Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Lại chia tay!

"Chừng trường như miếng dẻ rách" vài người nói với tôi như vậy! Hôm nay lại 1 người nữa tạm biệt cty. Haizzz... chẳng ai lại muốn thế! Làm việc với nhau 4, 5 năm trời, xem nhau như người 1 nhà nhưng giờ không còn sát cánh nữa. Đời là vậy mà, con người vốn dĩ sinh ra để sum họp rồi chia tay. Âu cũng là quy luật bất di bất dịch của trời đất. Cầu chúc con đường mới đừng có "dẻ rách" nữa.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Biên lợi nhuận của Chính phủ

Hai charts bên dưới sẽ mô tả cho sự tê liệt biên lợi nhuận của nền kinh tế hiện tại.
1 là chỉ số sản phẩm thô trong chỉ số giá sản xuất


2 là chỉ báo sự sai khác giữa chi phí sản xuất và giá cả


Dịch từ bài này

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Quý 3 thê thảm cho giới làm ăn trong nước

Nếu như những con số tổng kết quý 2 năm 2012 không đến nổi bét nhè, thì quý 3 lại thật sự đau thương. Nếu không tính ngân hàng thì doanh thu toàn bộ doanh nghiệp niêm yết 1.75% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 21%. Còn nếu tính luôn khối ngân hàng thì doanh thu chỉ tăng 0.23% so với cùng kỳ trong khi đó lợi nhuận sau thuế giảm đến 33.86%. Thật là không thể nào xấu hơn. Doanh thu tăng trưởng với con số rất ước lệ, mức độ tăng trưởng này thua xa so với lạm phát, cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước ngày càng co hẹp lại. Trong khi đó, chi phí đầu vào tăng nhanh, nhưng giá bán không tăng kịp làm tổng chi phí tăng quá nhanh đẩy lợi nhuận rớt thảm.

Cụ thể xem ở: link

Mua lại CP chính cty thông qua cty con, trời đất!

Gần đây nổi cọm tình trạng cty mẹ lập ra cty con, xong cty con lại đi mua cp của chính cty mẹ. Việc này rất khó chịu và tạo ra 1 số bất cập. Nhà nước thì cho rằng hoạt động này là hoạt động mua vào cổ phiếu quỹ, nhưng ko phải thế vì cp quỹ không được chi trả cổ tức và không có quyền biểu quyết, nhưng khi cty con mua cp cty mẹ thì vẫn được hưởng đầy đủ quyền của 1 cđông.
1 Blog đã bàn luận khá chi tiết về vấn đề này. Note lại đây để tham khảo

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Gạo và Cafe VN chính thức đứng đầu về SL

Sáng nay vào đọc bài này trên Vietnamnet mà tinh thần "lên" hẳn. Bài báo lo xa khi nhìn ra biết bao điểm yếu sản phẩm nông sản VN. Dù gì thì những con số này rất đáng được ghi nhận. Đóng góp của gạo và cafe lên đến hơn 6 tỷ USD, chiếm 6% GDP nước Việt. Đây là những đồng tiền USD mang về có giá trị gia tăng cao nhất, hầu hết đều là đồng tiền được chính dân VN tạo ra mà không phải lệ thuộc vào chi phí đầu vào nhập khẩu nhiều như dệt may, giầy dép...

Trong lúc, nền kinh tế thế giới và cả trong nước gặp vô vàn khó khăn, thì nông nghiệp như một cứu cánh! Luôn là thế, năm 2011 đã vậy, những năm khó khăn trong quá khứ cũng vậy và 2012 không là ngoại lệ.

Rõ ràng, việc nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa và đầu tư hơn nữa công tác marketing để tạo ra những thương hiệu gạo và cafe có đẳng cấp thế giới là vô cùng cần thiết, nhưng đó là câu chuyện dài hạn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên duy ý chí tới mức cho rằng tất cả gạo và cafe Việt Nam đều nên chuyển sang kinh doanh giống có chất lượng cao để nâng giá bán. Điều này hoàn toàn không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của ta. Nông nghiệp là một ngành có đặc thù lớn phụ thuộc vào thiên nhiên và thổ nhưỡng, do vậy, rất nên có những nghiên cứu chi tiết và đầy đủ thổ nhưỡng và điều kiện của từng vùng, để có quy hoạch chính xác và tối ưu nhất cho từng vùng, vùng phù hợp với sản phẩm phẩm cấp thấp, năng suất cao thì vẫn nên khuyến khích họ sản xuất loại này; vùng phù hợp với những sản phẩm cao cấp, nhưng năng suất không quá tệ thì phải để vùng này sản xuất dòng sản phẩm này. Đấy là chưa kể nhu cầu toàn cầu rất đa dạng, sản phẩm phẩm cấp thấp không phải là bé! Do vậy, nếu duy ý chí bảo rằng sản xuất phẩm cấp thấp làm gì, sao không tập trung hết cho sản phẩm cao cấp có giá cao thì không hoàn toàn thuyết phục.

