Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Market mayhem : Bài học cho Apple

Dịch bài của GS Damodaran

Trong bài đăng hôm trước, tôi đã nhìn nhận những lựa chọn mà nhà đầu tư vào APPL phải đối mặt. Theo đó, tôi mong muốn apple nên học hỏi những áp lực tất yếu từ thị trường, như một nhà đầu tư vào apple, trong ngắn hạn tôi cũng được thu hút bởi những lợi ích, không những thế như người sử dụng sản phẩm của apple, tôi mong muốn cty đứng vững dựa trên những sản phẩm của mình. Vì vậy, đây là những đề nghị tổng quát cho ban điều hành của APPL (mặc dù tôi nghĩ họ quá bận rộn với công việc hàng ngày để có thời gian đọc blog :))

1. Tạo uy tín với nhà đầu tư: Cty có thể lấy lại uy tín với nhà đầu tư. APPL đã có tai tiếng về việc công bố kết quả kém hơn dự báo. Sự thật là appl có vẻ đi theo chiến lược của Amazon khi đưa ra một dải rộng trong việc dự báo thu nhập. Điều này có thể làm nhà đầu tư, trader bùn lòng và có thể bỏ rơi cổ phiếu.

2. Minh bạch. Tôi nghĩ Appl nên cởi mở hơn về chiến lược dài hạn và sản phẩm của mình. Tôi rất hiểu đây có lẽ là chiến lược marketing của apple, nhưng điều đó sẽ tạo ra lỗ hổng thông tin và là mảnh đất cho tin đồn và sự tưởng tượng. Tôi hiểu apple lo ngại thông tin sẽ bị tiết lộ cho những đổi thủ cạnh tranh của mình, nhưng một công ty có quy mô như apple, thông tin sẽ được đối thu khải thác bằng mọi cách. Do vậy, thay vì bảo vệ thông tin như bí mật quốc gia hãy hành động như một doanh nghiệp.

3. Hãy đứng dậy. Cty dừng thử mọi thứ cho mọi nhà đầu tư....


Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Liệu bạn có phải là value investor? thử với APPL

Một bài dịch của đứa em.


