Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

VPK - CP của năm 2012

Note lại 1 update mới về cổ phiếu này.

Và đây là 1 Company Visit Note của vcsc.

VPK - KHÔNG KHUYẾN NGHỊ - Chi phí đầu vào thấp làm tăng lợi nhuận - Thăm DN (19/7/2012 15:30)
Chúng tôi vừa đi thăm VPK, một công ty có giá trị vốn hóa thị trường thấp (5 triệu USD), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các thùng carton, chai dầu ăn bằng nhựa, giấy và chất dẻo nguyên liệu cho ngành bao bì.
Thùng carton là sản phẩm chính của công ty, chiếm 85-90% doanh thu hàng năm. Khách hàng lớn nhất của công ty là Vinamilk (70% doanh thu), Tường An và Vocarimex (hai công ty sản xuất dầu thực vật chiếm 15% doanh thu kết hợp) và một số khách hàng nhỏ hơn từ Đà Nẵng vào đến Cần Thơ. Khoảng 40-50% nguyên liệu (giấy và bột giấy) được sử dụng để sản xuất hộp carton được nhập khẩu từ Thái Lan và Hàn Quốc. Trong chuyến thăm, chúng tôi biết được rằng chi phí đầu vào thấp là nguyên nhân tạo ra lợi nhuận cao trong năm nay. Lợi nhuận VPK có triển vọng tốt với hệ số P/E dự phóng 2,4 lần và tỷ suất cổ tức kỳ vọng 12,3% cho năm 2012.
Ban lãnh đạo kỳ vọng biên lợi nhuận ròng sẽ tăng lên mức 12,5% cao nhất trong vòng 5 năm qua. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 166 tỷ đồng nhưng lợi nhuận ròng đạt 24 tỷ đồng đã vượt quá mục tiêu cả năm là 18 tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng này, biên lợi nhuận ròng sẽ tăng đáng kể lên khoảng 12,5% cho năm 2012. Chúng tôi dự báo năm nay doanh thu VPK sẽ đạt 320 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 40 tỷ đồng, tương ứng với hệ số P/E dự phóng 2,4 lần và EPS là 5.000 đồng/cổ phiếu. Công ty dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt là 1.500 đồng/cổ phiếu theo lợi nhuận năm 2012 tương ứng với tỷ suất cổ tức cao là 12,3%.
Chi phí đầu vào giảm bớt, giá bán sẽ ổn định. Từ 2008-2010, ngành đã phải đối mặt với giá giấy tăng liên tục do nhu cầu nhập khẩu mạnh từ Trung Quốc và bất ổn chính trị ở Thái Lan. Do chi phí đầu vào cao trong khi giá đầu ra cố định, biên lợi nhuận ròng của VPK chỉ đạt 5-6%. Thay đổi bắt đầu từ năm 2011 với sự ổn định của giá cả nguyên liệu bao gồm cả giấy tái chế, giấy và tinh bột. Năm 2011 biên lợi nhuận ròng của VPK đat 10%. Từ đầu năm 2012, do tỷ giá ngoại hối ổn định, ban lãnh đạo đã dự trữ sẵn nguyên liệu (nhiều gấp 3 lần mức dự trữ của năm 2011) để tận dụng lợi thế chi phí đầu vào thấp. Mặt khác, VPK đã ký hợp đồng một năm để cung cấp hộp carton cho VNM tại một mức giá xác định trước cao hơn. Đây là cơ hội để tăng biên lợi nhuận ròng lên 12-13% vào cuối năm, gần gấp đôi so với năm trước..
VNM không còn là một cổ đông lớn, nhưng quan hệ giữa hai công ty không thay đổi. Hồi tháng sáu, VNM đã giảm tỷ lệ sở hữu VPK từ 17,76% xuống 4,87%. Tuy nhiên, ban lãnh đạo VPK không bị ảnh hưởng gì từ việc này và cho biết việc VNM bán ra sẽ tạo ra nhiều cổ phiếu trôi nổi trên thị trường hơn làm góp phần cải thiện thanh khoản. TGĐ Lê Hoàng Vũ cũng tin rằng VNM đang trong giai đoạn tái cơ cấu và do đó cũng hợp lý khi họ giảm tỷ lệ sở hữu trong các doanh nghiệp khác ngoài ngành sữa để tập trung vào các hoạt động cốt lõi. Mặc dù VNM không còn là một cổ đông lớn, họ vẫn duy trì số lượng hợp đồng như cũ với VPK và ít khả năng chuyển sang nhà cung cấp khác. Từ khi thành lập năm 2004, VPK cung cấp khoảng 50-60% lượng hộp carton của VNM.
Thuế suất \TNDN là 7,5%, không thay đổi cho đến năm 2014. VPK được hưởng mức thuế ưu đãi 15% cho 10 năm đầu hoạt động nhờ gói kích thích của Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, tiếp tục giảm 50% đến năm 2015 nên mức thuế suất cuối cùng là 7,5% trong năm nay. VPK sẽ phải chịu mức thuế suất bình thường là 25% từ năm 2016.
                                                                                                                                                        Nguồn: VCSC

