được 12.3% số phiếu với 33 ghế. Trong khi đó, đảng Syriza của Alexis Tsipras – đảng phản đối gói cứu trợ - giành được 26.9% số phiếu tương đương với 71 ghế. 
Kết quả này đã giúp xoa dịu nỗi lo sợ bao trùm thế giới trong suốt những ngày qua về sự rời bỏ khu vực Eurozone của Hy Lạp và những hệ lụy của nó.
 Theo thông tin từ NDHmoney.vn:“…Ngay sau khi đón nhận thông tin này, các thị trường tài chính từ Australia đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, những nước mở cửa giao dịch sớm nhất, đã đồng loạt tăng điểm. Tính đến 9 giờ 33 phút sáng nay, chỉ số Nikkei đã lên mức cao nhất 1 tháng qua.
Cùng lúc đó chỉ số S&P 500 tương lai tại Mỹ cũng tăng 0.5%. Giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ cũng như dầu thô Brent London cùng tăng hơn 1 USD/thùng. Đồng Euro sau nhiều ngày mất giá so với USD đã phục hồi trở lại mức 1 Euro đổi 1.2726 USD trước khi giảm nhẹ. Trong khi đó giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới giảm 1%. Hợp đồng vàng giao tháng 8 tại Mỹ cũng giảm 0.9%.”



Mua bán nợ

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin phép không nhắc lại những nguyên nhân gây ra đình trệ sản xuất, khó khăn kinh tế mà nhà nhà người người đang phải đối mặt hiện nay. Bài viết chỉ giúp hệ thống lại con đường tạo ra nợ xấu, mối nguy hại do nợ xấu mang lại, định vị Công ty mua bán nợ và những quan ngại cần bàn kỹ trước khi đưa Công ty mua bán nợ vào thực tiễn.

§        Ai cũng biết ngân hàng là mắc xích vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Cuộc đua tín dụng trong suốt thập kỷ trước năm 2009 đã giúp Việt Nam được biết đến như một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng vô cùng cay đắng, cú sốc khủng hoảng năm 2008, và hệ quả kéo dài đến ngày hôm nay làm “rác tín dụng tràn ngập” hệ thống ngân hàng. Sản xuất kinh doanh đình trệ, tổng cầu suy giảm, bất động sản đóng băng làm hàng loạt doanh nghiệp rơi vào cảnh “đổ nợ”. Nợ xấu vì thế tăng lên nhanh chóng, nếu như cuối 2011 con số này chỉ là 3.3% thì đến tháng 6 năm 2012 đã lên đến 10%. Nợ xấu 10% tương đương 256 nghìn tỷ đồng, chiếm 80% vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng và cao gấp 6 lần tổng lợi nhuận năm 2011 của tất cả ngân hàng. Đây là những con số biết nói về rủi ro mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt. Tình trạng này không khác gì con dao đang treo lơ lửng trên đầu và nó có thể rơi xuống bất cứ khi nào. 







Chính khoản nợ xấu này đã làm giảm tổng cầu tiêu dùng, đầu tư làm nền kinh tế đã khó lại càng khó hơn. Hiện tượng ngân hàng thừa tiền cục bộ, tăng trưởng tín dụng âm, lãi suất cho vay giảm chậm… một phần cũng vì nợ xấu mà ra. Nợ xấu làm tăng trích lập dự phòng làm nguồn vốn kinh doanh giảm, nợ xấu làm tăng chi phí buộc ngân hàng phải nâng lãi vay để bù đắp, nợ xấu làm ngân hàng thận trọng hơn trong quyết định cho vay, làm doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, lãi suất lại cao.
§        Với căn bệnh nợ xấu như mô tả bên trên, Chính phủ đang hướng đến giải pháp thành lập Công ty mua bán nợ để mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sau đó thu hồi vốn ở thời điểm phù hợp thông qua thị trường chứng khoán.



