Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Có được sau khi đi nghe người ta nói :)

Với Ông Bùi Kiến Thành, mọi thứ dường như vô cùng đơn giản khi điều hành tiền tệ của một quốc gia. Tui thích cách tiếp cận trực tiếp và đơn giản hóa vấn đề của Ông. Nếu như những TS khác, cố gắng đao to búa lớn, nói những thứ cao siêu để thôi miên người nghe thì Ông này lại nhẹ nhàng đi vào những thứ cao siêu bằng chân của 1 bác nông dân.

Trước tiên, tôi được biết thêm trang web này : http://www.usdebtclock.org/, Số liệu của Mỹ nhảy realtime nhìn thấy mà ham. Ở VN mình, số liệu của GSO, sai lên, chỉnh xuống, lấy rất khó khăn. Nhìn người mà thấy tủi.

Một nguồn khác để xem global debt clock: http://www.economist.com/content/global_debt_clock?fb_ref=activity

Thứ 2, Ổng chia sẻ cách làm  việc của 1 người điều hành trong ngân hàng TW Mỹ, hàng sáng đều có 1 tài liệu để trên bàn, về số liệu M2 của ngày hôm qua của toàn Mỹ (bang). Rõ ràng, với việc làm có vẻ đơn giản này, nhưng nếu làm được, người điều hành mới thật sự làm chủ những thứ mà họ muốn điều hành.

Thứ 3, NHNN VN cứ than khó giảm lãi suất, Ổng bảo rằng đó là do NHTW, NHTM chưa hiểu rõ chức năng, quyền hạn của mình. NHTW có đầy đủ công cụ và quyền đề giảm lãi suất, NHTW được quyền in tiền, do vậy họ hoàn toàn có thể cho NHTM vay lại với lãi suất 2-3%. Rồi NHTM, là trung gian điều chuyển vốn đến các thành phần kinh tế, sẽ cho vay lại doanh nghiệp với lãi suất tầm 7%. Thống đốc trả lời "vì ngân hàng thương mại huy động cao, nên cho vay cao là không đúng, ngân hàng thương mại chỉ làm trung gian đem vốn đến người dân, và chịu sự chi phối của NHTW, không thể mãi chạy theo cái thằng mà mình có thể điều chỉnh nó".

Thật ra, những vấn đề này không phải những người đứng đầu quốc gia không hiểu, mà vì sợi dây liên kết dọc, ngang quá chằng chịt, lợi ích nhóm chi phối nên khó triển khai mà thôi.

Thứ 4, Đừng để con số tuyệt đối trong xuất khẩu đánh lừa, xuất khẩu dày dép hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu, nhưng dường như mình đi xuất dùm người khác, giá trị gia tăng của lĩnh vực này chỉ từ 15-20% mà thôi. Còn nông nghiệp, thủy hải sản lại là câu chuyện khác, giá trị gia tăng trên những sàn phẩm này lên đến 90%, do vậy từng đồng USD mang về, đều là những đồng giá trị, nó thuộc về ta. Do vậy, cần phải thay đổi nhận thức về nông nghiệp từ trên xuống dưới, tập trung nâng công suất, và phát triển hơn nữa nông nghiệp.

Thứ 5, về dòng vốn kiều hối. Hàng năm kiều hối mang về gần 10 tỷ USD, lớn hơn cả vốn FDI giải ngân thường niên. Đây là những đồng lợi nhuận sau thuế thật sự, và giá trị của nó đóng góp cho nền kinh tế là vô cùng lớn. Ông phân tích thế này, cứ nghĩ 10 tỷ USD là lợi nhuận sau thuế mà "Doanh nghiệp Việt Kiều" chia cho "Cổ đông là mấy ông bà dân VN", thì doanh thu hàng năm của doanh nghiệp này có thể lên đến 100 tỷ USD, và để tạo ra 100 tỷ USD doanh thu, việc đầu tư phải gấp 5 lần như thế, nghĩa là tổn giá trị tài sản của doanh nghiệp này lên đến 500 tỷ USD, một con số quá khổng lồ. Do vậy, vai trò của người Việt ở hải ngoại là rất rất lớn.