Chủ nhật, ngày 27 tháng 1 năm 2013
Bạn có phải là một nhà đầu tư vì giá trị? Hãy xem thử ví dụ từ Apple.
Lợi nhuận của Apple gần đây hoàn toàn đã rơi ra ngoài giá cổ phiếu của Apple. Sau báo cáo lợi nhuận tuần trước, cổ phiếu này đã tụt giá khoảng 30% từ 705$ xuống còn 500$/cổ phiếu , sau đó giảm thêm 15% xuống còn giá 440$/cổ phiếu. Một công ty được đánh giá là chưa bao giờ làm điều gì sai trong một vài tháng trước đây bây giờ đã bị xem xét là thiếu đi khả năng làm được việc gì đúng đắn. Có phải cổ phiếu của họ đã sụi giảm quá nhiều hay đây chỉ là sự bắt đầu của những sự giảm sút về giá trị về dài hạn? Liệu bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để mua, để bán hay chỉ là thời điểm để giữ cổ phiếu trong tay?
Nhìn về bức tranh toàn cảnh, tôi có thể sắp xếp các nhà đầu tư hiện tại của Apple và các nhà đầu tư tiềm năng vào 3 nhóm sau, dựa trên góc nhìn xem xét của họ về giá trị và thị giá của cổ phiếu này:
1.       Nhóm quan tâm về Giá cả: Theo tôi, phần lớn các nhà đầu tư của Apple không hề có một khái niệm gì về giá trị của một cổ phiếu và họ cũng không quan tâm đến giá trị của nó. Họ chỉ quan tâm đến việc cạnh tranh / sự thay đổi của giá cả, mà trong đó việc đoán biết được những gì mà số đông các nhà đầu tư còn lại nghĩ về cổ phiếu đó là chìa khóa để từ đó đưa ra quyết định đi trước họ. Với bất kỳ mức giá nào, câu hỏi họ đặt ra không phải là cổ phiếu Apple đang bị đặt giá quá cao hay đặt giá quá thấp, mà là việc giá cả sẽ đi lên hay đi xuống trong thời điểm gần nhất. Tôi chưa bao giờ giỏi trong việc này và điều này luôn làm tôi cảm thấy khá mệt mỏi, vì phải luôn quan tâm đến sự thay đổi của thị trường (market sentiment, moods and fancy)
2.       Những người hoài nghi về giá trị: Nhóm này luôn xem xét sự tăng trưởng của mức vốn hóa thị trường luôn đi kèm với sự hoài nghi, cho rằng giá trị của nó không thể vươn lên nhanh đến mức như vậy. Một số người của nhóm này thuộc nhóm tin vào giá trị chắc chắn, với quan niệm rằng không có công ty thuộc ngành công nghệ nào, đặc biệt với những tài sản vô hình và một nhân tố luôn được đổi mới, sẽ luôn có một giá trị tốt cho dù ở bất kỳ mức giá nào. Mặc dù vậy, có một số người hoài nghi về khả năng của những doanh nghiệp trong ngành công nghệ trong việc giữ vững lợi nhuận khi đang cạnh tranh trong một môi trường đầy biến động và họ tin rằng những người tin vào triển vọng phát triển lâu dài của những công ty này đang đánh giá thấp những rủi ro của sự gián đoạn trong công nghệ mới. Cũng giống như việc Apple vượt mặt RIMM và cả Nokia, họ tin rằng sẽ có một số công ty khác vượt mặt Apple trong tương lai. Nhiều người trong nhóm này cảm thấy tự cho là mình đúng, khi cho rằng việc sụt giá đã xảy ra lâu rồi nhưng vẫn chưa đủ để làm cho một doanh nghiệp như vậy trở thành một nơi hấp dẫn để đầu tư.
3.       Nhóm những người lạc quan về giá trị: Nhóm này tin rằng Apple đang là một món hời ở mức giá 440$ và giá trị thực của nó còn cao hơn nhiều. Một số người đưa ra nhận xét này dựa trên những sự so sánh đơn giản. Ở một mức vốn hóa thị trường khoảng 413 tỷ dollars, với số dư tiền mặt khoảng 120 tỷ dollars và lợi nhuận thuần vào khoảng 42 tỷ dollars, Apple được cho rằng đang giao dịch tại mức gấp gần 7 lần lợi nhuận, khá rẻ so với một thị trường mà tỷ lệ thị giá / thu nhập trung bình vào khoảng 16. Một số đưa ra nhận xét dựa vào những sự định giá trên dòng tiền và tôi là một người thuộc nhóm này, như bạn có lẽ đã biết từ bài viết của tôi được đăng vào cuối năm 2012. Trong bài viết đó, tôi định giá cổ phiếu Apple ở mức giá 609$ / cổ phiếu và báo cáo lợi nhuận gần nhất gần như đã thay đổi mức ước lượng đó. Tôi đã tiếp tục đi theo sự giả lập trong tính toán đó, tôi đã đưa vào một số hoài nghi về ước lượng của mình về sự tăng trưởng doanh thu (biên độ -2% đến 14%), các Biên (từ 25% đến 35%) và chi phí vốn (11% đến 14%) vào, và sau đây là những kết quả tôi có được:

Theo những ước lượng của tôi, mặc dù có một chút sự thiên vị và ưa thích cổ phiếu Apple, ở mức giá hiện tại 440$/ cổ phiếu, sẽ có khả năng đến 90% rằng giá cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó.
Giả sử, bạn đang là một người trong nhóm cuối cùng này, và bạn đang bị thử thách xem bạn có phải là một người đầu tư về giá trị hay không, bạn sẽ lựa chọn như thế nào trong hai tình huống sau, biết rằng cả hai tình huống đó được đặt trong bối cảnh giữa một sự tin tưởng rằng giá của cổ phiếu này đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó, hay quan niệm rằng thị trường này không hề quan tâm đến những điều đó:
a/ Thử thách / Kiểm chứng về sự liều lĩnh: Bạn có phải là một nhà đầu tư về giá trị thực thụ hay chỉ vì bạn thích cách nói như một nhà đầu tư như vậy? Việc đầu tư theo giá trị về mặt lý thuyết sẽ khá dễ dàng, nhưng trong thực tế, nó sẽ khá khó khăn vì bạn sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng vì việc lựa chọn vị trí này đồng nghĩa với việc bạn sẽ ở vị trí ngược với hầu hết các nhà đầu tư còn lại trên thị trường. Và không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng đủ liều lĩnh để làm như vậy, và nếu bạn cảm thấy mình không thể, thì đây sẽ là lúc thích hợp để bạn kiểm chứng điều đó.
b/ Thử thách / Kiểm chứng về sự tin cậy: Bạn tự tin bao nhiêu khi đánh giá giá trị? Sự tự tin đó xuất phát từ sự thoải mái của bạn khi đưa ra một mô hình định giá mà bạn đã đưa vào các dữ liệu, kinh nghiệm đầu tư dựa trên các định giá của bạn trước đây. Một lần nữa, bạn không thể tự thuyết phục chính mình rằng bạn đang có sự tự tin và nếu bạn không hề tự tin chút nào, thì bạn không nên thử sức mình.
Nếu bạn vượt qua được bài kiểm tra về quyết định đầu tư dựa trên giá trị và cảm thấy tự tin về khả năng đánh giá giá trị của mình, tôi nghĩ bạn có thể bay xa hơn nữa. Hãy lưu ý một số điều sau đây:
1.       Đừng đặt cược lớn: Cho dù sự tự tin của bạn lớn đến mức bao nhiêu, thì cũng đừng đi quá đà và đầu tư một phần lớn trong danh mục đầu tư của bạn vào Apple. Đây không chỉ là việc bạn cảm thấy đúng về việc định giá trị, nhưng cũng là về góc nhìn của bạn về thị trường như thế nào, và điều đó thì bạn không thể kiểm soát được. Việc đặt cược hơn 10% danh mục đầu tư của bạn vào cổ phiếu này làm tôi cảm thấy thực sự sai lầm.
2.       Đừng đặt cược gấp đôi (đầu tư dàn trải, mua nhiều chứng khoán khi giá thấp và mua ít chứng khoán khi giá cao): Tôi chưa bao giờ là một người ưa thích việc đầu tư dàn trải, điều mà không chỉ xấu đi danh mục đầu tư của bạn về khía cạnh thời điểm và số lượng cổ phiếu mà bạn mua, mà nó sẽ còn làm tăng rủi ro cho bạn vì bạn ngày càng đi ngược với thị trường. Bạn có thể chọn lựa hướng đi khác với thị trường, nhưng đừng lao vào nó quá nhiều đến mức bạn không thể nhận thấy bạn sai lầm. Vì vậy, cho dù hiện tại tôi cảm thấy tự tin hơn khi biết rằng giá cổ phiếu đang ở mức thấp hơn giá trị thực của nó, so với một tuần trước khi cổ phiếu đang ở mức giá 500$, nhưng tôi vẫn không quyết định mua thêm cổ phiếu nào nữa.
3.       Hãy nghĩ rằng bạn đang mua doanh nghiệp đó, chứ không phải là cổ phiếu của họ: Những sự định giá của tôi dựa vào khả năng của Apple trong việc tạo ra lợi nhuận và dòng tiền, nhưng không phụ thuộc vào việc các nhà quản lý danh mục đầu tư đang đầu tư vào cùng một loại cổ phiếu với tôi, hay các nhà phân tích đang giảm những khoản ước lượng giá của họ. Nếu tôi mua cổ phiếu Apple tại mức giá 440$ hôm nay và bắt đầu giữ những cổ phiếu đó, tôi sẽ có thể nhận được cổ tức. Tôi luôn phải nhắc nhở mình điều đó, cho dù biết rằng cả thị trường có thể có hướng đi khác với tôi.
4.       Đừng cố gắng cập nhật các thông tin liên tục: Tôi biết điều này là khó, vì chúng ta đang sống trong một thế giới mà công nghệ thông tin liên tục phát triển, nhưng bạn cứ thử xem. Tắt hết tất cả các kênh tin tức về tài chính, đừng đọc bất kỳ câu chuyện về quan niệm của một ai đó về Apple và hãy tránh xa mọi báo cáo nghiên cứu về cổ tức.
5.       Hãy cứ chờ đợi, cho dù bạn không biết trước điều gì: Câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi chúng ta là điều gì sẽ làm cho thị trường quay trở lại mức cân bằng của nó… Với tôi, điều đó khó mà có thể nói trước được. Ví dụ, làm sao mà Netflix, một doanh nghiệp từng gặp khó khăn 1 năm trước, lại có thể quay ngược tình thế của họ? Không hề có một sự kiện đột xuất nào ngoài những câu chuyện tin tức nhỏ và những báo cáo lợi nhuận chắc chắn đã làm xua tan đi những lo lắng sợ hãi của các nhà đầu tư về hướng đi tương lai của công ty. Với Apple, đó có thể là sự xuất hiện của một sản phẩm mới, một vài báo cáo lợi nhuận tốt, và sự mua lại cổ phiếu của họ.
Tôi sẽ kết thúc bài viết của mình bằng cách nói tôi sẽ đi ngủ tối nay, không có một chút suy nghĩ gì về việc cổ phiếu Apple ngày mai sẽ thay đổi thế nào. Tôi cảm thấy hài lòng với quyết định đó của mình. Nếu bạn vẫn còn thức đêm chỉ để suy nghĩ, lo lắng về các cổ phiếu mà bạn đã mua hay bán, thì bạn vừa trượt bài kiểm tra cuối cùng của bài học Đầu tư vào giá trị rồi đấy.

