Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Ghi chú sau khi đọc thesaigontime 01/12/2013

1.       Nới room nhìn từ VNM
Hiện SCIC đang nắm giữ 45% vốn của VNM, và có quyết định quan trọng nhất đối với doanh nghiệp này.
SCIC đã phủ quyết việc phát hành ESOP cho cán bộ công nhân viên VNM trong Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 vì không muốn bị pha loãng quyền kiểm soát tại Công ty này; ngoài ra, SCIC cho rằng mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên VNM là 10 triệu đồng/tháng, cộng với thưởng trung bình 119 triệu đồng/người/năm thì không việc gì phải thưởng cổ phiếu nữa.
Tại sao SCIC lại giới thiệu Ông Hà Văn Thắm đại diện cho SCIC, trong khi Ông Thắm không có chuyên môn về khoa học và ngành sữa?
Theo dự thảo sửa đổi quyết định 55 về room nước ngoại tại thị trường chứng khoán Việt Nam, một số công ty đủ điều kiện sẽ được nhà nước nới Room lên 60%. Tuy nhiên trừ khi SCIC thoái bớt vốn, mức room này tối đa cũng chỉ lên đến 55% do SCIC vẫn đang nắm giữ 45%.
Trong thời gian qua, xã hội thảo luận nhiều về việc SCIC có nên thoái vốn tại VNM hay không? Đây có thể sẽ là key trong những năm tới.
2.       Cập nhật tiến trình đàm phán TPP và lợi ích ngắn, dài hạn
12 quốc gia gồm: Việt Nam, Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore đang xây dựng 1 thỏa thuận tự do thương mại đa phương, chuẩn mực cao cho khu vực Thái Bình Dương (TPP).
Ngắn hạn: Xuất khẩu tăng 37% trong những năm đầu TPP. TPP có thể mở ra những cơ hội thu hút đầu tư từ những quốc gia không nằm trong TPP cho Việt Nam (ngành dệt, sợ, dầy da…)

Dài hạn: Tiềm năng rất lớn. TPP sẽ giúp cơ giới hóa nông nghiệp cho Việt Nam, giúp hàng Việt Nam đi ra nước ngoài thuận lợi hơn.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

ĐẠI GIA SỐ 1 VIỆT NAM: THÂU TÓM NGÂN HÀNG MUA 100 MÁY BAY

30 September 2013 at 11:57
Mình chép lại bài này từ Vietnamnet để lưu, vì bài này đăng chỉ 1h sau là rút xuống. 

Chỉ trong một ngày, hai thương vụ trị giá hàng tỷ USD là thông qua việc sáp nhập hai ngân hàng và mua 100 máy bay mới đã gây rung động thị trường Việt Nam. Điều đáng nói, cả hai đều liên quan đến một tập đoàn lớn và doanh nhân thành đạt, kín tiếng. Chỉ với hai thương vụ nay, Dn và doanh nhân này đã xứng là đại gia số 1 của năm 2013. 


Sovico ai biết đều nể

Trong giới đầu tư, cái tên Sovico Holdings đã rất nổi tiếng với khá nhiều vụ đầu tư lớn trong lĩnh vực BĐS và liên quan tới nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, tên tuổi của một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam này chưa thực sự được biết đến trên diện rộng cho đến khi DN này lấn sân sang lĩnh vực hàng không.

Hôm 25/9, hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJetAir đã ký kết thỏa thuận mua 92 chiếc A320 của hãng Airbus tại Paris trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thương vụ trị giá khoảng 9 tỷ USD của VietjetAir gây chấn động ngành hàng không không chỉ trong nước mà cả quốc tế và nó được xem như một cú bứt phá mạnh mẽ muốn vươn rộng hơn ra các thị trường quốc tế của hãng hàng không giá rẻ mới vài năm tuổi đời này.


Thông tin ban đầu cho thấy, số tiền khổng lồ dùng để mua 92 máy bay (62 chiếc sẽ được giao cho VietJetAir trong vòng 8 năm) và thuê 8 chiếc nói trên chủ yếu sử dụng vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài.