Update bài nói chuyện của Vũ Thành Tự Anh, VCBs, từ quý 4, nhà nước bãi bỏ hết lệnh cấm đầu tư mới cho các sở ban ngành, nghĩa là cách sở được quyền xây mới, đường xá được đập phá, xây lại. Nếu thế này thì hẳn những công ty chuyên về xây dựng như CTD, HBC sẽ được hưởng lợi thôi. Wait and see...

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Dịch bài 21 cách nghĩ khác biệt của người giàu

http://finance.yahoo.com/news/21-ways-rich-people-think-differently.html?page=1

1. Người thu nhập trung bình nghĩ rằng tiền là nguồn gốc của tội ác, trong khi đó, người giàu lại cho rằng nghèo khó mới là nguồn gốc của tội ác.

2. Người thu nhập trung bình cho rằng ích kỹ (selfishness) là một sự xấu xa, trong khi đó người giàu có lại cho rằng đó là một đức tính. Người giàu cố gắng làm chính họ hạnh phúc, ko giả vờ cứu lấy thế giới, người ko vì mình trời tru đất diệt :). Người nghèo ko ưu ái cho chính mình thì cũng khó ưu ái cho ai được vì họ ko thể cho cái họ đang thiếu.

3. Người trung bình có suy nghĩ cầu may, trong khi đó giới giàu có lại có suy nghĩ hành động.

4. Người trung bình nghĩ rằng con đường dẫn đến sự giàu có gắn liền với học tập chính thức, trong khi đó người giàu có lại cho rằng con đường giàu có phải đến từ hiểu biết thực tế.

5. Người trung bình mãi nghĩ đến những điều tốt đẹp đã qua, trong khi đó người giàu có lại luôn hướng đến tương lai.

6. Người trung bình nhìn tiền bằng con mắt của cảm xúc (tình cảm), trong khi đó người giàu lại nhìn tiền bằng sự logic.

7. Người trung bình kiếm tiền bằng công việc mà họ không thích, người giàu kiếm tiền bằng sự đam mê.

8. Người trung bình đặt ra kỳ vọng thấp để khỏi thất vọng, trong khi đó người giàu thì theo đuổi thử thách.

9. Người trung bình tin rằng phải làm một thứ gì đó để giàu, trong khi đó người giàu lại tin rằng phải trở thành một thứ gì đó mới giàu được.

10. Người trung bình tin rằng bạn cần tiền để tạo ra tiền, trong khi đó người giàu lại nghĩ cách sử dụng tiền của người khác để làm giàu.

11. Người trung bình tin rằng thị trường được điều chỉnh bởi logic và chiến lược, trong khi đó người giàu lại cho rằng thị trường được điều chỉnh bởi cảm xúc và lòng tham.

12. Người trung bình sống vượt khả năng của họ, trong khi đó người giàu sống dưới khả năng của họ.

13. Người trung bình dạy con cái họ cách sống sót, trong khi đó người giàu lại dạy con họ trở nên giàu có.

14. Người trung bình để tiền làm họ thấy mệt mỏi trong khi đó người giàu tìm thấy sự an tâm trong những tài sản lớn.

15. Người trung bình thích thư giãn hơn học tập, người giàu có thích học tập hơn thư giãn.

16. Người trung bình cho rằng người giàu là tụi trưởng giả, trong khi đó người giàu lại thích xung quanh họ là những người cùng chí hướng.

17. Người trung bình tập trung vào tiết kiệm, người giàu tập trung vào kiếm tiền.

18. Người trung chỉ biết để tiền ở nơi an toàn, người giàu biết chấp nhận rủi ro.

19. Người trung bình yêu thích thoải mái, người giàu tìm kiếm sự thoải mái trong sự biến động, bất ổn.

20. Người trung bình không bao giờ tạo ra sự liên kết giữa tiền và sức khỏe, người giàu biết rằng tiền có thể cứu được mạng sống.

