Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Update chart 31/07/2012


Phân phối thế này cho thấy thời kỳ đè giá để gom sắp kết thúc rồi



Trong quá khứ có 1 đợt bulltrap khá giống hiện nay, nhưng nhìn về khối lượng giao dịch thì lại thấy ánh sáng cuối đường hầm. Trước bulltrap thị trường tạo đáy với KLGD rất thấp chỉ >13tr CP, sau đó phân phối đỉnh ở 2 phiên 34tr CP, mọi thứ đều rất giống đợt bulltrap vừa rồi. Có cái khác là sau khi phân phối thị trường đi vào xu hướng giảm mạnh nhưng khối lượng giao dịch luôn duy trì ở mức >20tr CP, mãi đến trước khi có sóng tăng đầu 2012 thị trường mới tạo đáy bởi phiên 13tr CP. Hiện nay, thị trường không giảm mạnh mà có xu hướng sideway, khối lượng giao dịch phiên hôm nay chỉ còn 20tr, tương đương KLGD trước phiên đáy bulltrap, cho thấy khả năng thị trường đảo chiều kết thúc chu kỳ đè giá sắp diễn ra.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Hai mặt của nhập siêu thấp

Đọc bài này sáng nay, đừng vội kết luận gì cả, vẫn biết trong quá khứ, VN nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu cơ bản để sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng trong nước và cả xuất khẩu. Nhưng xu hướng từ đầu năm tới giờ nhập giảm, xuất tăng làm VN giảm mạnh tỷ lệ nhập siêu. Nếu nói biến động này xấu hay tốt đều có vẻ là vội vàn, tốt hơn hết nên thực hiện 1 survey, hỏi doanh nghiệp VN xem, "tại sao họ vẫn có hàng xuất đều đặn trong khi nhập khẩu giảm?". Liệu họ chuyển sang sử dụng "sản phẩm thay thế nào đó của VN?"?

Đọc mà thấy ngứa gan

VN đi lên bằng nông nghiệp, nông nghiệp là thế mạnh của VN, thế nhưng các mặt hàng nông lâm thủy hải sản của VN hầu hết đều bị lép vế ngay chính trên quê hương của mình, không mặt hàng nào sản xuất đại trà mà ko phải bỏ 1 đống chi phí đầu vào để nhập khẩu. Điều này có thể nói, mức độ độc lập của ngành thấp, giá trị gia  tăng của ngành không cao. Những điều này tất yếu dẫn đến tính cạnh tranh thấp khi ra biển lớn.

Hầu hết các bài báo, những người có tâm, những người rất tuyệt vời khi phát hiện vấn đề bất cập của ngành. Hầu hết họ đều nhận xét 1 điểm chung và rất cần nhà nước can thiệp đó là "hàng rào kỹ thuật" để giúp cho sản phẩm nước ngoài ko tự nhiên đi vào VN như chốn ko người để cạnh tranh, gây chết những doanh nghiệp trong nước.

Đến mức làm nông nghiệp mà người dân còn than trời là "đánh bạc" thì cũng hết cách trong điều hành kinh tế của VN. Tư duy ngắn hạn luôn và nhiệm kỳ luôn chi phối mọi hoạt động kinh tế, như vậy thì khi nào mới tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh đây?

Đọc bài báo này sáng nay, thấy đau xót quá! Theo mình, VN chưa tạo ra sự phân bổ lao động phù hợp. Những lao động chất lượng cao vẫn chỉ tập trung vào những ngành nghề không tạo ra sản phẩm thật như tài chính, ngân hàng, bất động sản... Trong khi đó, những lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp lại thiếu nhân lực chất lượng, thiếu cơ chế bảo hộ của Nhà nước. Cứ như thế này thì còn lâu mới khá được!

Cái chỗ cần anh nhà nước giúp thì anh lại bỏ lơ, năm nào cũng hô hào hỗ trợ nông nghiệp nhưng lại thiếu cái tầm nhìn lớn, cái tầm nhìn mà có thể thay đổi được đại cục í, vậy là đâu lại vào đó, cần lắm anh nhà nước ạ.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

11 tín hiệu cho thấy doanh nghiệp dối trá trong công bố thu nhập

Ilia Dichev and Shiva Rajgopal at Emory and John Graham at Duke trong 1 nghiên cứu cho thấy có đến 20% doanh nghiệp đại chúng nói xạo về thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo quý.
Vậy những tín hiệu nào giúp nhà đầu tư phát hiện vấn đề này. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn 169 CFOs.