Cũng giống như đại đa số các hãng hàng không giá rẻ khác, VietJetAir dùng tiền vay để tài trợ cho đội bay của mình. Tuy nhiên, quyết định trang bị thêm 100 máy bay cùng với số tiền bỏ ra rất lớn cho thấy thực lực cũng như vị thế của các ông chủ VietJetAir quả là to lớn.

Vậy ai là ông chủ của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, mới chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 12/2011 và đã bất ngờ ước lãi khoảng 120 tỷ đồng trước thuế trong 7 tháng đầu năm 2013; dự kiến IPO, niêm yết trên TTCK nước ngoài trong vòng 18 tháng tới này?

Cho tới thời điểm hiện nay, thông tin đầy đủ về cổ đông VietJetAir chưa có nhưng giới đầu tư đã biết đến tập đoàn tư nhân Sovico Holdings có vai trò là cổ đông cổ đông lớn của hãng hàng không này. Và như thế, thương vụ của VietJetAir là một sự bất ngờ về vị thế của tập đoàn Sovico.

Cùng ngày với thương vụ “trăm tỷ USD” nói trên, giới đầu tư còn đón nhận thông tin Đại hội cổ đông bất thường Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) đã thông qua các văn kiện quan trọng để sáp nhập vào HDBank.

Thông tin về vụ sáp nhập này đã được nói đến nhiều và đã được NHNN chấp thuận từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, đại hội của DaiABank hôm 25/9 mới là câu trả lời cuối cùng của cổ đông của ngân hàng có vốn điều lệ 3.100 tỷ và mạng lưới gần 70 điểm giao dịch trên cả nước, chấp nhận xóa sổ tên tuổi để sáp nhập vào HDBank. Gần đây, 2 vị trí cao nhất tại DaiABank đều là người từ HDBank sang.

Điều mà nhiều người quan tâm là HDBank và DaiABank có quan hệ mật thiết với Tập đoàn Sovico Holdings. Ông Chu Việt Cường vừa được bầu vào vị trí chủ tịch HĐQT DaiABank là thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc điều hành của Sovico Holdings. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - cổ đông sáng lập, chủ tịch điều hành của Sovico Holdings là phó chủ tịch HDBank.

Gương mặt đại gia bí ẩn

Nói đến VietJetAir và HDBank gần đây nhiều người mới biết đến Sovico Holdings nhưng với giới đầu tư tài chính, cái tên này khá quen thuộc. Chủ nhân của tập đoàn tư nhân này là vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng-Nguyễn Thị Phương Thảo, là 2 trong 3 sáng lập viên xây dựng Sovico (cùng ông Nguyễn Cảnh Sơn) từ những ngày đầu thành lập - năm 1992.

Ông Hùng hiện là chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, trong khi bà Thảo là chủ tịch điều hành.


Ông Hùng được biết đến là thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn; là phó chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản; uỷ viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ; thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế thế giới và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.

Ông là kỹ sư năng lượng, tiến sỹ chuyên ngành tự động hóa, viện sỹ Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên bang Nga. Còn bà Thảo là cử nhân kinh tế và tín dụng - ngân hàng, tiến sỹ kinh tế, ủy viên sáng lập Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên Bang Nga.

Với năng lực cá nhân và uy tín ở trong nước và quốc tế, ông Hùng và bà Thảo đã cùng Sovico đầu tư vào nhiều DN trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tập đoàn này hiện là cổ đông chính của HDBank, Chứng khoán Phú Gia, Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital. Trong lĩnh vực BĐS, Sovico Holdings đã mua lại khu resort Furama ở Đà Nẵng; rót vốn vào Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, Dự án Ariyana ở Đà Nẵng, CTCP Địa ốc Phú Long (dự án Dragon City), Abacus Tower tại Quận 1, TP.HCM… Trước đó, theo thông tin từ Sovico, tập đoàn này là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank.

Trong lĩnh vực hàng không, Sovico Holdings là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam - VietJet Air. Ngoài ra, Sovico còn rót vốn vào những lĩnh vực khác như thủy điện, cao su, giáo dục, thương mại...

Giống như đại gia “gốc” Nga khác, ông Hùng đã xây dựng cơ nghiệp ban đầu của mình tại Liên bang Nga từ cuối thập kỷ 80 với các ngành hàng như tiêu dùng, nhu yếu phẩm, hàng thực phẩm, điện tử, may mặc… Chủ trường quay về thị trường Việt Nam bắt đầu tư giữa những năm 2.000 đến nay và tập trung trong hai lĩnh vực chính là BĐS, tài chính ngân hàng.