Tóm lại, vấn đề nên được nhìn nhận thế này! Gạo và cafe đạt được những thành tựu vừa qua là rất đáng ghi nhận. Trong thời gian tới, chúng ta nên đầu tư cao hơn nữa cho lĩnh vực này. Đặc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu chi tiết và cụ thể để có sự quy hoạch chính xác từng vùng và hướng đến nâng công suất và chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, công tác marketing sản phẩm gạo và cafe trên phạm vi toàn cầu là vô cùng cần thiết! Thay vì đi xây dựng thương hiệu quốc gia, lập ra những tổng cty nhà nước vô trách nhiệm, thiếu hiệu quả làm việc này, nhà nước nên đầu tư cho chính những thương hiệu tư nhân có sẵn, những con người có lòng nhiệt huyết và tài năng này chắc chắn sẽ có cách tạo dựng thương hiệu hiệu quả hơn rất nhiều. Từ những điểm sáng này, sẽ giúp lan tỏa hiểu biết về sản phẩm của VN, kéo theo thương hiệu gạo, cafe được nâng tầm trên trường quốc tế./.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Getting To Yes

Nếu bạn theo đuổi phương pháp đàm phán mềm trong khi đối phương kiên quyết đàm phán cứng, thì thỏa thuận đạt được luôn nghiên về đối phương, nhiều lúc kết quả đạt được đối với bạn là "mất trắng".
Một phương pháp đàm phán khác là đám phán theo nguyên tắc, hay đàm phán theo những nội dung nổi bật của vấn đề, bạn nên quan tâm đến 4 điểm cơ bản:
- Con người: tách con người ra khỏi vấn đề. Nói một cách dễ hiểu, mục đích chính của các bên tham gia vào cuộc đàm phán là tập trung giải quyết các vấn đề, chứ không phải là “xử lý lẫn nhau”.
- Lợi ích: tập trung và các lợi ích, không tập trung vào lập trường
- Các giải pháp: Xây dựng nhiều phương án khác nhau trước khi quyết định 1 vấn đề nào đó.
- Tiêu chuẩn: Đảm bảo rằng kết quả phải dựa trên những tiêu chuẩn khách quan. Trong trường hợp gặp người ngoan cố, bảo vệ cho lập trường của mình, bạn phải cho họ thấy "lập trường của họ chỉ mang tính chủ quan, không đủ sức thuyết phục, và sự thỏa thuận phải thỏa mãn những lợi ích chung của các bên". Trong tình huống này, bạn có thể dẫn chứng những số liệu khách quan, những số liệu trung bình ngành, trung bình thị trường, nhận định của 1 chuyên gia đầu ngành chẳng hạn, để bảo vệ quan điểm.

Kiểm nghiệm thực tế: Có lần mình đàm phán với ông chủ đất, mình muốn mua 1 miếng đất đẹp nhưng ông ấy đưa ra mức giá mà mình ko thể chấp nhận, mình đề nghị mức giá chỉ nên = 85% so với mức giá ông ấy đưa ra, ông ấy nhất quyết ko chịu. Mình đi về và nói với ông ấy rằng, khi nào ông đổi ý hãy gọi cho tôi, 1 tuần trôi qua nhưng không có cuộc điện thoại nào. Vì tôi rất thích miếng đất đó nên đã gọi lại ông ấy, và ông vẫn khăn khăn giá cũ. Tôi đàm phán với ông rằng, thay vì trả tiền làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 3 tháng thì tôi sẽ trả cho ông 2 đợt, với đợt đầu = tổng số tiền 2 đợt, đợt cuối khi sang tên cho tôi. Và cái mà tôi nhận được là mức giá chỉ bằng 85% mức giá ban đầu. Ông ấy đã đồng ý! Thế là thỏa thuận đạt được, tôi mua được miếng đất với giá rẻ hơn khá nhiều so với những  người hàng xóm, vì tính cả chi phí vốn cho 1 đợt trả tiền trong 3 tháng thì vẫn chả đáng vào đâu so với mức giá đạt được.