Nghiên cứu MQH thanh khoản và độ biến động giá

Full Text

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

BMC update 25 01 2013

Kết quả kinh doanh quý 4 thấp hơn dự kiến của tôi. Thấp hơn rất nhiều là đằng khác. Điểm này mới đầu làm tôi khá thất vọng. Vì BMC là một doanh nghiệp tốt, làm ăn đàng hoàng, mọi thứ đã xây dựng xong, hiện tại BMC chỉ còn là "cổ máy kiếm tiền", vậy tại sao lại có quý 4 thấp thế!

Tuy nhiên sau 1 vài ngày suy nghĩ lại, tôi vẫn đặt lòng tin tuyệt đối vào BMC.
Hàng tồn chất đống (73 tỷ) kết thúc quý 4 là một cái đáng để lưu ý, hàng xỉ không giảm giá trị theo thời gian, BMC bán ra vào quý 1 năm sau thì có chết ai, trong khi BMC đã hoàn thành kế hoạch năm 2012, không nhất thiết gì phải book lãi cao cho 2012 nữa.

Ngoài ra, rất nhiều thông tin đang cho rằng quy định xuất thô quặng thô sắp được ban hành (từ 2 đến 4 tuần nữa). Nếu cái này mà ra, thì sóng xỉ và sóng Ilmenite sẽ giao thoa với nhau, khi đó thì thôi rồi lượm ơi.

Về mặt khách hàng, BMC không để mất 1 khách hàng nào trong quý 4, sản lượng vẫn vậy (vấn đề nằm ở chỗ giao hàng :)).

Bài liên quan:

BMC

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

VNM
Điều kiện cổ phiếu không được thêm vào rổ:
1. >=10 ngày trong 3 tháng ko có giao dịch
2. Room nuớc ngoài <5% (cp hiện tại), <10% cp mới
Điều kiện chọn vào rổ [điều kiện được duy trì trong rổ]
1. Vốn hoá >150tr USD (3k tỷ VND) [75tr USD (1.5k tỷ VND)]
2. GTGD trung bình/ngày trong 3 tháng gần nhất >=1tr USD (20 tỷ VND) [0.6tr USD]
3. >=250k CP giao dịch/tháng trong 6 tháng gần nhất [200k]
Hệ số giới hạn tỷ trọng quốc gia: đuợc xem xét lại sau mỗi quý. Các cty hải ngoại chiếm <=30% trong chỉ số
Lịch review: Ngày làm việc cuối cùng trong tháng 2, 5, 8, 11
Lịch review hàng quý, ngày thứ 6, tuần thứ 3, tháng cuối cùng mỗi quý

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Dịch bài "Lào nơi tuyệt vời để nghỉ hưu, hoặc tiềm kiếm những dịch vụ xa hoa nhưng rẻ tiền"

Có mt câu nói Châu Á là ngui Vit trng lúa, ngui Cam thu hoch, ngui Thái bán go và ngui Lào nghe cây lúa phát triển.

Trong khi hầu hết các nuớc đông nam á đều đang thay đổi và hiện đại hóa với tốc độ chống mặt thì Lào lại không đi theo nhịp này, nếu ai đã từng ghé thăm Lào rất có thể họ sẽ yêu nơi này.

Khi bạn đáp chuyến bay đến Viêng Chăng từ quốc gia siêng năng Việt Nam hay quốc gia bận rộng Thái Lan, có thể bạn sẽ nhầm lẫn ngày mình đến là một ngày lễ đặc biệt của dân tộc Lào. Đây là Viêng Chăng, thủ đô thoải mái nhất Châu Á. Mặc dù Viêng Chăng đã vui hơn trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp vẫn đóng cửa buổi trưa, cả thành phó chìm vào nghỉ ngơi trong vài tiếng đồng hồ. Cuối tuần thuờng yên tĩnh và nhiều địa điểm đóng cửa nghỉ hoạt động. Cuối tuần có thể kéo dài đến tuần tiếp theo, không ai cảm thấy phải vội vã, và ai cũng có thể dành thời gian để tán gẫu với bạn.

Lào là quốc gia ít bị công nghiệp hóa nhất thế giới. Rất ít thị trấn và chúng thuờng cách xa nhau, chỉ có vài con đuờng trải nhựa và thậm chí rất ít cầu. Chuyện xuất hiện những con đuờng vòng hàng 100 dặm thay thế cho những chiến cầu là bình thuờng ở đây.