21. Người trung bình luôn cho rằng phải lựa chọn giữa gia đình tuyệt vời và sự giàu có. Người giàu có lại nghĩ phải có cả hai.

Bán cổ phiếu đã cầm cố, haizzz

http://www.petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/ma-tran-cua-bau-kien-sau-hoa-phat-se-la.html

Mình sẽ tiếp tục chuyện động trời này, xem làm thế nào mà các tài phiệt có thể làm được những chuyện mà có lẽ về nguyên tắc khó có thể xảy ra.


Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Notes lại 1 bài viết để suy ngẫm của BS Hồ Hải

Dear All,
Hôm nay không điểm tin mà chúng ta cùng nhau bàn luận một vấn đề mà có một bạn gửi email hỏi tớ như sau:

Kính Bác Hải!
Con có một thắc mắc mong được Bác chỉ dẫn:
- ngày 29.8.2011 tỷ giá usd là 20900
- ngày 20.9.2012 (hơn 1 năm sau) là 20890
Coi như same same! Trong khi lạm phát thực của Mỹ dưới 5%, Vn khoảng 18% (dù lấy số của CP thì cũng 10%) rỏ ràng vnđ đang neo giá trong tỷ giá cao hơn giá trị thực của nó ít nhất 10% đúng ko Bác?
- nếu vẫn tiếp diễn, thì khoảng cách này giãn rộng dến mức nào đó, vd 100-150% thì chuyện gì xảy ra Bác?
Nếu Gold là 47,05 và 1773 thì tỷ giá usd quy đổi bằng gold là 21,9
Nếu lấy tỷ giá usd NNuoc 20,9*110% (10% chênh lệch lam phat) thì ra 23! 23>21,9 => nên mua gold đúng ko Bác
Con viết thư này bằng điện thoại nên hơi khó trình bày, Bác bỏ quá cho con
Con cảm ơn và mong chờ trả lời của Bác.

Tớ xin trả lời như sau:

Đô la trong nước đang quá dự thừa vì: Lượng kiều hối năm nay tính trong 8 tháng đầu năm gấp hơn 2 lần năm 2011. Chính phủ tăng dự trữ quốc gia từ 11 tỷ ông Tơn năm ngoái lên 23 tỷ năm nay. Giá đô la năm nay thấp hơn năm ngoái, mặc dù chính phủ tăng giá xăng dầu điện nước ào ạt để xén lông dân Việt hòng bù vào cái chết của nợ xấu gây ra từ bất động sản. Vì,

1. Do đóng băng bất động sản nên kéo theo giảm phát và hàng tồn kho hầu hết tất cả các mặt hàng > 50% lượng sản xuất và các doanh nghiệp đang chết vì vấn đề này do nợ xấu ngày càng tăng theo lãi suất. Nó dẫn tới nhập siêu giảm sụt mạnh, mà suất siêu lại dương. Nên nhu cầu đô la không còn như những năm trước. Nó là đô là trong nước, đặc biệt ở hệ thống ngân hàng thừa mứa. Nếu không vì chính phủ bảo trợ giá cho xuất khẩu, thì giá đô la đúng năm nay phải ở mức 18K cụ mỗi ông Tơn chứ không cao như hiện tại. Đã thế dòng FDI từ Mỹ vào Việt Nam năm nay lại cao hơn các năm trước.

2. Vàng trong nước luôn cao hơn thế giới từ 2-3 triệu cụ mỗi lượng là do, cuối năm 2010 có một quyết định sai lầm của một vài đại gia nắm ngân hàng, khi họ nghĩ rằng lãi suất cao của NH lên đến >25% sẽ là cơ hội để kiếm lãi từ khoảng hơn 37 tấn vàng của dân gửi NH. Nên họ đã quyết định bán 37.5 tấn vàng này để cho vay và gửi NH kiếm lãi. Hậu quả của nó là cho vay thì thành nợ xấu, mà vàng thì tăng giá đến không ngờ vì lạm phát kèm giá vàng thế giới gia tăng. Lúc bán 37.5 tấn vàng này chỉ có giá khoảng 35 triệu mỗi lượng, nhưng hiện nay vàng là 45 triệu. Như vậy vừa ôm nợ xấu mà vừa lỗ vì vàng tăng. Đã vậy, năm 2011 họ tiếp tục bán 35 ngàn lượng vàng khi giá thế giới là 1650usd/oz. Lại tiếp tục lỗ. Và biện pháp đẩy giá vàng cao hơn thế giới là cách kiếm lãi để bù lỗ theo tiêu chí đưa ra từng năm là vậy.