11. Quá nhiều khoản thu nhập không ổn định: Rõ ràng, lợi nhuận phải đến từ cơ bản doanh nghiệp, một doanh nghiệp có lợi nhuận biến động mà không đến từ sự "chuẩn bị" trước thì nguy.
10. Khoản phải thu tăng nhanh: điều này cho thấy doanh nghiệp sớm ghi nhận doanh thu cho các đơn hàng ở các quý tiếp theo, hoặc cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng chậm lại.
9. Báo cáo không sử dụng chuẩn kế toán GAAP: đây là chuẩn báo cáo tài chính của Mỹ, một khi doanh nghiệp cố tình làm khác chuẩn, có thể họ muốn tô hồng ở một vài điểm về thu nhập.
8. Sự thay đổi nhân sự quản lý một cách đột ngột hoặc thường xuyên
7. Hàng tồn kho tăng nhanh: hàng tồn tăng mạnh có nghĩa là doanh nghiệp đã giảm giá vốn hàng bán trong kỳ, cho các kỳ tiếp theo. Do vậy, đây là tín hiệu.
6. Luôn đánh bại thu nhập mục tiêu của giới phân tích
5. Quá nhiều thứ bỏ đi: 34 percent of CFOs said to watch this.
You hear a lot of companies reporting "adjusted earnings," which don't take into account special one-time items that affect financial statements. Large or frequent write-offs, write-downs, restructuring charges, or complex transactions should be a warning.
4. Thu nhập đều đặn quá nhiều trong thị trường biến động: Thu nhập liên tục điều đặn quý này sang quý khác trong lúc thị trường thì biến động ko ngừng.
3. Big accurals or change in accurals: High accruals mean a company is booking a lot of revenue before the cash actually comes in. Some traders and investors even employ a trading strategy based on the accrual anomaly – in which they buy companies with low accruals and sell companies with high accruals – that appears to be quite profitable.
....
Full link

VN sẽ phải phá giá đồng VND như TQ phá NDT ngày 26/7/12

TQ quyết định hạ giá đồng nhân dân tệ xuống 1% để cứu các doanh nghiệp đang sắp chết vì chiến lược kinh tế xuất khẩu của nhà nước sau những giảm sút tăng trưởng liên tục 2 quý qua.

Trong khi đó, TS Giang cũng khuyến nghị chính phủ ko nên giữ chặt tỷ giá, vì xuất khẩu đóng góp rất lớn cho nền kinh tế nước nhà. Việc giảm tỷ giá giúp hàng hóa cạnh tranh hơn, gia tăng xuất khẩu. Full text here

Có nhiều lần mình cũng nhắc tới khía cạnh này, không chỉ vì xuất khẩu, mà vì lãi suất đồng VND đang giảm rất mạnh so với USD, nên đồng USD sẽ mạnh lên tương đối so với VND, nên việc điều chỉnh tỷ giá ko sớm thì muộn cũng diễn ra.