Riêng với ông Hùng, mảng hàng không là một sự khác biệt và là dấu mốc quan trọng thể hiện định hướng chiến lược phát triển của Sovico.


Trong khi rất nhiều DN từ nhỏ tới lớn đang vật lộn trong khó khăn vì đầu tư dàn trải, đa ngành, tập đoàn của ông Hùng-bà Thảo lại đang đầu tư rất lớn ở rất nhiều lĩnh vực. Nhiều người cảm giác e ngại về sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn này. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, những dự án mà Sovico triển khai, trong đó có VietJetAir - một dự án rất mạo hiểm trong một thị trường “tồn tại đã khó” - lại rất tích cực.

Hãng hàng không tư nhất duy nhất của Việt Nam hiện còn bay hồi đầu tháng 9 cho biết, DN đã có lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm (thay vì dự kiến lỗ 3 năm) và dự định sẽ IPO và niêm yết ở TTCK nước ngoài trong vòng 18 tháng tới. Tới cuối tháng 8 vừa qua, VietJetAir đã nâng thị phần ở thị trường nội địa lên 20% bằng việc mở thêm các đường bay mới, vượt qua Jetstar Paciffic - một hãng hàng không giá rẻ khác thuộc quyền sở hữu của Vietnam Airlines (hiện nắm 12%).


Theo Mạnh Hà/Vietnamnet

Link nguồn đã bị rút: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/142278/dai-gia-so-1-viet-nam-thau-tom-ngan-hang-mua-100-may-bay.html
Nguyễn Văn Hùng và vợ là Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Văn Hùng và vợ là Nguyễn Thị Phương Thảo
Facebook BS Ho Hai