3. Giá đô la lên xuống luôn tỷ lệ nghịch với giá vàng để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu khi và chỉ khi cung cầu dô la và vàng là không chênh lệch và kinh doanh vàng không bị thua lỗ như đã trình bày ở 2 mục trên. Còn trong tình trạng kinh doanh vàng của các doanh nghiệp độc quyền bị lỗ, và cung đô la lại thừa so với cầu. Nên không thể tính theo lý thuyết như bạn đã hỏi như trên.

Túm quần lại, phải theo quy luật cung cầu để mà kinh doanh. Muốn thế, cần phải nắm thông tin chính xác. Không nên suy diễn và lý thuyết sẽ bị hao hụt vốn liếng làm ra bằng mồ hôi nước mắt của mình. Nên từ đây tới sau tết âm lịch sẽ có những điều cần lưu ý là:

1. Đồng ông cụ sẽ không thể mất giá so với đồng đô la.
2. Vàng nên bán khi nó được giá và mua khi nó xuống giá đúng theo quy luật bán buôn mà tớ đã viết 1 bài gần đây.
3. Sẽ quay về đô la và vàng khi đầu tư công hiện nay đang đẩy mạnh để kích thích kinh tế có tác dụng lạm phát trễ khoảng 6 tháng tới.

Làm ăn không nên dựa vào lý luận kiểu lý thuyết mà không có thực tế khách quan. Thực tế nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa là làm lợi cho kinh tế nhà nước theo quy luật cung cầu. Còn nền kinh tế thị trường tự do là làm lợi nhuận đến cộng đồng theo quy luật cung cầu. Sự khác nhau này nó sẽ là yếu tố quyết định cho ta làm ăn phải khác nhau ở Việt Nam và ở Mỹ.