Phiên tăng nhưng không vui tẹo nào


Thị trường tăng trở lại sau khi nến doji hình thành vào ngày hôm trước. Tuy vậy niềm vui thật không trọn vẹn khi volume chỉ duy trì ở mức rất thấp.
Điều này chứng tỏ một bộ phận nhà đầu tư trung hạn vẫn còn kỳ vọng thị trường đã đi vào thời kỳ tích cực, tuy vậy sự hoài nghi vẫn chiếm lĩnh, bên mua không quyết liệt mua vào, trong khi đó bên bán cũng không mặn mà bán ra, khi hầu như những người mua vào trong sóng tăng trước đến giờ phút này đều không còn lãi. Cũng nên lưu ý một điều, hầu hết những người đang giữ hàng là những nhà đầu tư trung hạn, họ mua vào khi thị trường confirmed tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật cho xu hướng trung hạn trước đó, họ vẫn chưa tăng thị trường sẽ rơi vào chiều giảm, do vậy họ vẫn còn ôm hàng và chờ đợi hơn là bán ra.
==> Xu hướng sắp tới sẽ là gì? Nếu phiên cuối tuần ngày mai thị trường không đóng cửa xanh với khối lượng giao dịch lớn hơn trung bình 5 phiên gần nhất thì coi như mọi thứ đã ngã ngũ. Kịch bản này không xảy ra đồng nghĩa với 70% thị trường sẽ đi vào sideway hoặc suy giảm. Mình cho rằng thị trường sẽ khó giảm mạnh, xu hướng sideway có thể sẽ chủ đạo. Nếu đã xác định được kịch bản thì ta vẫn có thể kiếm lời được từ thị trường.
Kịch bản tăng: nếu thị trường phiên mai đóng cửa xanh, với >67% cổ phiếu xanh và khối lượng giao dịch cao hơn trung bình 5 phiên gần nhất: tiếp tục hold hàng và có thể mua thêm ở phiên confirm vào thứ 2 tuần sau.
Kịch bản sideway: đợi thị trường về vùng thấp của trading range, mua vào, động tác mua cần phải kiềm chế và mua rải, đợi thị trường lên vùng cao của trading range bán ra để chốt lãi, động tác bán cần dứt khoát, bán hết 1 lần.
Kịch bản giảm: sẽ viết sau....

Update 27 07 2012
Phiên giảm với khối lượng tăng so với phiên liền trước hàm ý những điều không mấy tốt đẹp. Haizzz,,,, phải thay đổi quan điểm mất.


Update 30 07 2012

Nếu loại trừ VNM và 1 số BCs khác thì phiên hôm nay là 1 phiên sideway. và phiên sideway thế này mà khối lượng sụt mạnh cho thấy bên cung chả còn tha thiết để bán, nói chung là 1 tín hiệu tích cực hơn so với những phiên trước.

Update 31 07 2012

Thật tuyệt vời! Một phiên đi ngang với khối lượng giao dịch tiếp tục suy kiệt (20tr tương đương phiên 11.7) :). Pls patient, It's really good trend will happen soon.

Phản ứng của giá đối với thông báo thu nhập doanh nghiệp

Thông thường người ta thường so sánh thu nhập doanh nghiệp với dự báo của giới phân tích. Nếu thu nhập lúc công bố lớn hơn mức dự báo thì giá cổ phiếu sẽ diễn biến tích cực, ngược lại giá cổ phiếu sẽ diễn biến tiêu cực.




Thông thường, trước thời điểm công bố chính thức con số lợi nhuận, giá cổ phiếu đã bắt đầu có diễn biến theo chiều của báo cáo chính thức, tuy nhiên diễn biến giá này khá chậm chạm. Ngay khi có thông báo chính thức, diễn biến giá mạnh hơn, nếu thông báo xấu hơn dự báo việc giá giảm mạnh chắc chắn xảy ra, ngược lại nếu thông báo tốt hơn dự báo giá sẽ tăng mạnh. Diễn biến này còn tiếp tục duy trì cho đến 2 tháng sau nhưng mức độ càng về sau càng giảm.




Giữa các loại cổ phiếu khác nhau có mức độ thay đổi khác nhau.
- Quanh 3 ngày công bố chính thức, giá cổ phiếu giá trị có mức độ thay đổi cao hơn cổ phiếu tăng trưởng. Điều này có lẽ vì nhà đầu tư thường kỳ vọng cao đối với những cổ phiếu tăng trưởng.
- Cổ phiếu nhỏ có khả năng bị tác động về giá mạnh hơn cổ phiếu lớn tại ngày công bố kết quả.
- Cổ phiếu của công ty có tỷ lệ tổ chức nắm giữ lớn sẽ có biến động về giá cao hơn (cái này cần phải xem lại ở thị trường VN, mấy ông tổ chức của VN thường là nhà nước, chậm chạp lắm :)).