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Tồn kho giảm có tốt?

Sáng nay đọc bài nói về Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng doanh nghiệp hiện nay ko phải lo tồn kho nữa, vì chỉ số tồn kho đã giảm từ tăng trưởng 35% tháng 6 xuống còn 20% tháng 10. Điều này có hẳn là tốt?
Chưa hẳn.
Nền kinh tế VN 10 tháng qua cho thấy 1 thực tế, sự tăng trưởng thật sự không có, hầu hết doanh nghiệp điều co cụm sản xuất, tập trung giải phóng hàng tồn hơn là mở rộng sản xuất, đầu tư mới. Điều này được minh chứng rất rõ qua số liệu tăng trưởng tín dụng rất chậm chạp 10 tháng qua. Nếu nói như thế có nghĩa là lượng hàng tồn giảm kia rất nhiều khả năng là do doanh nghiệp ngưng sản xuất mà chỉ bán hàng tồn kho giúp tăng trưởng hàng tồn so với cùng kỳ giảm.
Theo logic này, nền kinh tế sẽ còn khó, vì suy cho chỉ có mở rộng sản xuất, đầu tư mới nền kinh tế mới có thể tạo nên việc làm mới, tạo đà phát triển về sau. Vì thế, đừng nghe những dữ liệu cải thiện "ảo giác" này mà vội khẳng định nền kinh tế đã cải thiện.
Dựa trên tình hình này, mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đặt ra năm 2013 là 5.5% là hợp lý rồi, đừng kỳ vọng gì nữa./.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Dự kiến tăng thuế xuất khẩu khoáng sản




Bài liên quan
http://hoptacltd.blogspot.com/2012/10/8-loai-khoang-san-lam-vat-lieu-xay-dung.html

Updated 06 11 2012, về BMC
Chính phủ đang cấm xuất thô titan, do vậy quý 3, BMC gần như hoàn toàn tạo doanh thu, lợi nhuận từ sản phẩm xỉ titan, dự kiến quý 4 sẽ tiếp tục vẫn là xỉ titan, do vậy, dự thảo này dường như không ảnh hưởng gì đến BMC. Do vậy bà con cứ thoải mái mà múc hàng, nhân cơ hội "nhà tạo lập" đang bán ra.
Nhân sự kiện tăng thuế này, tôi cũng muốn nhắn đến quý nhà đầu tư rằng, rất có thể trong thời gian tới Chính phủ sẽ cho xuất lại Ilmenite, nếu thật sự điều này xảy ra thì không có lý do gì để BMC không có đột biến về lợi nhuận. Chúc nhà đầu tư thành công vào cùng thắng lớn vào 1 cổ phiếu có cơ bản okie.