Công ty mua bán nợ sẽ mua lại các khoản nợ với một mức giá xác định, mức giá này phụ thuộc vào rủi ro của món nợ, khả năng mất vốn. Bài học từ Công ty mua bán nợ được đánh giá là thành công của Hàn Quốc cho thấy, giai đoạn đầu Công ty mua các khoản nợ dựa trên khả năng mất vốn, theo các quy định về an toàn vốn, sau đó Công ty chuyển sang định giá các khoản nợ dựa trên đặc điểm riêng biệt của từng món nợ. “Tính trung bình, Công ty này trả 36% giá trị sổ sách các khoản nợ xấu (tức được chiết khấu 64%)”. Còn tại Việt Nam, một quan chức Chính phủ có lần đề xuất mua các khoản nợ xấu bằng 100% nợ gốc, 50% lãi theo hợp đồng tính trên số ngày chậm trả nợ. Đây là đề xuất có phần vô lý và bị phản đối gay gắt. Tuy nhiên, một cơ chế hoạt động sau cùng vẫn đang trong vòng bàn bạc, và có lẽ chúng ta phải tiếp tục chờ thêm một khoản thời gian nữa
Đứng ở một góc độ nào đó, việc thành lập công ty mua bán nợ sẽ giúp lành mạnh hóa bảng cân đối của các ngân hàng, giúp nâng hiệu quả tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại, từ đó kỳ vọng vốn sẽ chảy vào nền kinh tế hiệu quả hơn, lãi suất hấp dẫn hơn. Có như vậy, tổng cầu tiêu dùng và tổng cầu đầu tư mới có thể cải thiện, và bài toán đình đốn mới có thể được giải quyết. 
§        Nhưng mọi việc không đơn giản như vậy, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp sản xuất có quan hệ mật thiết với ngân hàng, nhiều ông chủ ngân hàng lập ngân hàng chỉ để huy động vốn rẻ từ dân cư cho các công ty sân sau của họ. Do vậy, việc Công ty mua bán nợ quyết định mua bán những món nợ theo tiêu chí như thế nào để công bằng là rất quan trọng. Nhiều người quan ngại, những thế lực có tiền sẽ sẵn sàng lobby để được bán nợ bét nhè với giá cao cho công ty mua bán nợ, và như vậy Nhà nước đã dùng tiền của dân, bao gồm cả những người nghèo để cứu trợ cho người giàu – những đối tượng mà đáng lý ra họ phải nhận hậu quả vì lòng tham trong quá khứ. 






Hôm nay (21/6/12) đọc báo thấy có bài viết về sân sau Ngân hàng: link Đây đâu phải chuyện lạ, chuyện xưa như trái đất, nhưng khi nó xì thì hậu quả cũng lơn lớn đó.

Updated 15/11/2012

Một bài viết khá hay.