Mot version khac

Sức mạnh kín tiếng sau sáp nhập NH, mua 100 máy bay

Chỉ trong một ngày, hai thương vụ trị giá hàng tỷ USD là thông qua việc sáp nhập hai ngân hàng và mua 100 máy bay mới đã gây rung động thị trường Việt Nam. Điều đáng nói, cả hai đều liên quan đến một tập đoàn lớn thành lập từ đầu những năm 90. Tuy ít xuất hiện nhưng qua hai thương vụ này, tập đoàn này đã nổi tiếng trong giới đầu tư cả trong và ngoài nước.
Sovico- cái tên đáng nể
Trong giới đầu tư, cái tên Sovico Holdings đã nổi tiếng với khá nhiều vụ đầu tư lớn trong lĩnh vực khách sạn, bất động sản và liên quan tới nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, tên tuổi của một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam này chưa thực sự được biết đến trên diện rộng cho đến khi DN này lấn sân sang lĩnh vực hàng không.
Hôm 25/9, hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJetAir đã ký kết thỏa thuận mua 92 chiếc A320 của hãng Airbus tại Paris trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thương vụ trị giá khoảng 9 tỷ USD của VietjetAir gây chấn động ngành hàng không không chỉ trong nước mà cả quốc tế và nó được xem như một cú bứt phá mạnh mẽ muốn vươn rộng hơn ra các thị trường quốc tế của hãng hàng không giá mới hoạt động chưa đầy 2 năm.
VietJetAir, HDBank, Sovico Holdings, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Phương Thảo, đại gia, học tập, làm việc, Nga
Thông tin ban đầu cho thấy, số tiền khổng lồ dùng để mua 92 máy bay (sẽ được giao cho VietJetAir trong vòng 8 năm) và thuê 8 chiếc nói trên chủ yếu sử dụng vốn tài trợ từ các ngân hàng nước ngoài.
Cũng giống như đại đa số các hãng hàng không giá rẻ khác, VietJetAir dùng tiền vay để tài trợ cho đội bay của mình. Tuy nhiên, quyết định trang bị thêm 100 máy bay cùng với số tiền bỏ ra rất lớn cho thấy thực lực cũng như vị thế của các ông chủ VietJetAir quả là to lớn.
Cho tới thời điểm hiện nay, thông tin đầy đủ về cổ đông VietJetAir chưa có nhưng giới đầu tư đã biết đến tập đoàn tư nhân Sovico Holdings có vai trò là cổ đông cổ đông lớn của hãng hàng không này. Và như thế, thương vụ của VietJetAir là một sự bất ngờ về vị thế của tập đoàn Sovico.
Cùng ngày với thương vụ “chục tỷ USD” nói trên, giới đầu tư còn đón nhận thông tin Đại hội cổ đông bất thường Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank), 100% cổ đông đồng thuận tái cấu trúc ngân hàng Đại Á bằng việc sáp nhập vào HDBank.
Thông tin về vụ sáp nhập này đã được nói đến nhiều và đã được NHNN chấp thuận từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, đại hội của DaiABank hôm 25/9 mới là câu trả lời cuối cùng của cổ đông của ngân hàng có vốn điều lệ 3.100 tỷ và mạng lưới gần 70 điểm giao dịch trên cả nước, chấp nhận xóa sổ tên tuổi để sáp nhập vào HDBank. Gần đây, 2 vị trí cao nhất tại DaiABank đều là người từ Sovico và HDBank sang.
Những thương vụ dấu ấn
Sự thành công trong thương vụ mua và thuê 100 máy bay A320 của hãng Airbus cũng là một bước tiến nhảy vọt mới trong lĩnh vực hàng không - một mảng kinh doanh mới mà tập đoàn tư nhân Sovico Holdings mới gia nhập với tư cách là người đến sau này.
Có trụ sở tại Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội, Sovico Holdings trước đây được biết đến nhiều hơn khi đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, BĐS, công nghiệp-năng lượng…
