Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

PMI tháng 5 tiếp tục giảm

"Sau khi điều chỉnh các yếu tố mùa vụ, chỉ số PMI™ ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 5 giảm xuống 48,3 điểm từ mức 49,5 của tháng 4 và đây là mức thấp nhất trong ba tháng qua. Chỉ số tháng này thấp hơn một điểm so với mức chỉ số trung bình (49,3) được tính kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 4.2011. Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh tổng thể suy giảm nhẹ và kéo dài thời kỳ sụt giảm hiện tại thành hai tháng". --> Sản lượng giảm, đơn hàng giảm, haizzz, cứ thế này thì đáy khủng hoảng chắc chưa dễ mà xác lập đâu. Căng quá!

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

English


Sowing the wind, reaping the whirlwind: gieo gió gặp bão


Talk about facebook IPO: Any attempt at full-fledged valuation, where you confronted (đối mặt) the uncertainty and attempted to make estimates, was viewed as an exercise in speculation and guesswork.  I also think that this is why the conspiracy (âm mưu) theories, where Morgan Stanley fed inside information about future growth to institutional investors prior to the IPO and where the poor retail investors were the last ones to know, are misplaced. I am convinced that the growth rate and the prospects of the company were never key drivers in how this stock was priced and that if there is a story here, it is one of ineptitude and arrogance (ngạo mạn), rather than malice (ác ý).

A famous rock artist (named George Soros, he rocked the Bank of England once) once said, "Stock market bubbles don't grow out of thin air. They have a solid basis in reality, but reality as distorted (bóp méo) by a misconception (quan niệm sai lầm)"

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tóm tắt vài nét Vinaline

Một chiến hữu của tôi đã tóm tắt vài thông tin về Vinaline như sau:


Vài nét về Vinalines: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
-                      Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
-                      Vốn điều lệ: 8.087.000.000.000 đồng.
-                      Ngành nghề kinh doanh chính:
§     Kinh doanh vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ, đa phương thức;
§     Khai thác cảng biển, cảng sông;
§     Kinh doanh kho, bãi, dịch vụ logistic;
§     Đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải; cung ứng tàu biển;
§     Dịch vụ lai dắt tàu biển, tàu sông, đưa đón thuyền viên và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thủy.
-                      Lịch sử hình thành và phát triển:
§     Ngày 29/4/1995, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại thời điểm này, Vinalines có 22 Doanh nghiệp nhà nước, 2 Công ty cổ phần và 9 Công ty Liên doanh với nước ngoài. Vốn kinh doanh là 1.469 tỷ VND. Sở hữu đội tàu gồm 49 chiếc, tổng trọng tải 369.696 DWT. Sản lượng vận tải đạt 4 triệu tấn, bốc xếp đạt 12,3 triệu tấn.
§     Giai đoạn 1996 – 2000: Tổng công ty đã thực hiện Đề án phát triển Tổng công ty giai đoạn này theo phương thức “đi thẳng lên hiện đại”: đội tàu của Vinalines đã tăng lên thành 79 tàu (tương đương 844.521 DWT), năng suất đạt 14 tấn/DWT/năm. Lần đầu tiên Việt Nam có đội tàu container gồm 9 tàu container với tổng trọng tải là 6.102 TEU. Cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng được nâng cấp cùng việc xây mới bến container tại cảng Cần Thơ đã giúp năng suất khai thác cảng đạt 2.800 tấn/m bến/năm. Bên cạnh đó, Vinalines đã nâng cao năng lực các ICD tại Thủ Đức, Gia Lâm, Đồng Nai và đầu tư nhiều trang thiết bị mới để đáp ứng nhu cầu vận tải mới.
Doanh thu hàng năm tăng 8-21%/năm. Năm 2000, doanh thu đã tăng 2,16 lần so với năm 1995, đạt 4270 tỷ đồng và tổng lợi nhuận đạt khoảng 326 tỷ đồng.
§     Giai đoạn 2001 – 2005: Vinalines đã thực hiện triển khai mô hình “Công ty mẹ - Công ty con”, chuyển giao quyền đại diện phần vốn Nhà nước về Tổng công ty ở các công ty cổ phần, liên doanh. Kết quả đạt được tại giai đoạn phát triển này là đội tàu của Vinalines đã tăng lên thành 103 tàu (tương đương 1,2 triệu DWT), trong đó có 43 tàu mua lại và 10 tàu đóng mới (trong chương trình đóng mới tàu biển giữa Vinalines và Vinashin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1419/QĐ-TTg ngày 1/11/2001, theo đó Vinashin cam kết đóng mới 32 tàu với tổng trọng tải là 403260 DWT cho Vinalines).
Trong giai đoạn này, 3290 m bến đã được cải tạo và xây dựng để tiếp nhận tàu từ 10000 DWT đến 40000 DWT. Nhiều dự án nâng cấp và cải tạo đã được hoàn thành đưa tổng chiều dài bến của Vinalines lên 8603m khiến năng suất bến vào cuối năm 2005 đạt 3125 tấn/m bến
§     Giai đoạn 2006 – 2010: Năm 2006, Tổng công ty đã hoàn thành việc chuyển đổi sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số 216/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo kế hoạch phát triển Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010, Vinalines phát triển đội tàu theo hướng tăng các loại tàu chuyên dụng, đến 2010 đạt tổng trọng tải 2,6 triệu DWT, độ tuổi bình quân 16 năm. Định hướng đến 2020, tổng trọng tải đội tàu thuộc Vinalines chiếm 40-50% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia.
Từ tháng 7/2010, Vinalines hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 25/6 Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Tính đến hết năm 2011, Vinalines có 14 đơn vị hạch toán phụ thuộc (bao gồm các Công ty hạch toán phụ thuộc, Chi nhánh, Văn phòng đại diện); 72 công ty thành viên bao gồm 32 công ty con (công ty có vốn góp chi phối của Tổng công ty), 40 công ty liên kết (công ty có vốn góp không chi phối của Tổng công ty) với tổng số là 24.681 lao động(trong đó khối Văn phòng Tổng công ty là 260 người). Đội tàu của Tổng công ty gồm 149 chiếc, với tổng trọng tải đạt 2,7 triệu tấn, chiếm 45% tổng trọng tải của đội tàu biển quốc gia.
Doanh thu và lợi nhuận báo cáo của Vinalines (2003 – 2011)
Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Vinalines
Trong giai đoạn này, Tổng công ty Hàng hải đã có những bước phát triển. Từ con số 3.200 tỷ đồng năm 2005, vốn điều lệ của Vinalines đã tăng lên mức 8.180 tỷ vào năm 2010. Cùng với đó, số lượng tàu cũng như năng lực vận tải của doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đó (từ 1,25 triệu tấn năm 2005 lên 2,8 triệu tấn năm 2010). Lợi nhuận báo cáo hàng năm dao động trong khoảng 550 -1.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, con số lợi nhuận nêu trên còn là điều cần xem xét bởi theo báo cáo của Vinalines, trong các năm 2007 - 2010, doanh nghiệp này lãi lần lượt 861, 1.600, 857 và 1.241 tỷ đồng. Trong khi đó, kết quả làm việc của Thanh tra Chính phủ (TTCP) lại cho thấy Vinalines chỉ có lãi trong các năm 2007 và 2008. Năm 2009, Vinalines lỗ 412,325 tỉ đồng; năm 2010 lỗ 1.273,892 tỉ đồng (không bao gồm 5 đơn vị chuyển từ Vinashin sang). Năm 2007 nợ phải trả là 17.071 tỉ đồng chiếm 65,8%, năm 2010 là 36.599,7 tỉ đồng chiếm 91,4% tổng nguồn vốn. Hiệu quả sử dụng vốn giảm mạnh, tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu từ 14,15% năm 2007 xuống còn âm 14,8% năm 2010.