Hồi đó chưa đọc sách mà cũng thông minh đột xuất nhở :).


Lợi ích cổ đông thiểu số

Những công ty như PVC hiện đang tồn tại khá nhiều trên sàn chứng, PVC là cty mẹ, với hàng loạt cty con bên dưới. Do vậy, theo VAS thì PVC phải làm hợp nhất báo cáo tài chính.
Chính cái vụ hợp nhất báo cáo tài chính này nhiều lúc làm bà con mới vào nghề đọc báo cáo thấy khó chịu. Lợi nhuận sau thuế 3 quý của PVC là 180 tỷ, nhưng lợi nhuận cho cổ đông cty mẹ chỉ là 90 tỷ. Có 2 vấn đề phát sinh ở đây. Thứ 1, sao lợi nhuận cổ đông cty mẹ chỉ còn 50% so với lợi nhuận hợp nhất? Và thứ 2, sao lợi nhuận cty mẹ lại bị trừ đi trong khi tổng tài sản cty thì ko trừ ra làm ROA nầy kia bé đi đáng kể?

Vấn đề thứ 1, nếu nhìn mặt trái, rất nhiều tổng cty có lãnh đạo là những người đại diện phần vốn nhà nước, hoặc là những cty có tính đại chúng cao, chủ tịch cty chỉ nắm giữ 10% vốn điều lệ của cty. Những cty dạng như thế này rất dễ dẫn đến mâu thuẫn lợi ích, những người đứng đầu lại không có quan hệ lợi ích đủ lớn ở tại cty mà họ đang đứng đầu, họ có quyền rất lớn, nhưng "lợi" lại không lớn bằng, chính điều này dễ dẫn đến sự vận động của những người đứng đầu thông qua việc thành lập những công ty con mà ở đó, cty mẹ chỉ cần nắm giữ 51%, phần còn lại là con cháu, người nhà của ban lãnh đạo. Việc thành lập cty con này là bước đệm để họ chuyển hầu hết những hợp đồng béo bở từ cty mẹ sang cty con, cuối niên độ cty con báo lỗ 1 cục, chuyển về cty mẹ 51% lợi nhuận, còn 49% lợi nhuận, người nhà của ban lãnh đạo hưởng đủ. Trong khi đó, cty mẹ to đùng kia được hàng triệu cổ đông góp vốn lại chỉ được 51% lợi nhuận, như vậy có phải là quá vô lý không? Hiện nay, mình chưa thật sự tìm hiểu kỹ có tồn tài những điều kiện gì, hoặc có những hình thức kiểm soát nào không đối với những rủi ro dạng này? Nhưng dù muốn hay không, thực tế này vẫn đang tồn tại trên thị trường.

Vấn đề thứ 2, liên quan đến kế toán, anh kế toán trưởng chỗ mình trao đổi bảo, kế toán nó hợp nhất hết tài sản của cty con mà không loại trừ, chỉ loại trừ trong phần báo cáo thu nhập thôi, nếu như vậy thì những cty có mô hình mẹ, con vô tình rơi vào tình trạng hiệu quả hoạt động kém. Vì đơn giản, lợi nhuận thì được tính thực tế lợi nhuận cổ đông cty mẹ có được, nhưng tổng tài sản là tổng tài sản lớn, ko được loại trừ, do vậy hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản ở những cty dạng thế này bị giảm đi đáng kể. Do vậy, trong phân tích báo cáo tài chính và khuyến nghị đầu tư, nếu những nhà đầu tư đang sử dụng phương pháp đầu tư bị động, tức hoàn toàn phụ thuộc vào 1 bộ sàng lọc cổ phiếu theo những tiêu chí tài chính nào đó, thì rất dễ bỏ qua những anh cty mẹ, con mà làm ăn tốt.

Tới đây đuối quá, khi nào rảnh update tiếp :)
./.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Mr Black B.Obama tái đắc cử second term

Không biết vô tình hãy hữu ý mà thị trường chứng khoán lại có phiên bật mạnh trở lại ngay ngày có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Nhà đầu tư chuyền tay nhau thông tin gần như trực tiếp từ đất nước cách chúng ta nửa vòng trái đất. Cuối cùng thì Mr Black cũng làm thêm 1 nhiệm kỳ nữa.