Ngay cả thủ đô, thành phố hiện đại nhất Lào cũng chỉ là một thành phố nhỏ. Với 740 ngàn dân, bao gồm cả những nguời ở ngoại thành, không có nhà chọc trời, không có thị truờng chứng khoán (thị truờng chứng khoán mớit hành lập  năm 2011, chỉ với 2 mã chứng khoán), không có trung tâm mua sắm, không ồn ào, không nhộn nhịp.

Ở Lào, USD, CNY, Bath Thai, VND đều được lưu thông, trao đổi tốt như đồng Kíp Lào. Cho đến gần đây, đồng tiền mệnh giá lớn nhất trong lưu thông cũng chỉ có giá trị tuơng đuơng 1 USD. Không ai muốn mang ví đầy tiền mặt, và sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng đồng tiền có giá trị cao hơn từ những đồng tiền nuớc khác. Không cần thiết phải phát hành và tốn quá nhiều chi phí để in ấn, thiết kế những đồng tiền có mệnh giá lớn. Thời gian đó họ giành cho việc lắng nghe sự tăng truởng của gạo.

Đây không phải là nói nguời Lào luời biếng. Họ không như thế. Họ là những nguời thực tế trong việc xác lập những thứ tự ưu tiên của riêng mình thay vì tập trung quá nhiều vào công nghiệp như những quốc gia láng giềng. Lòng tốt quan trọng hơn sự cạnh tranh, niềm vui quan trọng hơn tài chính, sự hòa nhã quan trọng hơn sự đanh thép. Cuộc sống chuyển động theo nhịp điệu của ngày và mùa hơn là những chu kỳ kinh doanh cứng nhắc.

Do tính chất nông nghiệp tự nhiên, Viêng Chăng đưọc thừa huởng những thú vị ngạc nhiên của tạo hóa. Viêng Chăng có rất nhiều ngôi chùa đẹp, những chợ phiên sống động, những lễ hội và ngày kỷ niệm thuờng kỳ, nhiều món ăn truyền thống cũng như quốc tế thú vị. Trong thành phố vẫn còn tồn tại một tòa nhà cũ kiến trúc  Pháp như một lời nhắc nhở cho thời kỳ dài sống duới sự đô hộ thực dân Pháp.

Đối với những nguời tìm kiếm nơi nghỉ hưu độc đáo vào giá trị, Viêng Chăng và những vùng lân cận có rất nhiều sự lựa chọn. Ẩn trong vùng núi rừng gần đấy, những thác nuớc tuyệt đẹp, những ngôi đền cổ kính, những động vật hoang dã và những ngôi làng trên núi chờ đón bất kỳ ai đến với Lào.

Lào là một lựa chọn nghỉ hưu đang và sẽ được quan tâm, chỉ với 400 đến 500 USD tiền thuê một tháng, khách sẽ có 1 căn nhà theo phong cách Tây Phương hay phong cách Lào với 2 phòng ngủ, và tổng ngân sách không đến 1000 USD/tháng.

Hầu hết nguời nuớc ngoài đều chọn sống gần các đại sứ quán, đó là nơi thú vị trong thành phố và thuận tiện đi lại, ăn uống và những dịch vụ khác. Thường những khu vực quốc tế cạnh đại sứ quán sẽ có chi phí đắc hơn 1 tí so với vùng quê hoặc các khu vực lân cận khác.

Tất nhiên, Lào không phải là sự lựa chọn cho tất cả mọi nguời, tuy nhiên bạn là nguời thích sự thoải mái, chi phí thấp, con nguời thân thiện, thức ăn ngon, nhà đẹp với giá hợp lý, đây có thể là nơi để lựa chọn lý tuởng.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Hôm nay 15/01/2013, 2 sàn tăng biên độ

Diễn biến hôm nay sẽ thế nào?
Mở phiên tương đối thận trọng...
Đóng phiên tăng điểm rất mạnh :)

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Tóm tắt NQ tháo gỡ khó khăn của CP