Chart đang oversold mạnh thế này mà không mua thì phí của giời à?!
Vậy thôi mình mua thêm vậy :))

Updated 20 11 2012
Sắp thanh tra ngành khoáng sản

Kiểm toán đưa lĩnh vực khoáng sản vào “tầm ngắm”

Chia sẻ lên linhhay.com
Kiểm toán đưa lĩnh vực khoáng sản vào “tầm ngắm”

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, nhưng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán bị buông lỏng,khiến tình trạng triệt phá tài nguyên khoáng sản và tàn phá môi trường ngày càng nhức nhối.

Theo ông Lê Thế Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Thanh tra Chính phủ), khâu nào của hoạt động khai thác khoáng sản cũng có vi phạm.

Ngay như khâu cấp phép khai thác (do UBND cấp tỉnh thực hiện) cũng có tới hơn 10 hành vi sai phạm, như cấp phép khai thác tận thu sai quy hoạch, không đảm bảo trình tự thủ tục, không đúng với vị trí được giao tận thu; cấp phép trong vùng khoanh định, khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; cấp phép tại các khu vực chưa có quy hoạch thăm dò, khai thác...

Thậm chí, không ít địa phương cho phép đầu tư nhiều dự án chế biến hoặc chế biến sâu quặng sắt, mangan, titan… mà chưa có trong quy hoạch (riêng ngành thép có 32 dự án đầu tư nằm ngoài quy hoạch).
Sai phạm của chính quyền địa phương ngay từ khâu cấp phép khai thác khoáng sản dẫn tới sự sai phạm trong thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng của doanh nghiệp là tất yếu.
Theo số liệu được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với hoạt động quản lý, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa tổ chức, có đến 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác, chế biến khoáng sản vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Hầu hết các tỉnh, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động khoáng sản được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản thanh tra, kiểm tra đều có vi phạm.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản “sai phạm chồng lên sai phạm”, theo ông Phan Trường Giang, Vụ Tổng hợp (KTNN) là do công tác kiểm toán đối với hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng và kinh doanh tài nguyên khoáng sản chưa được coi trọng.
Công tác này trong những năm gần đây hầu như mới tập trung vào việc kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất đai, trong đó tập trung kiểm toán việc chấp hành pháp luật về đất đai, thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến các khoản thu ngân sách nhà nước như thuế đất, tiền thuê đất...
Vẫn theo ông Giang, việc kiểm toán đối với lĩnh vực này chủ yếu được lồng ghép trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán tại những doanh nghiệp có phát sinh hoạt động này và tại một số bộ, ngành, địa phương có liên quan đến hoạt động khai thác, quản lý, sử dụng khoáng sản, mà chưa quan tâm đến kiểm toán chuyên đề trong lĩnh vực tài nguyên - khoáng sản.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, Tổng kiểm toán Nhà nước, KTNN đang đẩy mạnh kiểm toán hoạt động thông qua kiểm toán chuyên đề (năm nay thực hiện kiểm toán 16 chuyên đề, tăng 11 chuyên đề so với năm 2011), trong đó, KTNN tập trung đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý, sử dụng đất, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản.
“Năm 2013, ngoài việc tập trung kiểm toán việc cấp giấy phép và quản lý khai thác khoáng sản khi thực hiện kiểm toán chuyên đề, KTNN đã lên kế hoạch lồng ghép kiểm toán quản lý và sử dụng đất đai, bất động sản, phát triển nhà và đô thị; khai thác, kinh doanh khoáng sản khi thực hiện kiểm toán lĩnh vực ngân sách nhà nước, đầu tư và chương trình mục tiêu, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính ngân hàng và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của KTNN trong năm 2013”, ông Dũng cho biết.
Trong điều kiện nguồn nhân lực của KTNN có hạn, theo đại diện của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, KTNN cần lựa chọn đối tượng kiểm toán. Trước mắt, ưu tiên lựa chọn là các “điểm nóng” về khai thác, chế biến khoáng sản; chuyển giao quyền khai thác khoáng sản không đúng quy định, đặc biệt là phải tổ chức thu thập, phân tích thông tin, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trước khi ra quyết định kiểm toán và phải phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra, thuế, cảnh sát môi trường… để phát hiện đúng trọng tâm, trọng điểm mới nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm toán.
                                                                                                                                    Theo Hà Tín
                                                                                                                                       Báo đầu tư


Update 19 12 2012

Đã có những dấu hiệu ban đầu sự nhượng bộ của Chính phủ đối với ngành Khai khoáng nói chung.