Cuối tuần hạnh phúc,

BS Hồ Hải



Lòng tham của con người bắt nguồn từ bản chất của sở hữu và quyền lực. Nó làm cho người ta hoặc liều lĩnh hoặc lo sợ. Và chính 2 yếu tố liều lĩnh và lo sợ đã tạo cho nhân loại hầu như vô thức 99%, nó là mãnh đất màu mỡ để mọi âm mưu thâu tóm. Một phần trăm còn lại hữu thức để trục lợi cái số đông vô thức kia rất dễ dàng.
Bản chất của hàng hóa và thị trường
Bản chất của nền kinh tế nhân loại từ thời ăn lông ở lỗ cho đến nay là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Dù nó có bị bóp méo bằng chính sách của các chính trị gia, kinh tế gia để điều tiết thị trường đi theo ý chí hoặc quy luật, thì thị trường luôn đi theo quy luật cung cầu.
Từ khi loài người phát minh ra tiền để làm giấy chứng nhận đại diện trao đổi hàng hóa, cũng như vậy vàng cũng là một đại diện trong số này, nhưng là loại hàng hóa đặc biệt. 
Đứng về mặt triết học tiền hay quý kim đều là hàng hóa không hơn không kém. Chúng cũng đi theo quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường. Có nghĩa là, khi tiền và quý kim thiếu trên thị trường thì 2 loại hàng hóa này có giá - hay nói cách khác là lên giá - và ngược lại.
Tình hình toàn cầu 8 năm qua
Với sự xuất hiện các nước mới nổi trong khối BRICS - Brasil, Rusia, India, China và South Africa - một thế lực có thể soán ngôi đồng đô la của Hoa Kỳ để hòng nắm quyền lãnh đạo toàn cầu, sau những gì mà United  states of European - Liên Minh châu Âu - muốn làm nhưng đang hấp hối. Hoàn cảnh Liên Minh châu Âu hiện nay giống như Nhật ở đầu thập niên 1990, sau 20 năm Nhật tuyên bố không đi theo hiệp định Bretton Woods, đã thỏa thuận từ cuối năm 1944. 
Trong 8 năm qua cuộc chiến tranh tiền tệ đã diễn biến rất khó lường, mà tôi đã từng viết nhiều bài cách đây 3 năm trên blog này. Bắt đầu từ việc Hoa Kỳ tạo ra một cuộc Đại khủng hoảng kinh tế chủ động 2008, dưới sự dẫn dắt của một chính phủ mạnh về trí tuệ để điều hành kinh tế trong nước và toàn cầu bằng sức mạnh mềm. Đồng đô la Hoa Kỳ được nhóm đằng sau Fed - Federal Open Market Committee - quyết định cho mất giá sau những cuộc họp. 
Từ đó, đồng Euro từ lúc ra đời chỉ có giá bằng 0.8 đồng đô la thì có lúc nó đã lên hơn 1.5 đô la Mỹ. Trong khi đó, với dự trữ đô la lớn, đồng Nhân Dân của Trung Hoa được kiềm giá quanh quẩn từ 6-7 Yuan ăn 1 đô la. Kết cục là khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu, dẫn đến suy sụp nhập khẩu hàng hóa từ Trung Hoa sang châu Âu - nơi mà tiêu thụ hàng hóa Trung Hoa rất lớn. Nó kéo theo kinh tế Trung Hoa đang trên đà suy thoái không cưỡng được của một nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu. 
Để vực nền kinh tế của mình, Trung Hoa liên tục tung các gói kích thích tăng trưởng trong đầu tư công, nhưng thực chất là làm cái việc con rắn tự ăn cái đuôi của mình. Hậu quả hôm nay tại Trung Hoa, bong bóng bất động sản đang vỡ, tham nhũng lan tràn, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, bất ổn sắc tộc và mâu thuẩn xã hội có tính đối kháng ngày càng gay gắt. Hứa hẹn một cuộc cách mạng xã hội ở Trung Hoa và các nước nghèo đi theo đường lối Trung Hoa là có thật.
Nhưng đó là hậu quả có tính vĩ mô ở tầng lớp tinh hoa ăn trên ngồi trốc. Đối với dân phía dưới hậu quả của nó là đẩy 99% dân chúng vào những cuộc liều lĩnh như buôn vàng online hoặc buôn vàng vật chất, mà thiếu hiểu biết. Một số khác lo cố thủ ở ngôi nhà của mình bằng cách giữ vàng hoặc ngoại tệ, nhưng lại bị mắc vào nỗi lo sợ lỗ lã làm cụt dần đồng vốn làm ra bằng mồ hôi, nước mắt và trí tuệ nhỏ bé của mình.
Sự liều lĩnh và nỗi lo sợ làm 99% dân chúng vì thiếu hiểu biết hoặc quên mất quy luật bán buôn là, giá cao thì bán, giá thấp thì mua. Và hễ cứ mỗi lần các tay to tạo sóng bằng những cú tung tiền của Fed, của ECB hay của những thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy giá vàng và ngoại tệ lên xuống, số dân đen 99% kia lại thường đi ngược với quy luật bán buôn - đi mua khi giá lên, và đi bán khi giá xuống. Cuối cùng của nã từ mồ hôi nước mắt và trí tuệ nhỏ bé đó bị 1% còn lại xén lông cừu, nên cứ hao hụt dần trong đau khổ, mà không biết vì đâu mình sai lầm.
Phải làm gì để bảo tồn và có lợi?
Lòng tham của con người bắt nguồn từ bản chất của sở hữu và quyền lực. Nó làm cho người ta hoặc liều lĩnh hoặc lo sợ. Và chính 2 yếu tố liều lĩnh và lo sợ đã tạo cho nhân loại hầu như vô thức 99%, nó là mãnh đất màu mỡ để mọi âm mưu thâu tóm. Một phần trăm còn lại hữu thức để trục lợi cái số đông vô thức kia rất dễ dàng.