1. Giải quyết tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư
2. Giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm
2.1 Gia hạn 6 tháng thuế TNDN quý 1, 3 tháng quý 2 và quý 3 cho và 6 tháng GTGT cho tháng 1, 2, 3 cho:
- DN <200 lao động, DT<=20 tỷ
- DN >300 lao động trong lĩnh vực gia công, chế biến
- DN bất động sản (nhà ở)
2.2 Hoàn thuế môi trường đã nộp từ đầu 2012 đến 14/11/12 cho DN theo NĐ 69/2012
2.3 Giảm 50% tiền thuê đất năm 2013, 14
2.4 Cho thanh toán tiền sử dụng đất theo tiến độ bán hàng (BDS)
2.5 Áp dụng thuế TNDN 20% cho DN<200 LĐ, DT<=20 tỷ và 10% cho DN BDS nhà ở xã hội từ 1/7/13
2.6 Giảm 50% VAT cho DN nhà ở xã hội từ 1/7/13 đến 30/6/14; giảm 30% VAT đầu ra đối với DN BDS kinh doanh nhà ở <70m2, giá bán <15tr/m2
3. Vốn tín dụng
3.1 Vẫn phải chặt chẽ, chống lạm phát
3.2 Vẫn phải giảm lãi suất xuống
3.3 Dành min 3% tổng dư nợ của các NHTM Nhà nước cho người thu nhập thấp, cán bộ... và các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, dn chuyển công năng sang nhà ở xã hội vay thuê mua nhà ở xã hội, nhà dưới 70m2, giá dưới 15tr với lãi suất và thời hạn hợp lý (cái này lại phải chờ hướng dẫn). Đứng khía cạnh nhà nước, thì Ổng dành 20-40k tỷ tái cấp vốn cho mấy ông NHTM Nhà nước kia để làm việc này.
3.4 Bổ sung 10k tỷ đồng, 5k trong hạng mức, 5k được CP bảo lãnh phát hành cho VDB để hỗ trợ tín dụng chương trình kiên cố hóa kênh mương...
3.5 Bộ GTVT kết hợp với những bộ liên quan ... kế hoạch phát hành trái phiếu để mở rộng quốc lộ 1A, 14
4. Tháo gỡ khó khăn cho BDS. Chủ yếu là chỉ đạo, những gì rõ ràng nhất dường như đã thể hiện ở những phần trên.
5. Giải quyết nợ xấu
5.1 Hoàn thiện đề án cty quản lý TS Việt Nam trong tháng 1/13 (Ông này chắc tương tự ông SCIC, nhưng khác cái là ổng cứu BDS). Đọc tiếp bên dưới thì tôi thấy SCIC khác, DATC (Cty mua bán nợ) khác và Cty tui nêu ở trên là khác,
5.2 Phát triển thị trường vốn, khơi thông dòng vốn vào thị trường vốn, khuyến khích sự phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Mừng quá! Theo lý thuyết học đại học thì "Thị trường chứng khoán là một cấu thành chính và quan trọng nhất trong thị trường vốn", kiểu gì chứng khoán cũng được hưởng lợi.

Trên đây là tất cả những cái hot nhất mà sáng nay CP công bố, chờ xem làm tới đâu nhé. Ôi 2013 iu dấu!!!


Bài liên quan:



Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

GS Thơ đã rất hay khi cảnh báo đâu là "nền kinh tế đúng hướng"

Như chúng ta đã từng được học, ba chỉ tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô là tăng trưởng GDP, lạm phát và thất nghiệp. Ở VN dường như quá nhiều bài viết tranh luận liên quan đến 2 chỉ tiêu đầu, chỉ tiêu thất nghiệp thật tình ít người để ý tới. Thiết nghĩ, đây cũng là sự ích kỷ của những người viết bài, các học giả và ngay cả bộ máy chính quyền.

Hầu hết những vị này có lẽ không bị cái gọi là thất nghiệp đe dọa, hoặc giả học thích quan tâm đến lạm phát và tăng trưởng GDP hơn vì nó liên hệ trực tiếp đến túi tiền của đại đa số họ. Thất nghiệp là một chỉ tiêu tương đối dài hạn và liên quan đâu đâu đến thành phần khác, đối tượng khác của xã hội. Rất có thể một số người cổ súy rằng, "ui chào, xã hội, kinh tế là phải cạnh tranh, người nào cạnh tranh tốt thì lo gì thất nghiệp", nhưng rõ ràng thất nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến an sinh xã hội, đến văn minh xã hội và có thể về lâu về dài tạo ra tuy duy một lớp người của xã hội.

Do vậy, những gì mà thầy Trần Ngọc Thơ cảnh báo là vô cùng cấp bách. Tks thầy!