See all here

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Indonesia

http://country.eiu.com/article.aspx?articleid=1619270546&Country=Indonesia&topic=Economy&mkt_tok=3RkMMJWWfF9wsRolu6nJZKXonjHpfsX76e8kX7Hr08Yy0EZ5VunJEUWy24sATtQhcOuuEwcWGog8xQVNSA==

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Tâm đắc cách giải quyết vấn đền của TS VTTA

Rõ ràng nền kinh tế đang khó khăn, trong khi dư địa chính sách tiền tệ này càng giảm thì sử dụng chính sách tài khóa mở rộng là tất yếu. Tuy nhiên, thay vì duy trì mức thuế cao, để tăng nguồn thu ngân sách, rồi dùng ngân sách này để tăng đầu tư công, đầu tư công này không hiệu quả và có độ trễ nhất định, thì nên giảm thuế cho dân, để dân dùng tiền này tiêu dùng và đầu tư trực tiếp. Như thế vừa hiệu quả, vừa giảm độ trễ chính sách, đi trực tiếp vào nền kinh tế, mà lại ko gây ra hiệu ứng chèn lấn (Crowding out effect)


Link

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Báo cáo của UBGSTCQG


Mức độ thịnh vượng của VN thấp, của ăn của để ko bao nhiêu + tín dụng dễ dãi trong quá khứ làm tỷ lệ cho vay/GDP; Tổng tài sản/GDP rất cao so với các nước đang phát triển trong khu vực.



Tăng trưởng tổng tài sản khối NHTM CP nhanh nhất.


Tổng tài sản tăng có 1 phần đóng góp lớn của tăng ảo, do các tổ chức tín dụng vay mượn lẫn nhau.


NHTMNN có tổng tài sản lớn thứ 2 nhưng lại cho vay đứng đầu --> NHTM NN có hiện tượng cho vay theo chỉ định, chủ yếu cho vay các tập đoàn nhà nước, mà tập đoàn nhà nước thì hầu hết có đòn cân nợ cao --> Xét trên bình diện lớn, NHTMNN như là NH lập ra để phục vụ cho các sân sau của mình là tập đoàn nhà nước, mô hình này không khác mấy so với hiện tượng sân sau của NHTMCP mà báo chí phanh phui gần đây.


Cùng với sự giảm sút chất lượng tài sản, nguồn vốn cũng có dấu hiệu bất ổn khi xu hướng giảm huy động từ thị trường 1, tăng tỷ trọng thị trường 2.


Trong 2011, do thắt chặt của NHNN, các NHTM đã có những động thái lách luật khi trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư, tài sản phải thu khác từ bên ngoài... tăng đột biến. Đó là những khoản vay mà tổ chức tín dụng lách luật, đảo nợ, che dấu nợ xấu. Sau khi cộng thêm các khoản này vào tín dụng thì tổng tài sản tăng thêm 12.45%.
Như vậy có thể thấy, không đơn giản khi kết luận tăng trưởng tín dụng thấp khi chỉ nhìn mỗi vào số liệu báo cáo, các số liệu lách khá lớn, vậy 2012 có biện pháp nào chống lách? Nếu chống triệt để thì phải làm sao khi từ đầu năm tới giờ tín dụng dường như tăng rất thấp (7.7.12 chỉ 1.76%).



Nhiều khoản vay ngắn hạn không trả nợ đã được NH cơ cấu sang nợ trung và dài hạn làm tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tăng bất thường trong 2012.



Nợ xấu và nợ quá hạn đã bị các ngân hàng bùa không ít, khá nhiều nợ xấu đã được các NH để trong nợ nhóm 2 làm tỷ trọng nợ nhóm 2 chiếm phần lớn trong tổng dư nợ quá hạn. Sau khi điều chỉnh lại số liệu chính thức là 11.48% nợ xấu, khá lớn.



Nợ xấu điều chỉnh lại lớn, dẫn đến tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu điều chỉnh rất nhỏ, nguy hiểm --> nếu tình hình xấu có thể rất nhiều ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng thua lỗ, căng nữa thì có lẽ còn tệ tệ hơn.




Tỷ lệ cho vay trên huy động theo hiệu chỉnh của VN tương tự con số mà Fitch Rating đưa ra, 103.8%, cao nhất đông nam á, đứng thứ 2 Châu Á chỉ sau Hàn Quốc 136%.




Tận dụng chênh lệch lãi suất USD, các ngân hàng liên doanh và nước ngoài tăng cưởng vay ngoại tệ từ nước ngoài cho vay lại trong nước, tạo ra tình trạng chênh lệch tổng huy động USD và cho vay USD trong nước lên mức rất cao --> Rủi ro khi đến hạn, sẽ cần 1 lượng USD lớn để trả cho banks và khi đó tỷ giá chắc chắn sẽ tăng. -> Wait and see....