Tên tuổi của Sovico từng gắn với những ngân hàng và công ty tài chính như Techcombank, VIB Bank, PVFC Capital; tới vụ mua lại khu resort Furama ở Đà Nẵng; vụ rót vốn vào Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, Dự án Ariyana ở Đà Nẵng, Công ty Địa ốc Phú Long (dự án Dragon City với mưc đầu tư trên 1 tỉ đô la Mỹ), Abacus Tower tại Quận 1, TP.HCM… và gần đây là HDBank, DaiABank. Ngoài ra, Sovico còn rót vốn vào những lĩnh vực khác như thủy điện, cao su, giáo dục, thương mại...Với năng lượng, Sovico có một danh mục đầu tư các dự án thủy điện phong phú như: Bình Điền 44MW, Daksrong 18MW, Sơn Tây Quảng Ngãi 18MW, Cụm thủy điện Canan 15MW , 3 thủy điện Nậm Ét - Lào khoảng 500MW cùng đầu tư với EVN , Công ty điện lực EVN Cambodia... Hợp tác cùng International Power - Anh Quốc đấu thầu Nhiệt điện Nghi Sơn.
Nhưng cho tới thời điểm này, có lẽ cái tên Sovico Holdings được biết đến rộng rãi trong cộng đồng gắn liền với thương hiệu VietJet Air - hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam đang trụ vững và phát triển mạnh mẽ. Và đây dường như cũng là thương hiệu có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực trong lĩnh vực hàng không nhờ vào sự quyết liệt trong khâu đầu tư cũng như đảm bảo mục tiêu “giá rẻ” nhưng vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận ngay từ những năm đầu tiên bước chân vào thị trường.
Sovico có những bước đầu phát triển tại Liên bang Nga từ cuối thập kỷ 80 với các ngành hàng như máy móc thiết bị , sắt thép, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, điện tử, may mặc…
Tuy nhiên, sự khác biệt của Sovico trong hơn hai mươi năm qua có vẻ là tính thận trọng, chắc chắn, các thương vụ chưa từng nếm mùi thất bại. Giờ đây có lẽ không còn phải là khách sạn, bất động sản, tài chính ngân hàng với sự tham gia vào Techcombank VIB Bank, HDBank và gần đây là thương vụ sát nhập DaiABank nữa, mà có thể chính ở cái tên VietJet Air, ở lĩnh vực hàng không. Thương vụ này làm cho Sovico có muốn cũng không thể “kín tiếng” như truyền thống của họ.
Sự chuyển hướng sang lĩnh vực hàng không được xem là một dấu mốc trong quá trình phát triển của tập đoàn này. Nó cũng thể hiện một định hướng chiến lược phát triển mới của Sovico.
Có thể thấy, việc đầu tư vào nhiều lĩnh vực bao giờ cũng gây cho giới đầu tư e ngại. Sự phát triển quá mạnh mẽ đôi khi cũng khiến nhiều người cảm thấy rủi ro. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, những dự án mà Sovico triển khai, trong đó có VietJetAir - một dự án xem chừng mạo hiểm trong một thị trường nặng độc quyền “tồn tại đã khó” - lại rất tích cực.
Hãng hàng không tư nhân duy nhất của Việt Nam hiện còn bay hồi đầu tháng 9 cho biết, DN đã có lợi nhuận 120 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm (thay vì dự kiến lỗ 3 năm) và dự định sẽ IPO và niêm yết ở TTCK nước ngoài trong vòng 18-42 tháng tới. Tới cuối tháng 8 vừa qua, VietJetAir đã nâng thị phần ở thị trường nội địa lên 22%.
Với nhiều doanh nghiệp, việc tập trung vào ngành nghề cốt lõi là cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ở chiều ngược lại, sự chuyển hướng, sự bứt phá có thể giúp DN phát triển mạnh mẽ hơn và tạo nên những gương mặt có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tất cả phụ thuộc vào người chèo lái doanh nghiệp, vào cung cách quản trị doanh nghiệp hiện đại và nhất quán. Hơn thế, với Sovico Holdings, có lẽ cũng cần xem xét DN này ở khía cạnh một tập đoàn đầu tư đa ngành tiềm lực.
Mạnh Hà

