Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Dẫn đầu xu hướng bao giờ cũng rủi ro nhưng ăn lớn...

Cảm xúc phiên úp sọt vô cùng thương tiếc!!! 27.3.2012

Rõ ràng trong sóng đầu của thị trường, việc kiếm lợi nhuận 30% danh mục sao mà nó đơn giản đến thế! Khi sóng đầu qua đi, sóng mở rộng đến thị trường với khối lượng giao dịch rất lớn nhưng độ rộng của thị trường không còn, cổ phiếu không còn cảnh cùng tăng trần bất chấp cơ bản và yếu tố làm giá. Những điểm sáng còn lại chỉ tập trung những cổ phiếu được đội lái tận dụng xu hướng thị trường để đánh đấm kiếm chát tí lợi nhuận còn lại. Chính điều này làm cho rất nhiều nhà đầu tư chân chính, nắm giữ những con cơ bản tốt sốt ruột "sao con mình lại không tăng mà con ông hàng xóm tăng cứng thế"... Tâm lý này đẩy lên cao trào trong vài phiên gần đây. Một làn sóng cơ cấu từ cổ phiếu tốt, fundamental vững mạnh sang những con tăng trần cứng, những con rỉ tai, những con đội lái quan tâm. Và cái gì đến cũng đến, sự gia tăng trong sóng mở rộng bao giờ cũng mong manh và dễ vỡ hơn bao giờ hết! Trong phiên tăng, độ rộng và độ xung không mạnh mẽ, khi giảm cả thị trường cùng giảm sàn, cả những cổ phiếu tốt và xấu đều nằm sàn vô cùng đau đớn. Thế là công cốc, những gì kiên nhẫn phân tích bấy lâu để lựa chọn 1 cổ phiếu tốt để nắm giữ đã bị cảm giác nhất thời làm đánh mất, rủi ro T+ ở những cổ phiếu lỡm bỗng chốc trở thành gánh nặng vô cùng lớn đối với những nhà đầu tư trót dại cơ cấu vài ngày trước.

Bài học: trong bất cứ tình huống nào cũng biết mình đang ở đâu, thị trường đang ở đâu và sự kiên nhẫn bao giờ cũng có những kết quả bất ngờ hơn hết.

Vậy phải làm sao cho những phiên tới?
Đã nhận định thị trường đang trong sóng mở rộng thì không mong gì sẽ có những phiên bốc lửa, tuy vậy, mức độ giảm mạnh của thị trường sẽ cho phép thị trường có những phiên pullback kha khá, và việc còn lại chỉ là canh pullback để sửa sai đưa tỷ lệ cổ phiếu về tỷ trọng thấp. Đồng thời, cũng thật sự nên rút kinh nghiệm cho việc cơ cấu cổ phiếu sang những hàng lỡm làm giá, việc cơ cấu danh mục phải ưu tiên cắt bỏ đầu tiên những thứ này.
Trong trường hợp nhận định này sai thì phải làm gì? ..... Cái này nếu sai thì đành chịu, việc bảo vệ thành quả của sóng 1 vẫn nên được ưu tiên, chấp nhận mất cơ hội hơn mất tiền.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Thomson Reuters: Giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD trong Q1

http://cafef.vn/20120326061451475CA31/thomson-reuters-gia-tri-cac-thuong-vu-ma-tai-viet-nam-dat-15-ty-usd-trong-q1.chn

Việt Nam đứng thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Theo một báo cáo nhanh về hoạt động M&A khu vực Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) của Thomson Reuters, tổng giá trị các  thương vụ M&A  trong quý I/2012 của các công ty là 92,4 tỷ USD, giảm 38% so với năm 2011. Đây là quý có hoạt động M&A thấp nhất từ quý II năm 2009 (82,7 tỷ USD).
Trung Quốc vẫn là quốc gia có giá trị M&A lớn nhất trong quý I/2012, đạt 26 tỷ USD giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên vẫn chiếm 39% giá trị M&A khu vực. Malaysia và Việt Nam là hai quốc gia có sự tăng trưởng về giá trị giao dịch M&A với mức tăng 305% và 270%.
 
Cũng theo báo cáo của Thomson Reuters, 18,8% vốn trong các thương vụ tương đương 4,5 tỷ USD đến từ Anh, trong khi đó Mỹ chiếm 77 thương vụ từ đầu năm.
Lĩnh vực Nguyên vật liệu chiếm 25% trong số các giao dịch M&A trong quý I/2012. Lĩnh vực Khai khoáng và Mỏ tăng 16,5% với 236 deal, giá trị 20 tỷ USD. Hai lĩnh vực giảm trong quý I là Năng lượng và Dầu Khí.
Các thương vụ đầu tư vốn cổ phần tư nhân (private equity) giảm đến 58% so với quý I/2011.
Vụ sáp nhập giữa Sesa Goa Ltd và Sterlite Industries giá trị 3,9 tỷ USD là thương vụ lớn nhất được thực hiện trong quý này. Đây là hoạt động tái cấu trúc của Vedanta Group, trước đó tập đoàn này đã  mua Sesa Goa for năm 2007 từ Mitsui & Co. Limited của Japan.
 
 
 
 
An Huy

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Sao tỷ giá lại rụt rịch tăng thế?

Mấy ngày gần đây tỷ giá chợ đen lẫn trong hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng.

Đây có thể là một số phản ứng trở lại của thị trường đối với những quy định mới về ngoại hối của NHNN

Thông tư 07/2012 TT-NHNN ra ngày 20 tháng 3 như sau, có hiệu lực từ 2/5/12
http://www.sbv.gov.vn/wps/wcm/connect/70554a004a968b41a86aecb33277a03a/TT07.pdf?MOD=AJPERES&CACHEID=70554a004a968b41a86aecb33277a03a
Có một số quy định mới về trạng thái ngoại tệ của các NHTM
1. Tổng trạng thái ngtệ cuối ngày không được >20%VTC (trước kia là 30%)
2. Chi nhánh NH nước ngoài có VTC <=25tr USD: tổng trạng thái dương (hoặc âm) cuối ngày ko được >5tr USD
--> Chủ yếu là vì tâm lý, găm giữ USD của doanh nghiệp, giá vàng đang chênh lệch giữa VN và W.

Thông tư 03 về hạn chế đối tượng cho vay ngoại tể thanh toán cho nước ngoài, hiệu lực từ 2/5/12
http://www.sbv.gov.vn/wps/SBVDataStore/upload/VBQPPL/NHNN/2012/THONGTU/2012_03_12_75628_303.pdf?ID=4363
Nội dung: Ngân hàng xem xét qđịnh cho khách hàng vay = ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ sx kd để trả nợ. Nếu nằm ngoài quy định trên thì chỉ cho vay được như sau: ngắn hạn để nhập khẩu xăng dầu được NHNN chấp nhận = văn bản; nhu cầu vay để thực hiện dự án được chính phủ ưu tiên và ngân hàng đã thẩm định đủ điều kiện vay nợ.


Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

Tín hiệu từ phát hành tín phiếu và mua lại tài sản xấu của Nhà nước

Nhà nước có động thái mua lại tài sản xấu có nghĩa là bơm tiền ra để cứu ngân hàng. Trong khi đó, lại phát hành tín phiếu để hút dòng tiền về vì một lượng lớn nội tệ đã bị cung ra để đáp ứng nguồn USD đã mua cho dự trữ. Vậy cái nào lớn hơn cái nào? Cần tiếp tục theo dõi,.