"Ngày 18-12, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thông báo chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, TP
Rà soát và bãi bỏ ngay các quy định (nếu có) về việc cấm, tạm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương không đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các bộ ngành, địa phương có biện pháp đôn đốc, tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu cho các dự án chế biến sâu khoáng sản; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án chế biến khoáng sản theo đúng quy hoạch.
Theo Văn phòng Chính phủ, thời gian qua một số địa phương đã ban hành các văn bản về việc cấm, tạm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương không đúng với quy định pháp luật, gây nên tình trạng khan hiếm, mất cân đối cung cầu về nguyên liệu đối với một số dự án chế biến khoáng sản."

Không sớm thì muộn nhà nước cũng cho xuất thô khoáng sản trở lại để giải quyết bài toán tồn kho cho doanh nghiệp. Wait...

 

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

PAN cổ phiếu thú vị

Theo một update trước ngày công bố kết quả kinh doanh, thì PAN chỉ có thể đạt tầm 70 tỷ doanh thu và 5 tỷ lợi nhuận sau thuế trong quý 3, nhưng chỉ 2 ngày sau PAN đã công bố kết quả lợi nhuận sau thuế lên đến 55 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng từ hoạt động liên doanh, liên kết, tôi sẽ làm rõ vụ này khi có thời gian...

Dưới đây là vài tranh luận của các bạn trên VFPress

  1. PAN bất ngờ lãi 55,72 tỷ đồng trong đó phần lãi thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 55,73 tỷ đồng trong quý 3. Mức lãi này gấp 11 lần cùng kỳ.

    Nguyên nhân lãi lớn quý 3 là nhờ được nhận phần lãi thuộc công ty liên kết, liên doanh với số tiền 50,3 tỷ đồng, cùng kỳ không có phần lợi nhuận này. Theo giải trình của PAN, lãi liên kết 50,3 tỷ đồng là chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần tại công ty liên kết với giá mua.

    1. Sở hữu từ 0-20% ko được xem là ảnh hưởng đáng kể
    2. Sở hữu từ 20-50% gọi là có ảnh hưởng đáng kể
    3. Sở hữu 50/50 gọi là đồng kiểm soát, liên doanh
    4. Sở hữu trên 50% thì là công ty con


    Trường hợp của PAN đầu tư vào AGF là 20,2% thì được gọi là ảnh hưởng đáng kể. Theo chuẩn mực số 7 của kế toán, PAN có ảnh hưởng đáng kể ở AGF được thể hiện ở các tiêu chí sau:
    (a) Có đại diện trong Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương của công ty liên kết;

    (b) Có quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách;

    (c) Có các giao dịch quan trọng giữa nhà đầu tư và bên nhận đầu tư;

    (d) Có sự trao đổi về cán bộ quản lý;

    (e) Có sự cung cấp thông tin kỹ thuật quan trọng.


    Về mặt danh nghĩa, việc định giá lại tài sản mang lại cho PAN một khoản lợi nhuận bất thường. Tuy nhiên, về thuế, theo công văn số 88819/BTC-TCT ngày 29.7.2008, khoản chênh lệch từ định giá lại tài sản sẽ được hạch toán ngay hoặc phân bổ dần vào thu nhập khác. Điều này đồng nghĩa, lợi nhuận từ định giá lại tài sản (trừ trường hợp được ưu đãi thuế) sẽ là thu nhập chịu thuế.