Nhiều khả năng Công ty quản lý tài sản (VAMC) với vốn khoảng 100.000 tỷ đồng sẽ được thành lập để xử lý nhanh nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến nghị này đang khiến cho nhiều người kỳ vọng ngành ngân hàng, bất động sản (BĐS)sẽ ấm áp trở lại.
Rầm rập tăng giá, vét hàng
Sáng 12/11 – một ngày trước khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội về một số vấn đề như “nhóm lợi ích”, xử lý nợ xấu giao cho Ngân hàng Nhà nước (NNNH) thực hiện… và các vấn đề bàn cãi lâu nay dường như một lần nữa được khẳng định.
Đọc được hy vọng, thị trường chứng khoán (TTCK) đã bất ngờ giao dịch khá sôi động với nhiều mã thuộc nhóm ngân hàng, BĐS tăng mạnh.
Trên sàn Hà Nội, cổ phiếu SHB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội giao dịch rất mạnh, khớp lệnh hơn 6,5 triệu cổ phiếu với sức cầu rất lớn. Cho dù thua lỗ hơn 1.700 tỷ trong do phải trích lập các khoản dự phòng nợ xấu của Habubank nhưng kỳ vọng vào hoàn nhập cuối năm và sự hình thành của công ty quản lý tài sản (VAMC) đã khiến giới đầu tư mua vào ồ ạt. Tới cuối phiên, SHB tăng trần lên 5.200 đồng/cp với gần 10 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, dư mua giá trần hơn 0,8 triệu đơn vị.
Cổ phiếu EIB tiếp tục thỏa thuận gần 5,3 triệu cổ phiếu ở mức giá 15.300 đồng/cp, trong khi trên sàn EIB đóng cửa tăng 100 đồng lên 14.900 đồng/cp.
Cổ phiếu NVB của Nam Việt – ngân hàng theo lời của Thống đốc NHNN, nằm trong nhóm “báo cáo có lãi nhưng qua thanh tra làm rõ thực tế là lỗ, giảm vốn điều lệ, thậm chí không còn vốn điều lệ” cũng giao dịch hơn 4,6 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu BĐS cũng có sức tăng mạnh mẽ. Cổ phiếu SCR của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) cuối phiên tăng hết biên độ cho phép lên 4.300 đồng/cp với gần 3,5 triệu đơn vị được chuyển nhượng, dư mua giá trần còn hơn 1,2 triệu đơn vị.
Một loạt cổ phiếu BĐS khác cũng tăng trần và dư mua lớn như: NTL, HBC, VCG, THV, NTB… cho dù đa số đang ngập chìm trong nợ nần và tồn kho.
Những thông tin ban đầu cho thấy, nhiều khả năng công ty quản lý tài sản (VAMC) sẽ được thành lập với vốn khoảng 100 ngàn tỷ đồng. Đề án đã được trình lên Chính phủ để thống nhất và xin ý kiến các cơ quan lãnh đạo cấp cao.
Chi tiết về đề án cho dù chưa được công bố song tổ chức này có thể sẽ là một đơn vị đặt dưới sự quản lý của NHNN để xử lý nhanh nợ xấu của các tổ chức tín dụng bằng cách tiếp nhận các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm bằng tài sản, chủ yếu là bất động sản nhằm khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế.
Đón nhận thông tin này không ít nhà đầu tư cho rằng, đây sẽ là một cú huých mạnh cho TTCK vốn rất ảm đạm và liên tục phá đáy trong thời gian qua. Việc thành lập VAMC, theo nhiều người, có lẽ còn hơn cả gói kích cầu 4 tỷ USD năm 2009. Ngân hàng và các doanh nghiệp BĐS được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Cổ phiếu hai ngành này, theo đó, được chọn mua ráo riết trong phiên đầu tuần.
Nói về việc thành lập VAMC, theo đánh giá của một chuyên gia từ chương trình Fullbright, đây là giải pháp gần như bắt buộc nếu tỷ lệ nợ xấu đúng là ở mức khoảng 10% bởi lẽ các ngân hàng không thể tự xử lý được khoản nợ khổng lồ như vậy. VAMC là cách để nền kinh tế thoát khỏi tình cảnh “cục máu đông” như hiện nay.
VAMC hoạt động thế nào?
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là VAMC sẽ lấy tiền ở đâu ra để có được nguồn vốn 100 ngàn tỷ mua nợ xấu. Nó được đặt ra trong bối cảnh ngân sách Nhà nước đang rất eo hẹp. Bội chi ngân sách đến gần cuối quý III/2012 đã vượt mức 6,8%, cao hơn nhiều mức 4,8% đề ra. Trong khi đó, nguồn thu đang có dấu hiệu giảm vì doanh nghiệp gặp khó khăn.
Gần đây, bài toán tăng lương công chức đã được nâng lên hạ xuống, đắn đo từng đồng và cuối cùng chốt lại cố gắng mới tăng thêm 100.000 đồng/tháng. Do vậy, khá nhiều người tỏ ra nghi ngại về nguồn tiền thực để xử lý nợ xấu.
Những thông tin ban đầu cho thấy, nhiều khả năng một trong những biện pháp mà đề án có thể đề cập tới là các tổ chức tín dụng bán nợ sẽ được thanh toán bằng trái phiếu hoặc bằng công cụ nợ đặc biệt do VAMC phát hành.
Vấn đề đặt ra là, nếu như vậy, thực chất biện pháp giải quyết sẽ là chuyển nợ xấu từ ngân hàng sang Nhà nước. Các ngân hàng sau khi bán nợ sẽ có một bộ mặt tài chính lành mạnh hơn, khả năng cho vay theo đó sẽ được nâng lên và khi tín dụng tăng thì tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm.
Về lý thuyết, khi đó tiền sẽ được bơm nhiều hơn vào nền kinh tế, vào các doanh nghiệp trong đó có cả các doanh nghiệp khó khăn. Vấn đề nợ xấu, ở một khía cạnh nào đó, sẽ được giải quyết. Nhà nước sau đó sẽ thu hồi lại vốn… và nền kinh tế khỏe mạnh trở lại.
Nhiều lý giải cho thấy, giải quyết nợ xấu không có nghĩ là giải quyết hoàn toàn nợ xấu, mà trên thực tế chỉ cần giải quyết những nút thắt quan trọng để khơi dòng tiền. Khi tiền được khơi thông, rất nhiều nợ đang xấu sẽ bớt xấu.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người lo ngại là cục nợ của các ngân hàng trên thực tế không có gì thay đổi khi mà giá tài sản nói chung đã tăng rất mạnh, gấp nhiều lần trong thập kỷ qua. Việc đảo qua, đảo lại, mua bán nợ có lẽ khó giải quyết được vấn đề tồn kho – 1 biểu hiện của bong bóng tài sản.
Trên thực tế, phương án thành lập VAMC 100 ngàn tỷ được rất nhiêu chuyên gia trong nước ủng hộ và được coi là phương án khả dĩ nhất giải quyết tình trạng “cục máu đông” gây tắc nghẽn phát triển kinh tế. Nhưng không ít người vẫn còn lo ngại về nguy cơ bong bóng tài sản sẽ được duy trì, thậm chí bơm căng thêm trong các năm tới.
Trong lĩnh vực BĐS chẳng hạn, khi mà ngân hàng thoát được khối nợ xấu trên vai, doanh nghiệp BĐS qua đó cũng được “nhờ” thì khả năng giữ giá BĐS ở mức cao sẽ xảy ra. Thay vì đẩy mạnh tiết giảm chi phí, thay đổi công nghệ, giảm chi phí bôi trơn… để qua đó giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh… thì các doanh nghiệp sẽ lại tiếp tục bán ra những sản phẩm có giá vượt nhiều lần so với thu nhập của người dân.
Thậm chí, có lo ngại cho rằng, việc hình hành VAMC với vốn lớn không có nghĩa là sẽ giải cứu được tình trạng nợ xấu. Vấn đề là đơn vị này hoạt động như thế nào mới là quan trọng. VAMC sẽ mua nợ có đúng cách hay không? Mua với giá nào?. Lo ngại được nâng lên trong bối cảnh nợ xấu phần nhiều thuộc các doanh nghiệp Nhà nước và nợ xấu có liên quan tới vi phạm pháp luật…
Có thể thấy, với tình trạng bế tắc của nền kinh tế như hiện nay, việc hình thành một VAMC khủng có lẽ là cần thiết. Nhưng, vấn đề mua nợ bằng cách nào mới là quan trọng nhất. Như một số chuyên gia đã nói, các ngân hàng phải chịu trách nhiệm với nợ xấu của mình. Các ông chủ ngân hàng phải chịu mất vốn, mất tiền cho các khoản nợ xấu mình gây ra. Với BĐS, các doanh nghiệp phải chịu lỗ do phát triển quá nóng, chứ không thể đẩy lỗ cho Nhà nước, cho người dân được.
Nguồn: tapchitaichinh.vn