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Ai hưởng lợi từ việc VFM chuyển đổi sang quỹ mở

http://ndh.vn/bo-3-hsc-vfm-va-dc--20130927085223572p4c146.news

  Bộ 3 HSC, VFM và DC?

Việc CTCK TPHCM (HSC) đầu tư vào các chứng chỉ quỹ (CCQ) như VF1, VF4 hay BF1 đã đem lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho công ty. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, trong các thương vụ này cần đặt ra một số vấn đề.


VF1, VF4 được quản lý bởi CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Theo những thông tin đã công bố, Dragon Capital (DC) là cổ đông lớn của VFM. Còn điểm sơ qua thông tin của VFM, có thể thấy rất rõ sự hiện diện của DC tại VFM, tiêu biểu nhất là ông Dominic Scriven, CEO của DC, đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT tại VFM. Theo báo cáo thường niên 2012 của VF1, có 2 người của DC nằm trong ban đại diện quỹ là ông Hoàng Kiên (Giám đốc danh mục đầu tư của DC) và ông Phan Minh Tuấn (Giám đốc DC tại Hà Nội). Qua đây có thể thấy được phần nào sự "gắn kết" giữa DC và VFM rồi xuống cả VF1.
Nhìn sang đội ngũ nòng cốt của HSC, cũng có thể thấy sự hiện diện của DC: Phó Chủ tịch HĐQT HSC Lê Anh Minh là Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính (CFO) của DC group. Quan trọng hơn DC cũng là cổ đông lớn, sở hữu hơn 30% cổ phần tại HSC. DC đều có ảnh hưởng lớn tại VFM và HSC, nên khi HSC mua vào VF1, VF4 (do VFM quản lý), người ta có quyền đặt câu hỏi về lợi thế của CTCK này khi đầu tư.
Sự gắn kết giữa HSC, VFM và DC là có thể thấy được trên những thông tin đã công bố, như vậy các bên rõ ràng phải rất hiểu nhau, đây là chuyện hết sức bình thường của "người một nhà". Đầu tư vào một mục tiêu mình hiểu rất rõ tất nhiên sẽ khiến người mua có cảm giác an toàn hơn, tự tin hơn. Nhưng câu hỏi là độ gắn bó này nằm ở mức nào và có khả năng tạo ra xung đột lợi ích hay không?
Trước tiên, cần phải khẳng định một điều, VF1 hay VF4 đều là những quỹ đầu tư sở hữu danh mục tốt, với nhiều CP blue chip trên thị trường hiện nay. Những CP trong danh mục của 2 quỹ này nếu mua riêng lẻ với số lượng lớn chưa chắc đã mua được, hoặc nếu có mua được phải mua giá cao, vậy nên khi mua CCQ của VF1 và VF4 xem ra có thể mua "cả cụm".
Nhìn vào thời gian HSC giải ngân, có thể thấy CTCK này đã mua các CCQ với giá rất hợp lý và thu được lãi lớn, giá trị tài sản ròng (NAV) của các quỹ này tăng thêm khi TTCK hồi phục. Chừng đó lý do cũng khắc họa được phần nào tiềm năng và thực lực của VF1 và VF4.
Thử đưa ra một yếu tố mỗi khi nói về quỹ đầu tư ai cũng muốn biết, đó là danh mục đầu tư. VF1 hay các quỹ khác của VFM đều công bố ra bên ngoài NAV của từng danh mục, tỷ trọng các ngành nghề, thậm chí những công ty chiếm tỷ trọng lớn.
Nhưng chừng đó vẫn chưa đủ đối với nhu cầu của nhiều người, vì họ còn muốn biết VF1 mua REE, FPT, VNM với giá bao nhiêu, số lượng cụ thể là bao nhiêu, mà trong thực tế những điều này không thể công bố ra bên ngoài. Vậy câu hỏi đặt ra là bên ngoài không biết, còn HSC có biết hay không?
Rõ ràng khi HSC đầu tư vào VF1 hay VF4 sẽ tạo ra một vòng tròn lợi nhuận khép kín, đi kèm với một loạt lợi ích khác. VF1 hay VF4 lên giá, HSC sẽ có lãi, như vậy cổ đông lớn DC cũng được hưởng lợi, chưa kể chính VFM cũng "dễ thở" hơn vì quỹ này có những giai đoạn sụt giảm NAV khiến ban điều hành bị chất vấn rất "dữ".
Một bên lên giá, hai bên còn lại hưởng lợi và tạo thành những lợi thế mang tính tổng hợp, một "group" mạnh. Hơn nữa, cần lưu ý một điều VF1 hay VF4 cũng sắp chuyển thành quỹ mở và sự tham gia của HSC cũng có nhiều lợi thế. Thứ nhất, HSC sẽ là một đơn vị phân phối CCQ quỹ mở của VF1 và VF4, điều này có lợi cho VFM và HSC nếu hiểu rõ VF1 và VF4 cũng sẽ chào bán các CCQ này tốt hơn.
Một giả thiết khác nên nói đến là việc rút tiền quỹ mở. Khi chuyển thành quỹ mở, một trong những rủi ro có thể xảy ra là việc NĐT đến chào bán CCQ và rút tiền về. Tiền rút càng lớn, có thể càng ảnh hưởng đến hoạt động quỹ mở. Vậy nên trong trường hợp HSC nắm số lượng lớn CCQ của VF1, nếu có ý định rút tiền, VFM sẽ dễ thương lượng hơn, sao cho không bị ảnh hưởng đến lợi ích chung, vì đều có liên quan với nhau.
Có quá nhiều lợi thế từ mối quan hệ tay ba này, mong rằng nó được khai thác một cách minh bạch, rõ ràng để đem lại lợi ích cho các bên, cho các cổ đông và cho cả TTCK.
Theo Sài Gòn Đầu tư 

Case đáng đọc về lương, thưởng các CEO lớn

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/ceo-blackberry-va-cai-bat-tay-tri-gia-55-trieu-usd-201309271057262033ca32.chn

Nhiều tháng trước khi BlackBerry bị bán lại với giá 4,7 tỷ USD, CEO Thorsten Heins đã ký vào một bản thỏa thuận với Fairfax để nhận khoản bồi thường trị giá 55 triệu USD nếu công ty này tìm được chủ mới.

Watsa - CEO của Fairfax (công ty vừa quyết định bỏ ra 4,7 tỷ USD để thâu tóm BlackBerry) gia nhập Hội đồng quản trị của BlackBerry từ tháng 1/2012, và là một trong ba người xem xét về khoản bồi thường dành cho Thorsten Heins nếu như BlackBerry bị thâu tóm. 

Cái bắt tay trị giá 55 triệu USD 

3 nhà lãnh đạo, bao gồm Watsa, Chủ tịch hội đồng quản trị Barbara Stymiest và thành viên hội đồng lâu năm là John Wetmore đã quyết định tăng lương cứng, thưởng cũng như đưa ra một khoản bồi thường cực lớn trong trường hợp Heins bị mất việc sau khi BlackBerry bị tiếp quản bởi một đơn vị khác. 