Với tôi mà nói, việc bầu cử quá là xa vời, nhưng giới tài chính thì thông tin này cực kỳ quan trọng. Ở Mỹ, mỗi đảng có 1 cách điều hành và đặt trọng tâm khác nhau, nếu ông Obama thắng lợi thì những chính sách trước đây hi vọng tiếp tục được theo đuổi và không có xáo trộn nào lớn, nhưng nếu Mít thắng thì lại khác, chính sách chiến tranh có thể được nới rộng, vàng, dầu vì thế có thể nhảy múa hơn.

Nhiều người bảo Mr Black là sociality, hi vọng việc Ông tái đắc cử dân chúng sẽ bớt khổ hơn, chênh lệch giàu nghèo hi vọng được kéo lại, bớt chiến tranh, bớt đụng độ, bớt bất ổn chính trị hơn. Suy cho cùng dân chúng tôi chỉ cần cuộc sống vui, an nhàng là được.

Chúc ông sức khỏe và có nhiều chính sách hay./.

Update 8/11/2012

Ngay sau khi có kết quả chính thức việc Obama tái đắc cử, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên giảm điểm rất mạnh. Có lẽ những khó khăn cố hữu của nền kinh tế vẫn còn đó, và kỳ vọng luồn gió mới trong giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nước đã không đạt được kỳ vọng.

Dầu cũng giảm mạnh vì kỳ vọng Mr Mít thắng lợi bất thành.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

DRC - Cổ phiếu tốt, tích lũy lâu

DRC là một trong những doanh nghiệp được đánh giá cao. Vinachem mặc dù phải giảm vốn đầu tư cho hàng loạt dự án nhưng vẫn nâng vốn cho dự án Radial của DRC, cụ thể xem link.

Nhưng gần đây DRC đối mặt với 1 lượng cung kinh khủng, bên bán cứ rỉ rả bán ra làm bên mua không khỏi nản lòng. Nhờ thông tin ông Đặng Văn Thành bị bắt mà DRC giảm về dưới 25k, lập tức nước ngoài đã nhảy vào mua ròng rã. Có lẻ đây là mức giá target mới cho buy and hold của khối ngoại. Tôi cho rằng, DRC đang trong giai đoạn tích lũy cho sự bùng nổ vào đầu năm sau. "Hãy đợi đó"!.

Update 8/11/12

VN là 1 trong những quốc gia có năng lực cạnh tranh yếu nhất thế giới, vì thế hầu hết những sản phẩm của VN đều rơi vào tình trạng thua thiệt so với những sản phẩm cùng loại từ các nước khác. Tuy nhiên, 1 vấn đề vô cùng đơn giản mà nếu làm tốt có lẽ sản phẩm VN không đến mức phải chịu thiệt như thế! Rất nhiều sản phẩm của VN có chất lượng không thua kém so với những sản phẩm cùng loại của các nước khác nhưng vì thiếu sự quan tâm đồng bộ từ nhà nước, các cơ quan ban ngành đến sản phẩm mà những thương hiệu này không được PR, Marketing đúng mức để giá trị sản phẩm nằm lại và chiếm chỗ đứng nhất định của người tiêu dùng quốc tế.

Câu chuyện này rất đúng với ngành săm lốp. VN có những sản phẩm săm lốp không thua kém sản phẩm cùng loại từ Thái Lan, Trung Quốc,... nhưng vì thiếu quy chuẩn chất lượng chung mà những sản phẩm này dần bị đánh đồng là "không tốt" và chịu ảnh hưởng lớn từ rào cảng kỹ thuật từ những quốc gia nhập khẩu, để sự cạnh tranh trên thương trường trở nên khốc liệt, và những sản phẩm kiểu này có nghi cơ thua thiệt ngay chính trên sân nhà.

Báo cáo sản xuất kinh doanh của Vinachem cho thấy tồn kho lốp ôtô hết 9 tháng tăng 28%, tồn kho lốp xe máy tăng gần 49% so với cùng kỳ 2011. Tuy chưa có thời gian đi tìm, tỷ lệ tồn kho trung bình và tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình hàng năm của nhóm ngành săm lốp, nhưng rõ ràng mức tồn kho này là lớn hơn so với trung bình tăng trưởng hàng tồn của toàn nền kinh tế. Nếu đây là mức tồn kho bất thường, thì việc đưa ra những quy chuẩn chất lượng, để giúp hàng Việt vượt qua hàng rào kỹ thuật của những quốc gia nhập khẩu và tăng hình ảnh trong mắt người tiêu dùng giống như 1 việc làm vô cùng cần thiết giúp ngành phát triển và tăng trưởng bền vững.

Cụ thể có thể xem link