Kết thúc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines giai đoạn 2007 - 2010, TTCP chỉ ra hàng loạt những tồn tại, sai phạm. Hai trọng tâm trong chiến lược phát triển của Tổng công ty là "phát triển nhanh, vững chắc đội tàu biển và hệ thống cảng biển" đều mắc lỗi cơ bản, khiến cho mục tiêu "sớm trở thành tập đoàn hàng hải mạnh trong khu vực... " trở nên xa vời.
Những sai phạm trong điều hành của Vinalines:
Trong giai đoạn 2006 - 2008, nhờ sự hưng thịnh của vận tải biển quốc tế, hoạt động của Vinalines khá “thuận buồm, xuôi gió”. Tuy nhiên, khi kinh tế khó khăn, nhiều sai phạm trong điều hành mới bắt đầu lộ rõ. Trong đó tập trung vào 4 vấn đề sau:
-                      Mua nhiều tàu cũ:
Để phát triển vận tải, trong giai đoạn 2005 - 2010, số liệu thanh tra cho thấy Vinalines đã mua tổng cộng 73 tàu với giá trị hơn 22.850 tỷ đồng (đồng thời bán đi 55 tàu) nhưng đa phần trong số này là mua của nước ngoài, đã qua sử dụng. Chủng loại tàu (đa phần là tàu hàng khô, trọng tải lớn) cũng được đánh giá là không phù hợp với chiến lược phát triển, chưa chú ý đến các loại tàu chuyên dụng.
Điều này được lãnh đạo Vinalines lý giải là do năng lực tài chính cũng như khả năng khai thác hàng hóa chuyên dụng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành lại cho rằng việc doanh nghiệp chỉ “thích” mua tàu cũ chẳng qua vì mập mờ, không có giá rõ ràng như tàu mới.
-                      Để xảy ra nhiều vụ bắt tàu gây thiệt hại lớn:
Do khả năng khai thác còn hạn chế, trong thời gian qua, phần lớn trong số đội tàu gần 150 chiếc của Vinalines được cho thuê định hạn. Việc không thể quản lý trực tiếp là nguyên nhân chính dẫn tới hàng loạt vụ bắt tàu mà Hoa Sen hay Vinalines Global chỉ là những ví dụ nổi tiếng. Thiệt hại của Vinalines trong những vụ việc này được tính bằng nhiều triệu USD (Vinalines Global phải chi phí, nộp phạt trên 1,8 triệu USD, riêng tiền bảo lãnh cho tàu Hoa Sen là 4,5 triệu USD).
-                      Đầu tư xây dựng vội vàng:
Về xây dựng, trong giai đoạn 2007 - 2010, kết luận thanh tra cho thấy Vinalines đã góp vốn đầu tư vào 3 cơ sở sửa chữa tàu biển (Nhà máy sửa chữa tàu Vinalines phía Nam, Nhà máy Nosco - Vinalines, Nhà máy Đông Đô) nhưng đều không có trong kế hoạch phát triển được Thủ tướng phê duyệt trước đó.
Cá biệt trong số các hạng mục đầu tư vào Nhà máy Vinalines phía Nam, lãnh đạo tổng công ty mà đứng đầu là ông Dương Chí Dũng đã phê duyệt vụ mua sắm ụ nổi No83M, vốn được sản xuất tại Nhật từ năm 1965 với giá lên tới 26,3 triệu USD (gấp đôi dự toán ban đầu). Ụ nổi đã 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định về tuổi tàu. Khi được đưa vào sử dụng thì phát sinh một số hư hỏng nên được đưa về cảng để sửa chữa.. Hiện chi phí phát sinh thường xuyên gồm: thuê neo đậu 420 triệu đồng mỗi tháng, thuê 2 tàu lai trực sự cố 700 USD/ngày và các chi phí nhân công thuê bảo vệ, bảo dưỡng… Riêng với trường hợp này, Thanh tra Chính phủ xác định có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật về đầu tư.
Ngoài những công trình nêu trên, trong thời gian ông Dũng làm Chủ tịch, Vinalines cũng tiến hành đầu tư lớn vào việc xây dựng 12 cảng biển, một cảng sông và một cảng cạn. Nổi bật trong số này là cảng Vân Phong, Sài Gòn- Hiệp Phước, CMIT, Cái Mép - Thị Vải, Cái Lân… Mặc dù các dự án này đều đúng chủ trương, có trong quy hoạch, nhưng trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp vẫn xuất hiện nhiều sai phạm như chậm tiến độ, phê duyệt không đúng thẩm quyền…
-                      Quy hoạch và đầu tư tài chính sai nguyên tắc:
Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng công ty khác trong giai đoạn 2007 - 2010, hoạt động đầu tư của Vinalines được đánh giá là khá dàn trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp và nảy sinh nhiều bất cập. Doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích gần một nửa số tiền 1.000 tỷ đồng vốn trái phiếu được phép phát hành năm 2010, cho vay công ty con mà không tính lãi, chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế ở một số đơn vị… Đặc biệt là để nợ đọng khoản tiền khó đòi lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.
Trong hầu hết các hạn chế, sai phạm nêu trên của Vinalines, Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm của Tập thể lãnh đạo Công ty, đứng đầu là ông Dương Chí Dũng với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị (nay là Chủ tịch Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc và các lãnh đạo liên quan, lãnh đạo các công ty thành viên… Thanh tra cũng đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông hướng dẫn, lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải tiến hành kiểm điểm, tự kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm. Riêng với vụ mua ụ nổi No83M, cơ quan này đã chuyển hồ sơ cho Bộ Công an tiếp tục xem xét xử lý.
Kết luận:
Như vậy, Một "kịch bản" tương tự vụ việc ở Vinashin đang diễn ra ở Vinalines là điều có khả năng. Việc một công ty nhà nước nợ tới hơn 36 nghìn tỷ đồng, chỉ riêng năm 2010 lỗ tới 1,3 nghìn tỷ thực sự là con số biết nói và đang gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng của các tổng công ty Nhà nước. Bên cạnh đó, công tác quản lý, cơ chế quản lý cũng có vấn đề. Đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính đối với các tập đoàn chưa rõ ràng, minh bạch, dẫn đến việc các cá nhân lợi dụng quyền hạn gây ra sai phạm, thất thoát tài sản Nhà nước, tiền thuế của dân…