Trong hợp đồng Heins đã ký vào tháng 5 vừa qua, số tiền bồi thường cho ông này đã tăng gấp 3, lên mức 55,6 triệu USD so với mức 18,9 triệu USD trước đó. Tuy nhiên, trị giá số tiền 55,6 triệu USD một phần phụ thuộc vào giá cổ phiếu của BlackBerry hồi đầu tháng 3, trong khi cổ phiếu của hãng đã sụt giảm hơn 1/3 kể từ thời điểm đó. Điều này đồng nghĩa với việc, số tiền Heins nhận được sẽ ít đi trong trường hợp thương vụ nói trên được hoàn tất. 

Khi được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn của Fairfax cho biết, quyết định bồi thường dành cho CEO Thorsten Heins đã được thông qua bởi toàn bộ các thành viên Hội đồng Quản trị của BlackBerry. 

Watsa đã rời khỏi vị trí thành viên Hội đồng Quản trị từ tháng 8, sau khi có tin đồn về việc ông này có những xung đột về lợi ích ở thời điểm BlackBerry tuyên bố tìm kiếm một đối tác để “bán mình”. Tuy nhiên trên thực tế, BlackBerry đã rơi vào tầm ngắm của tập đoàn do ông làm chủ đầu tư - Fairfax Financial Holdings Inc. 

BlackBerry không phải là công ty duy nhất trả một khoản bồi thường lớn cho CEO sau khi bán mình. CEO của Nokia là Stephen Elop cũng đã bỏ túi 18,8 triệu euro (25 triệu USD) sau khi các cổ đông đồng ý bán lại bộ phận sản xuất thiết bị di động cho Microsoft. Sau khi bán lại, Elop sẽ vẫn tiếp tục làm việc cho Microsoft, vốn là công ty cũ của ông.

Ngập trong tiền thưởng 

CEO BlackBerry và cái bắt tay trị giá 55 triệu USD (1)

Heins được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của BlackBerry vào đầu năm 2012, tiếp quản một triều đại đang có dấu hiệu đổ vỡ từ Mike Lazaridis và Jim Balsilie. Trong những tháng trước khi từ chức, Lazaridis và Balsilie đã cắt giảm lương cơ bản của họ xuống còn 1 USD/năm, một động thái để chứng tỏ họ không muốn “bòn rút” một đồng nào từ BlackBerry ở thời điểm công ty gặp khó khăn. 

Khoản tiền bồi thường dành cho Heins đã tăng từ 1,9 triệu USD trong năm tài khóa 2011, khi ông còn là COO, lên mức 10,3 triệu USD trong năm 2012, khi ông được bổ nhiệm làm CEO. Kể từ khi Heins nhậm chức, cổ phiếu của BlackBerry đã giảm hơn 50%, phần lớn là do quãng thời gian dài hãng này trì hoãn tung ra nền tảng BlackBerry 10 và các thiết bị đi kèm. 

Hồi tháng 5, Heins ký vào một bản hợp đồng mới với điều khoản tăng lương của ông này từ 1 triệu USD lên 1,5 triệu USD, và khoản thưởng trị giá 34 triệu USD cho 3 năm cống hiến tại BlackBerry.

Theo hồ sơ của công ty, nếu Heins bị buộc phải rời khỏi vị trí lãnh đạo công ty do việc chuyển quyền sở hữu, ông sẽ nhận được 3 triệu USD tiền lương cơ sở, 4,5 triệu USD tiền thưởng năm và khoản bồi thường chính trị giá 48 triệu USD. Hồ sơ của công ty này cũng chỉ ra rằng, Hội đồng quản trị đã thưởng nóng cho Heins một khoản tiền trị giá 3 triệu USD sau khi hãng này ra mắt nền tảng BlackBerry 10 và các thiết bị Z10, Q10. 

Tuần trước, hãng này cũng đã báo cáo một khoản thâm hụt lên đến 1 tỷ USD, chủ yếu do việc không bán được các thiết bị chạy BlackBerry 10. 

Theo Thành Duy
Zing/Tri Thức