Ba hôm nay, có nhiều cú điện thoại cũng như nhiều tin nhắn hỏi nên bán vàng, đô la, Euro hay nên mua trong lúc này? Vì tiền của thì nhiều, mà tình hình thì không thể dự đoán. Thế mới biết, người giàu cũng khóc!
Như đã viết ở trên, tiền hay quý kim cũng là hàng hóa, nhưng là một dạng hàng hóa đặc biệt, có bảo chứng của mỗi quốc gia hay toàn cầu. Với vàng thì toàn cầu, còn với tiền thì tùy theo nền kinh tế của mỗi quốc gia, mà nó được bảo chứng toàn cầu, mặc dù khi Nixon tuyên bố hủy bỏ Hiệp định Bretton Woods năm 1971, do Đức và Nhật phá bỏ trước, thì đồng đô la và các ngoại tệ mạnh không còn bảo chứng bằng vàng nữa.
Nhưng tiền và hàng hóa là phải luôn lưu động, thì nền kinh tế mới khỏe, vì chúng là máu của cơ thể, nên phải tuần hoàn chuyển động để sự sống được bảo trì. Trong suy thoái kinh tế, hàng hóa tiêu dùng đình trệ, nhưng hàng hòa đặc biệt như tiền và quý kim thì ai giữ nó thì người đó nắm phần thắng về mình. Người thiếu hiểu biết thì lo sợ và liều lĩnh để nhảy vào chỗ thua lỗ. Người có hiểu biết thì dùng tiền và quý kim để sinh lợi.
Việc tiền và quý kim phải lên giá xuống giá là chuyện bình thường để tiền tệ lưu thông thì kinh tế mới phục hồi. Còn việc các chính sách của tay to làm cho nó lên xuống là việc của những âm mưu to lớn, trong đó có việc xén lông cừu.
Nếu người nắm tiền và quý kim chỉ đơn giản tuân theo quy luật bán buôn là, có giá thì bán, mất giá thì mua, chắc chắn sẽ không bao giờ lo sợ cụt vốn hoặc thua lỗ vì liều lĩnh, mà không cần hiểu biết uyên thâm về kinh tế tài chính hay kinh tế chính trị toàn cầu. Cho nên bà già ăn trầu chơi vàng thì lãi, mà chuyên gia kinh tài kinh doanh vàng thì thua lỗ liểng xiểng. Trong nguy nan có cơ hội là vậy.
Một quy luật quá đơn giản, nhưng khi lo sợ hoặc thiếu hiểu biết, người ta, 99% nhân loại vẫn cứ sai lầm và bị 1% xén lông rất nhẹ nhàng

Bài này rất đáng đọc

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

QE3

Như bài viết sự khác biệt QE1,2,3 , QE là 1 công cụ tiền tệ được các NHTW sử dụng để kích thích nền kinh tế. Đây là 1 công cụ mới, khác với các công cụ thông thường và hiện nay vẫn gây nhiều tranh cãi.



Thông thường, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái hoặc tăng trưởng rất chậm chạp trong 1 thời gian quá dài, Fed sẽ giảm lãi suất ngắn hạn để có thể đẩy mạnh cho vay và chi tiêu. Tuy nhiên, hiện nay, Fed đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất có thể nhưng nền kinh tế vẫn chật vật. Lãi suất đã ở mức gần 0 và Fed không thể đi xa hơn được nữa. 

Bởi vậy, thay vào đó, NHTW có thể dùng đến các gói QE. Fed có thể mua vào các tài sản dài hạn như trái phiếu kho bạc hoặc các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) từ các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác. Lượng tiền này được bơm vào nền kinh tế và sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống trong tương lai. Khi lãi suất dài hạn giảm xuống, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiêu tiền. Đó là những gì diễn ra theo lý thuyết. 