Học logic sau bài "Thói ngụy biện.." của tuan's blog

Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:

• Đánh tráo chủ đề: (1) Công kích cá nhân,
Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.” (2) Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục. (3) Lợi dụng nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức tình báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.” (4) Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo. (5) Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?” (6) Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!
• Lợi dụng cảm tính và đám đông, (7) Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?” (8) Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.” (9) Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!) (10) Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri. (11) Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”
• Làm lạc hướng vấn đề, (12) Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?” (13) Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định mấy năm nay, không có lý do gì phải cần đến dân chủ”. (14) Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.” (15) Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?” (16) Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”
• Qui nạp sai, (17) Khái quát hóa vội vã. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Ông ấy là một tay đạo đức giả. Do đó, các bạn bè của ông ấy cũng giả dối.” (18) Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người cộng sản là vô thần. Anh là người theo chủ nghĩa cộng sản, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.” (19) Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi áp dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ tôi,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng sao? Sao anh dám nói thế?” (20) Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau. (21) Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.” (22) Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.” (23) Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.” (24) Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.” (25) Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”
• Nhập nhằng đánh lận con đen, (26) “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.” (27) Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.) (28) Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng. (29) Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”. (30) Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu. (31) Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”
• Phi logic, (32) Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.” (33) Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sydney thì tôi đang ở New South Wales. Tôi hiện không ở Sydney, do đó, tôi không ở New South Wales”. (34) Nhét chữ vào miệng người khác. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kĩ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?” (35) Ngụy biện tứ ngữ. (Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú. (36) Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.
• Các nhầm lẫn khác, (37) Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn. (38) Lợi dụng cổ tích. Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.” (39) Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.” (40) Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế” (41) Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.” (42) Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể đúng sai ra sao, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa, như “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí”. (43) Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.” (44) Ngụy biện “anh cũng vậy”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.” (45) Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Noted lại một số nhận định chuyên gia ck 2013

1. Giang Trung Kiên, Giám đốc phân tích tài chính CTCP Chứng khoán FPT (FPTS).

Việc kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 cao hơn 2012 là có cơ sở. Theo tôi thị trường chứng khoán năm 2013 diễn biến tùy thuộc vào tiến độ và kết quả của việc tái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ trong năm 2013.

Trong ngắn hạn mùa công bố kết quả kinh doanh Quý 4 và đặc biệt là cả năm 2012 sẽ tiếp tục gây sự chú ý và phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Nhìn chung kết quả công bố sẽ không thực sự tích cực do bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế, lực cầu tiêu dùng nội địa thấp đã tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Thanh khoản thị trường cũng bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu của dòng tiền đầu cơ đang quay lại thị trường. Mặc dù chưa đạt được mức thanh khoản hấp dẫn và thuyết phục cho các hoạt động giải ngân mạnh mẽ tuy nhiên đây là tín hiệu đáng chú ý cho thấy chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và rất nhạy bén so với các kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ và đặc biệt là bất động sản.
Xin được mượn lời của Frank J. Williams – một nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng “The market is most dangerous when it looks best; it is most inviting when it looks worst”. (Tạm dịch: Thị trường nguy hiểm nhất là khi nó có vẻ ở thời kỳ hưng thịnh nhất và ngược lại, thị trường sẽ là hấp dẫn nhất khi nó trong thời kỳ tồi tệ nhất.)

2. TS. Alan T. Pham, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital 

“Khó khăn vĩ mô đã chạm đáy trong năm 2012. Điều này cộng với việc đang có dư địa cho GDP năm 2013 tăng cao hơn sẽ hỗ trợ TTCK sôi động hơn trong năm tới…”

3. Tống Minh Tuấn, Trưởng bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC)

BSC dự báo tăng trưởng GDP năm 2013 ở mức 5,5%, lạm phát ở mức khá thấp 6-7%. Thị trường ngoại hối được giữ ổn định trong cả năm về cơ bản, tuy nhiên nếu có biến động về tỷ giá, nhiều khả năng sẽ rơi vào giai đoạn 6 tháng cuối năm với kịch bản Chính phủ có thể thông qua một gói kích thích kinh tế hỗ trợ tăng trưởng. Lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm dần theo kỳ vọng lạm phát, tuy nhiên tốc độ giảm chậm. Chính sách tiền tệ điều hành theo hướng nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng một cách thận trọng. Quan trọng hơn, tính linh hoạt trong chính sách được cải thiện. Hệ thống ngân hàng tiếp tục được tái cấu trúc với dự đoán NHNN sẽ tăng tốc tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém. Nợ xấu từng bước được giải quyết song với tốc độ chậm.

Từ đầu năm 2013, TTCK sẽ bước vào thời kỳ hồi phục khi vĩ mô có những biến chuyển tích cực hơn về cơ bản. Trong quá trình hồi phục này, việc lựa chọn các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng thay vì an toàn là lựa chọn tốt trong thời điểm này.