Tiếp tục giảm lãi suất, ls hđ còn 11%, ls tái ck còn 10%


Hạ trần lãi suất huy động xuống còn 11%
26/05/2012 09:49 (GMT +7)
Chiều 25/5, NHNN đã có quyết định đồng loạt giảm các lãi suất điều hành và hạ trần lãi suất tiền gửi bằng VND từ ngày 28/5.

Lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 4%/năm xuống còn 3%/năm; đối với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm (riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở từ 12,5%/năm xuống 11,5%/năm).

Bên cạnh đó, lãi suất tái cấp vốn được giảm từ 13%/năm xuống còn 12%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm xuống còn 13%/năm; lãi suất tái chiết khấu được giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm.

Theo Thông tư 14 của NHNN, với điều chỉnh trên, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa đối với 4 nhóm đối tượng, lĩnh vực sẽ giảm tương ứng 1%/năm từ 15% xuống14%/năm.

Lý giải nguyên nhận cua quyết định trên, NHNN cho biết, diễn biến của lạm phát trong 5 tháng đầu năm đang phù hợp với mục tiêu Quốc hội đề ra cho cả năm (dưới 10%), thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo và dư thừa, thị trường tiền tệ ổn định và lãi suất đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, do sức mua của thị trường giảm, hàng tồn kho cao, khả năng hấp thụ vốn tín dụng của ngân hàng để tái tạo và mở rộng sản xuất - kinh doanh hạn chế, lãi suất cho vay đã giảm nhưng sức giảm chậm do chi phí huy động vốn cao và nguy cơ rủi ro tín dụng tăng.

Mặt khác, lãi suất tiền gửi tối đa VND 12%/năm với các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên áp dụng vừa qua đã cao hơn khoảng 4% so lạm phát (lạm phát tháng 5/2012 so với cùng kỳ tăng 8,34%, kỳ vọng lạm phát cả năm khoảng 8%); cao hơn khoảng 2 - 3%/năm so với lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất tín phiếu Kho bạc Nhà nước; chênh lệch dương khá lớn so với lãi suất USD và mức tăng tỷ giá. Từ đó, NHNN quyết định tiếp tục điều chỉnh lãi suất nhằm thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ.
Theo VEF