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Bất cập quá! DN vẫn phải tiếp cận lãi vay >19%

Theo điều tra của Tổng cục thống kê TPHCM, 44% DN phải vay bình quân lãi vay >19%; 68.8% DN phải tiếp cận vốn vay trung bình >17%.
Sau ngần ấy thời gian áp trần lãi suất huy động, đến nay mức này chỉ còn 11%/năm, nhưng hầu hết doanh nghiệp phải tiếp cận vốn vay với mức cắt cổ như thế này thì quả thật rất đáng báo động.
Để xảy ra tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân. Hôm nay tôi không muốn nói lại những nguyên nhân này nữa, cái mà tôi hướng tới là làm sao để có thể giải bài toán kinh tế hiện nay. Tôi nghĩ nhà nước nên tiếp tục hạ lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay tiêu dùng, vừa thấp vừa tạo ra những sản phẩm cho vay tiêu dùng dễ dàng để mọi người đều có thể tiếp cận. Bạn thử nghĩ mà xem, nếu tôi được vay mua nhà trong 10 năm với lãi suất 3%/năm và tôi tiếp cận nó dễ dàng thì tôi có vay không? Vay chứ, tại sao phải sợ nhỉ. Và tôi nghĩ những ngân hàng chuyên cho vay mua nhà kiểu như Fannie Mae, Freddie Mac rất đáng suy nghĩ nghiêm túc trong giai đoạn hiện nay. Đó chỉ là một ví dụ cho vay tiêu dùng, còn nhiều loại tương tự như vậy. Nếu ta làm tốt và quản lý tốt chuyện này thì ta thật sự kích cầu từ gốc và do đó kéo sức cầu toàn nền kinh tế tăng lên, theo đó tình trạng đình đốn, tồn kho sẽ được giải quyết.
Vấn đề chỉ là sự táo bạo và dám đánh đổi của ban điều hành.
Lưu ý: để chống đình trong giai đoạn nhạy cảm này, ta chỉ nên mở rộng tiền tệ, vô cùng thận trọng với tài khóa, vô cùng nghiêm túc xem xét lại các dự án Công không cần thiết (một lần nữa, sợ lợi ích nhóm lắm, CP không chi tiêu công thì lấy đâu ra mà PMU18, Vinalines, Vinashin... nhở :)), do vậy chỉ thật sự vượt lên chính mình thì may ra chính sách tài khóa mới thận trọng lâu được.