QE1 được thực hiện vào cuối tháng 11/2008, 1,700 tỷ USD. FED hạ lãi suất về 0-0.25%, và quyết định mua vào 1,700 tỷ USD trái phiếu chính phủ và trái phiếu nợ bất động sản.

QE2 được thực hiện vào đầu tháng 8/2010, 600 tỷ USD. Mua trái phiếu dài hạn, kỳ hạn từ 2 đến 10 năm.

QE3 được thực hiện từ 14/09/2012, mỗi tháng FED sẽ mua 40 tỷ USD trái phiếu và MBS cho đến khi thị trường việc làm cải thiện. Theo đó, FED quyết định giữ mức lãi suất thấp 0-0.25% đến giữa năm 2015, thay vì cuối 2014 như tuyên bố lần trước.

Ảnh hưởng của QE3:
1. Làm thị trường hàng hóa thế giới tăng: Việc FED mua trái phiếu thông qua bộ tài chính, và bộ tài chính bơm tiền này cho các ngân hàng làm vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng tăng mạnh, các ngân hàng Mỹ sẽ tìm cách đẩy vốn này đến doanh nghiệp thông qua tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ sản xuất hoặc tiền sẽ được các ngân hàng Mỹ bơm vào những thị trường khác trên thế giới để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Việc làm này chắc chắn sẽ đẩy giá hàng hóa thế giới tăng, đặc biệt là giá vàng, dầu, ngũ cốc... rất có thế làm xuất hiện làm phát chi phí đẩy trên phạm vi toàn cầu.
2. Làm USD Index giảm mạnh: QE đồng nghĩa với việc bơm USD ra thị trường, đồng nghĩa với cung USD dồi dào làm giá USD giảm. Đây là mối lo ngại rất lớn đối với những quốc gia có dự trữ ngoại hối bằng USD nhiều như Trung Quốc. Yếu tố này kỳ vọng sẽ đem lại sinh khí mới cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Các quỹ sẽ nhanh chân giải ngân vào thị trường ỡ những quốc gia này, 1 mặt họ muốn đầu tư để sinh lời, mặt khác họ muốn trốn khỏi tác động do đồng USD giảm giá.
Tiếp tục update...

Một version khác:


QE (Quantitative Easing) là một công cụ tiền tệ được các NHTW sử dụng để kích thích nền kinh tế. Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái hoặc tăng trưởng chậm chạp trong một thời gian dài, NHTW sẽ giảm lãi suất để có thể đẩy mạnh cho vay và chi tiêu. Tuy nhiên, khi lãi suất đã ở mức thấp nhất có thể (gần 0%), để kích thích nền kinh tế, thay vì giảm lãi suất, NHTW có thể dùng đến các gói QE. Bằng cách  mua vào các tài sản dài hạn như trái phiếu kho bạc hoặc các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) từ các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác. Lượng tiền này được bơm vào nền kinh tế và sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống trong tương lai.