No comment.


Như đã đề cập ở trên, trong 2011 sự phát triển của thị trường 2 tạo ra sự thiếu bền vững trong hoạt động ngân hàng. Cùng với sự bùng nổ này, nợ quá hạn trên thị trường 2 cũng đáng báo động.



Tăng trưởng tín dụng cao hơn huy động trong thời gian dài làm mất cân đối kỳ hạn và rủi ro kỳ hạn nghiêm trọng.




Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần và liên doanh, nước ngoài có mức độ huy động vốn ở thị trường 2 cao, phụ thuộc vào thị trường 2.




Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong hầu hết các ngân hàng ở VN, trong đó nhóm ngân hàng nhà nước cao nhất, và thấp nhất là nhóm cty tài chính.
Với việc lệ thuộc quá lớn vào tín dụng thế này, trong thời gian tới nhà nước tiếp tục hạn chế tín dụng, siết NIM thì chắc chắn thời kỳ vàng son trong lợi nhuận ngân hàng đã ở lại sau lưng.
Trong cơ cấu thu nhập hoạt động tín dụng cũng thể hiện sự bất cập, bất cập này là hệ quả của quá trình phình ra của thị trường 2, lãi từ liên ngân hàng tăng từ 27% năm 2010 lên 34% năm 2011. Đây là miếng bánh khá lớn trong tổng miếng bánh tín dụng, rất mất tính bền vững.


NIM tăng từ 2.88% lên 3.42%, tuy vậy lãi dự thu năm 2011 lại tăng đột biến (72.84%), trong khi tín dụng tăng chỉ 13.32%, đây là dấu hiệu bất thường, cho thấy chất lượng tín dụng đang xấu đi.




Theo báo cáo, mặc dù tỷ lệ an toàn vốn của VN vẫn đảm bảo >9% nhưng so với các quốc gia trên thế giới vẫn khá thấp, vốn tự có của VN chủ yếu là vốn cấp 1, trong khi nước ngoài tỷ trọng vốn cấp 2 tương đối cao.

UBGSTCQG đánh giá lại CAR chỉ là 5.35%, nguy hiểm.





Đô thị bỏ hoang, đâu phải lần đầu mới biết

http://www.vnmedia.vn/VN/bat-dong-san/tin-tuc/91_303354/can_canh_do_thi_hoang_cua_cac_ong_lon.html
Haizzz... Cách đây khá lâu, Trung Quốc đã có tình trạng này, rất nhiều đô thị xây dựng khang trang, nhưng không có người ở.
Lúc đó, nếu các nhà Địa Ốc VN chịu khó kiềm chế lòng tham, và nghĩ 1 tí về chiều ngược lại - chiều rủi ro, chiều khó kiếm tiền thì đâu đến mức như thế này.

Cá tra đang khó

Một vài số liệu: "1 cổ 3 tròng"

Tròng 1
70% chi phí đến từ thức ăn chăn nuôi
Hiện giá thức ăn chăn nuôi đang tăng mạnh --> chi phí 1kg cá từ 25k đến 28k, tăng 7.5k so 2007
Trong khi chất lượng thức ăn ngày càng giảm sút do cty thức ăn bớt xén, nông dân phải bù 0.15 đến 0.3kg mới đảm bảo được chất lượng.
Giá bán thì lại giảm
==> lỗ từ 5k đến 8k/kg.

Tròng 2
Sự mọc lên như nấm sau mưa của DN thủy sản, hầu hết đều có đòn cân nợ lớn, có DN lên 80% TS. Tổng dư nợ thủy sản chỉ riêng Cần Thơ: cuối 2011: 6.84 tỷ; đến t2/12: 6.28 tỷ.
Thắt chặt của NH làm cho DN lâm vào khó khăn, phá sản 40% từ đầu năm.

Tròng 3
Đầu ra xuất khẩu ngày càng khó khăn do sụt giảm cầu tại Euro, Mỹ. Chỗ này bài báo nếu có số liệu chứng minh nữa thì tuyệt.