Với bối cảnh vĩ mô như trên, dự báo TTCK sẽ bắt đầu tăng trưởng tốt trở lại trong quãng thời gian giữa năm 2013 (đầu quý III) khi niềm tin nhà đầu tư được củng cố. Thanh khoản thị trường tăng trong bối cảnh lãi suất giảm và lạm phát vẫn được kiềm chế.
Mức tăng điểm của VN-Index có thể tăng lên mức 450 – 500 điểm so với mức 390 – 400 điểm hiện nay. Khả năng thị trường có mức tăng đáng kể sẽ diễn ra trong khoảng thời điểm giữa năm 2013. PE của thị trường có thể tăng lên mức 10 – 12 với triển vọng hồi phục của kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngành kém hấp dẫn: ngân hàng. Ngành hấp dẫn: điện
4. Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư - Khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Năm 2013 sẽ là năm mà câu chuyện tái cơ cấu nền kinh tế được nói đến nhiều nhất. 3 trọng tâm tái cơ cấu là đầu tư công, hệ thống ngân hàng và DNNN đều là những yếu điểm tồn tại từ lâu nên sẽ cần nhiều năm để thay đổi.
TTCK năm 2013 dự báo sẽ phản ánh sự phục hồi chậm của nền kinh tế trong nửa đầu năm. Vào nửa cuối năm quá trình tái cơ cấu và các biện pháp nới lỏng nếu đem lại kết quả tốt sẽ hỗ trợ cho sự phục hồi của TTCK và ngược lại.
Xét theo nhóm ngành, ngành hàng tiêu dùng, y tế, dầu khí là những ngành có tăng trưởng đều đặn do thị trường tiêu thụ ổn định, tỷ lệ vay nợ thấp và đa phần đã có chỗ đứng vững trong thị trường. Năm 2013 cũng là năm thực thi nhiều chính sách nhằm kích thích kinh tế nên những ngành được hưởng lợi từ các chính sách này có thể sẽ có những chuyển biến nhanh.
5.  Michael Kokalari, Giám đốc Nghiên cứu phân tích của CTCK Maybank Kim Eng
TTCK sẽ vẫn gặp nhiều thách thức trong năm 2013 cho tới khi vấn đề nợ xấu được giải quyết và tăng trưởng tín dụng được khôi phục. Tăng trưởng kinh tế bị hạn chế đồng nghĩa với việc tăng trưởng lợi nhuận không tốt. Điều này làm tâm lý của cả NĐT tổ chức nước ngoài lẫn trong nước xấu đi. Trong khi đó, tâm lý NĐT cá nhân cũng bị tổn thương bởi tín dụng (margin) cho chứng khoán bị hạn chế do tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống yếu và quy định kiểm soát chặt chẽ hơn. Một lý do khác mà chúng tôi nghĩ thị trường có thể đi ngang trong 6 tháng tới là vấn đề “vách đá tài chính” ở Mỹ.
Cho dù không có giải pháp nào cho vấn đề nợ xấu thì tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng có thể đạt khoảng 10% trong năm 2013 nhờ lãi suất giảm và nhu cầu trong nước tăng nhẹ. Mức tăng trưởng lợi nhuận này được coi là khá hấp dẫn khi chỉ số P/E bình quân của thị trường chỉ ở khoảng 8 lần, chúng tôi không nghĩ thị trường có thể giảm thêm hơn nữa. Tuy nhiên, TTCK có thể sẽ đi ngang trong suốt 6 tháng đầu năm 2013 cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng về việc Chính phủ sẽ giải quyết các vấn đề tồn đọng hiện nay.
6. Lê Nguyệt Ánh, Giám đốc Trung tâm phân tích của CTCK ACBS
“Trong bối cảnh lợi suất của các kênh đầu tư khác đang giảm, chứng khoán có thể là một kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2013”
7. VCSC: TTCK 2013 khó khăn nhưng không bi quan.
VCSC cho rằng, môi trường kinh tế sẽ thuận lợi do tăng trưởng GDP lành mạnh, giá cả ổn định, đồng nội tệ vững vàng và tăng trưởng xuất khẩu được duy trì. Lãi suất có thể giảm tiếp, nhất là khi tăng trưởng tín dụng thấp. Nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ sự phục hồi của một số đầu tàu kinh tế thế giới. VCSC không ngoại trừ kịch bản TTCK sẽ có một giai đoạn sôi động đầu năm 2013 dựa trên kỳ vọng Chính phủ sẽ hành động để giúp thị trường bất động sản phục hồi.