Ảnh: Reuters

QE đã từng được FED sử dụng 2 lần trước đây:
·         Lần đầu tiên, QE1 được thực hiện vào cuối tháng 11 năm 2008 với tổng số tiền FED sử dụng để mua vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa ốc lên đến 1,700 tỷ USD. Ngoài ra, FED cũng quyết định hạ lãi suất về 0-0.25%. Đây được đánh giá là “gói kích thích niềm tin khổng lồ”, gói kích thích đã giúp nền kinh tế thôi lao dốc và lạm phát tăng trở lại.
·         Lần thứ 2, QE2 được thực hiện vào đầu tháng 11 năm 2010 với tổng số tiền FED sử dụng để mua vào trái phiếu kỳ hạn 2 đến 10 năm lên đến 600 tỷ USD. Kết quả của QE 2 là đẩy thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh, đẩy giá các hàng hoá cơ bản như dầu thô, đồng, vàng và bạc tăng mạnh ngay sau thời điểm FED công bố QE2. Tuy nhiên, tác động đến GDP và thị trường việc làm lại mờ nhạt.
Và vào ngày ngày 13 tháng 9 năm 2012, FED chính thức thông qua gói QE3, có hiệu lực từ 14/09/2012. Theo đó, mỗi tháng FED sẽ mua 40 tỷ USD trái phiếu và MBS cho đến khi thị trường việc làm cải thiện. Ngoài ra, FED quyết định giữ mức lãi suất thấp 0-0.25% đến giữa năm 2015, thay vì cuối 2014 như nhiều chuyên gia nhận định trước đó. Điểm khác biệt của gói QE lần này so với trước đó là FED không giới hạn về mặt thời gian và tổng quy mô của gói QE, FED cam kết nới lỏng định lượng cho đến khi thị trường việc làm cải thiện, và nền kinh tế hồi phục vững.
Bên cạnh đó, chương trình hoán đổi kỳ hạn trái phiếu từ ngắn hạn sang dài hạn nhằm hạ lãi suất, hay còn gọi là Operation Twist hoặc QE2 cũng sẽ được FED tiếp tục áp dụng. Với cả QE2 và QE3 song hành, lượng trái phiếu dài hạn mà FED mua vào mỗi tháng sẽ lên tới 85 tỷ USD cho tới cuối năm nay.
Phân tích những tác động của QE3: 
·         Thông qua mua trái phiếu và MBS, FED gián tiếp bơm một lượng tiền khổng lồ cho các ngân hàng. Điều này làm vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng tăng mạnh, các ngân hàng Mỹ sẽ tìm cách đẩy vốn này đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người dân thông qua tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định “tại Mỹ không xảy ra tình trạng thiếu thanh khoản, mà mấu chốt nằm ở chỗ nhu cầu đi vay đang giảm”. Nếu nhận định này đúng thì một lượng lớn vốn của chương trình QE3 sẽ được các ngân hàng Mỹ bơm vào những thị trường khác trên thế giới để tìm kiếm cơ hội đầu tư. (tách làm đôi, kích thích vay tiêu dùng lãi suất thấp đến 2015 à lý thuyết sẽ kích thích vay và tiêu dùng nhiều hơn, kích thích xuất khẩu như VN hưởng lợi; 2, tiền kiếm cơ hội đầu tư chỗ khác, lý thuyết, mới nổi sẽ hưởng lợi 1 phần)

·         Ngoài ra, một lượng lớn USD được bơm ra thị trường làm nguồn cung USD dồi dào và do đó USD sẽ bị giảm giá. Đây là mối lo ngại rất lớn đối với những quốc gia có dự trữ ngoại hối bằng USD nhiều như Trung Quốc. USD giảm giá cũng làm thay đổi hành vi của nhà đầu tư, nhà đầu tư buộc phải tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, ở đó họ có thể trốn khỏi tác động của đồng USD giảm. à chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhập khẩu tăng chi phí






Hệ quả kéo theo: Giá cả hàng hóa thế giới sẽ tăng và thị trường xuất hiện một dòng tiền mới tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Ảnh hưởng đến thị trường Mỹ chủ yếu về tâm lý, nhưng đối với những nước đang phát triển chi phí sản xuất sẽ tăng, kích thích 1 ít cho xuất khẩu chưa rõ ràng. Dự trữ ngoại hối sẽ giảm giá trị.
Tới thời
Tóm lại, ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc Mỹ tiếp tục nới lỏng định lượng, tung ra gói QE3 sẽ tác động khá tiêu cực về mặt chi phí sản xuất, gây áp lực chi phí đẩy lên lạm phát. Chính yếu tố bên ngoài này sẽ buộc Chính phủ phải tính toán lại những chính sách đang và sẽ áp dụng. Rất có thể, những chính sách nới lỏng tài khóa, tiền tệ đã theo đuổi trong thời gian dài vừa qua sẽ bị hạn chế, và thay vào đó là những chính sách thận trọng hơn. Tuy vậy, QE3 kỳ vọng sẽ mang đến dòng tiền đầu tư nước ngoài mạnh hơn cho Việt Nam, đây là yếu tố quan trọng cho phục hồi kinh tế, vượt qua suy thoái trong bối cảnh nguồn lực nội tại giới hạn như hiện nay.