Rõ ràng động thái giảm tiếp lãi suất lần này không có gì bất ngờ vì vốn dĩ hệ thống tin đồn và media đã dự báo từ trước. Nhiều người vẫn hoài nghi cho rằng lãi suất giảm chỉ là hình thức, thực tế lãi suất cho vay có giảm đâu. Không đâu các bạn, lãi suất vay đang giảm đó. 
Thứ 1, Một số lãi suất khác có thể đi đêm, vượt trần là ls huy động, ls cho vay. Nhưng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn rõ ràng khó quy phạm chuyện này. Điều đó có nghĩa là giờ đây, các ngân hàng sẽ đỡ bám vào bầu sữa từ Nhà nước, khi trước đây họ vay liên ngân hàng lãi suất rất thấp để đi mua tín phiếu chính phủ, hưởng chênh lệch lãi suất thay vì phát triển cho vay nhiều rủi ro. Lãi suất giảm làm margin này giảm lại, bầu sữa ít sữa hơn, buộc NH phải đi tìm nguồn khác để kiếm lời.
Thứ 2, quá trình áp trần lãi suất quyết liệt áp dụng trong 1 thời gian dài và có tiến độ rõ ràng. Điều này không những giúp NH giảm giá vốn (ls huy động giảm) làm tiền đề để giảm lãi suất cho vay về sau. Mà một yếu tố quan trọng hơn đó là giảm kỳ vọng lãi suất ở tương lai, làm hiệu quả giảm lãi suất được nâng cao hơn. 
Đình đốn sản xuất không còn là những con số tồn kho hay doanh nghiệp phá sản nữa, mà nó được cảm nhận rõ mồn một bởi mọi người, khó khăn, giảm chi tiêu, cơ hội kinh doanh ít, làm gì cũng thấy khó, nhìn đâu cũng thấy rủi ro là thực trạng của nền kinh tế hiện tại.
Như trong một bài viết trước, tôi đã vẽ lại con đường đi của chính sách. Thời kỳ chống lạm phát thật sự đã qua (không những đã qua mà rõ ràng đây là giai đoạn uống thuốc liều cao). Mọi chính sách hiện tại đều phải hướng đến mục tiêu "chống đình". VN có nhiều bài học quá khứ về chống lạm phát, nhưng chống đình đốn lại khá thiếu, do vậy từng bước đi đều thận trọng (chúng ta không muốn lặp lại vết xe đổ năm 2009). Chính sự thật trọng này, tôi cho rằng nền kinh tế sẽ khó nhận được những liều thuốc kích thích cao liều như năm 2009, định hướng khuyến khích sản xuất, khuyến khích tiêu dùng, nhưng mọi thứ phải đi vào sản xuất thực, tiêu dùng thực sẽ được ưu tiên.  Tôi hoàn toàn ủng hộ điều này, đừng nôn nóng mà lại làm chu kỳ kinh tế hẹp lại các anh bạn Chính phủ ạ, phải biết mua quyền chọn trì hoãn cho một định giá cao hơn trong tương lai.
Tôi ủng hộ sự nới lỏng về tiền tệ, nới lỏng về thuế, phí để hỗ trợ tiêu dùng và đầu tư thật, không ủng hộ chính sách bơm tiền qua chi tiêu chính phủ.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Từ 1 tháng 6, cổ đông nội bộ ko được đk mua bán trong cùng tg gd

Rõ ràng! Cái này tui rất ủng hộ, ai đời lại để thông tin nhùng nhằng, là bà con chơi chứng khó hiểu thế chứ! Mình là cổ đông nội bộ, mình mua là mua, bán là bán, phải rõ ràng, bà con xem đây là indicator để chơi chứng nữa cơ mà :)

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

HBC - góc nhìn của Vietstock

HBC: Trả cổ tức tiền mặt 10% và thách thức quản trị dòng tiền, thanh khoản

Hẹn có một dịp nào đó xem kỹ và phản biện :).

Lướt sơ qua các quận huyện của Sài Gòn, thấy rằng hầu hết các công trình lớn đều có dán chữ HBC, với việc có được những hợp đồng lớn và đều đặn thế này, mình không nghĩ HBC xấu!

Cái khó lớn nhất hiện nay có lẽ là cái khó từ những khách hàng của HBC, HBC chuyên xây dựng, và bối cảnh bất động sản u ám thời gian qua, đặt ra vấn đề rất lớn cho các chủ đầu tư các dự án xoay ra tiền, tiếp tục rót vào dự án. Do vậy, việc chậm tiến độ, việc thanh toán chậm, việc quịt nợ có thể sẽ làm HBC khó khăn trước mắt.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Nhìn tổng thể chính sách tài khóa, tiền tệ 2012


Updated 4 tháng 5 năm 2012

Chuyển động chính sách rõ ràng đang chuyển từ chống lạm sang chống đình:
- Tài khóa bắt đầu nới rộng hơn trong chính sách thuế: 25.000 tỉ đồng cứu doanh nghiệp
- Bắt đầu khống chế lãi suất vay: Khống chế ‘trần lãi suất cho vay' không quá 3% huy động

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

HBB & SHB, 1 case study MA

Lưu ý bài viết này : "Cổ phần, cổ phiếu và sáp nhập: HBB, SHB"



Đọc lại diễn biến cuộc họp ĐHCĐ HBB, tờ trình SHB thì thấy không đúng như trên, đúng ra phải như thế này:

Như vậy, về mặt biến động thị giá cổ phiếu trên sàn, chỉ có cổ đông HBB là ảnh hưởng, còn SHB thì ko hề hấn gì. Với những thông tin xấu vừa ra thì rất có thể HBB sẽ giảm mạnh trong thời gian tới trước khi chốt quyền, việc hưởng chênh lệch 1.4% mà tôi tính toán ở trên có lẽ chỉ là phản ứng giá khi mập mờ hiểu rằng 1 HBB sẽ đổi = 0.75 SHB, mà nào hay SHB bị pha loãng thêm 21% trước khi sáp nhập, như thế tỷ lệ chuyển đổi thật của HBB chỉ là 0.62.
Lưu ý nhé, đừng vội tin, VN chơi chữ dữ lắm :)