(Tính đến đầu 2012, cứ 1 Kg cá sx ra, phải trả 1.88k đồng lãi, kinh)

Full text, link

Kết quả kinh doanh quý 2 sẽ cho biết cách chống khủng hoảng ở tầm vi mô - doanh nghiệp

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng kết quả kinh doanh quý 2 năm nay sẽ không mấy khả quan do sự khó khăn kinh tế và sụt giảm tổng cầu.
Những doanh nghiệp công cố kết quả kinh doanh ban đầu cho thấy tình hình không đến nỗi bi quan, tuy vậy "tốt khoe xấu che", những doanh nghiệp tốt tỏ ra xốt xắn trong thông báo đến cổ đông về khả năng miễn nhiễm của mình với khủng hoảng thì những doanh nghiệp bê bết sẽ đợi đến hạn để công bố. Do vậy, chúng ta vẫn phải chờ để có một cái nhìn tổng thể hơn.
Tôi đồng ý với bài báo này,  một số liệu đầy đủ về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cho thấy khả năng chống lại khó khăn ở tầm vi mô doanh nghiệp. Ở VN, tôi nghĩ những doanh nghiệp minh bạch, ban điều hành có tâm, ít nợ và trong ngành tiêu dùng, sản xuất hàng cơ bản, nguyên liệu, nông lâm thủy sản... vẫn sẽ có kết quả tốt.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Tâm đắc "chuyện nhỏ và lớn"

Chuyên gia tài chính ngoại quan tâm:

1. Số liệu thống kê mù mờ: Lúc nói thế này lúc nói thế khác, tổng cục thống kê là cơ quan chính thống trong cung cấp số liệu thống kê nhưng nhiều khi cũng ko nhất quán. Đó là chưa kể mức độ tin cậy của các số liệu công bố chính thức này, trong tháng 6, những số liệu của GSO và SBV đều thể hiện sự cải thiện của nền kinh tế tuy vậy theo quan điểm khảo sát của HSBC, PMI lại giảm mạnh do tồn kho, đơn hàng giảm...
2. Có dấu hiệu bơm để bán, việc PR kinh tế VN quá mức, kêu gọi dân tình mua vào chứng khoán, bất động sản là rất nguy hiểm. Nếu là người mua hàng thông minh, sẽ không mua món hàng khi người bán quá hào hứng, nhanh nhẩu, cố gắng ... (nhớ lại có lần mình sai lầm khi quyết định mua CP OTC chớp nhoáng vì người bán bảo rằng, "anh chỉ còn cơ hội trong chiều nay").
3. Im lặng trước tin đồn. Hành động đúng có lẽ là họp báo và làm rõ, thì đằng này lại im lặng, làm người ta như tung hỏa mù không biết đâu mà lần.
4. Tư duy làm ăn dựa vào ân huệ của Chính phủ đang chi phối lớp doanh nhân người Việt, tư duy này thiêu chột động lực cho những người làm ăn chân chính.


==> TS. Alan rút ra
Vấn đề nhỏ: hệ thống ngân hàng, bong bóng tài sản, giá trị bản tệ, tình hình suy phát, doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu hành chánh, kỷ cương đạo đức…
Vấn đề lớn: tư duy làm ăn của doanh nhân và niềm tin của các thành phần kinh tế với nhau.

Cụ thể: link

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Báo cáo của phái đoàn IMF tại VN

Bối cảnh --> đã biết

Dự báo GDP 2012: 6%; lạm phát y/y 8.25%.

Lưu ý: Nếu CP tiếp tục chính sách ổn định, trong khi vẫn cứu trợ cho những thành phần kinh tế yếu kém thì bài toán giá cả và tỷ giá có thể sẽ tiếp tục trỗi dậy trong thời gian tới.

Đánh giá của ban điều hành

- Vấn đề nằm ở chỗ giữ thăng bằng cho 1 bên là ổn định kinh tế, 1 bên là rủi ro xói mòn lòng tin.

- Khuyến nghị không nên nới lỏng quá sớm và phải tập trung tái cấu trúc.

- Nên tiếp tục chính sách tài khóa theo hướng ổn định. Cẩn trọng trong chi tiêu và nâng chất lượng chi tiêu

- Hoan nghên tái cấu trúc ngân hàng yếu kém, nhưng cần đẩy mạnh tốc độ

Cụ thể link