    Lợi nhuận từ việc định giá lại tài sản chỉ là danh nghĩa và trong khi doanh nghiệp phải đợi thời gian để nguồn vốn góp ấy sinh lợi thì trước mắt, thuế thu nhập là “tiền tươi” doanh nghiệp phải bỏ ra.
    Rõ ràng, dòng tiền của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và cổ đông cũng sẽ bị thiệt. Mặt khác, việc hạch toán khoản lợi nhuận chênh lệch từ việc định giá lại tài sản vào báo cáo tài chính sẽ gây áp lực cho doanh nghiệp cho các kế hoạch năm sau. Rõ ràng, việc định giá lại tài sản không phải lúc nào cũng đem lại kết quả tốt cho doanh nghiệp.

    Về phía nhà đầu tư,
    cần nhìn việc định giá lại tài sản vốn góp với ý nghĩa là xác định giá trị sổ sách hơn là kỳ vọng vào lợi nhuận đột biến trong ngắn hạn

  2. minhphc Thành viên

    Số bài viết:
    201
    Thích đã nhận:
    208
    Thank a Tran Hoang Duy, vụ PAN này làm e mất ngủ đêm nay :D
    Đọc BCTC (chưa kiểm toán) của thằng này thấy cục lợi nhuận từ công ty liên kết bằng 90% doanh thu quý 3 mà chỉ diễn giải 1 dòng, chẳng ai biết 50 tỉ đó là chênh lệch từ đâu. Hi vọng báo cáo kiểm toán sau này của A&C sẽ giải thích rõ ràng hơn.

    Trong tháng 7 PAN mua thoả thuận AGF 1 lượng cổ phiếu lớn để trở thành công ty liên kết.

    "Theo giải trình của PAN, lãi liên kết 50,3 tỷ đồng là chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần tại công ty liên kết với giá mua" không biết thằng PAN định giá trị hợp lí này như thế nào? BCTC Q3 của AGF cũng chưa công bố nên e ko mò được cách nó tính ra con số 50.3 tỉ.
    Hơn nữa, theo chuẩn mực kế toán ở VN, đầu tư vào công ty liên kết ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Khoản chênh lệch ko rõ ràng ở trên, dù thế nào cũng là lợi nhuận chưa thực hiện, ko thể ghi vào kết quả kinh doanh trong kì như vậy được.
    (cách hạch toán đầu tư vào công ty liên kết hơn thiên về kĩ thuật của kế toán,e xin phép khỏi trình bày :)\n:-)\n(: )
    Có lẽ thằng PAN này lợi dụng BCTC Q3 ko kiểm toán nên tung hoả mù đây. Theo ý kiến cá nhân của e thì có thể PAN đã ghi nhận sai nghiệp vụ trên!
    ThePatriot thích nội dung này.
  3. Tran Hoang Duy Công nhân Tài Chính

    Số bài viết:
    206
    Thích đã nhận:
    572
    Trong tháng 7 PAN mua thoả thuận AGF 1 lượng cổ phiếu lớn để trở thành công ty liên kết.
    "Theo giải trình của PAN, lãi liên kết 50,3 tỷ đồng là chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần tại công ty liên kết với giá mua" không biết thằng PAN định giá trị hợp lí này như thế nào? BCTC Q3 của AGF cũng chưa công bố nên e ko mò được cách nó tính ra con số 50.3 tỉ.
    --------->
    Theo anh, (Vì BCTC phần thuyết minh nó ko ghi rỏ) nên anh đoán PAN đề cập giá trị hợp lý của tài sản thuần là giá trị sổ sách của AGF 50.320 đồng

    PAN đánh giá lại khoản mua AGF so với giá tri sổ sách là 50.320 đồng. PAN mua AGF chiếm 20,2% cổ phần với tổng giá trị 79,7 tỉ đồng ( BCTC quý 3). Có thể tính sơ sơ qua giá mua AGF của
    PAN tầm 2x. Nếu đánh giá lại chênh lệch giữa giá tri hợp lý của tài sản thuần ( giá trị sổ sách) tại công ty liên kết với giá mua thì trừ nhau ra con số tầm trên 50 tỷ.
    Phương pháp vốn chủ sở hữu
    Theo phương pháp vốn chủ sở hữu, khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư. Khoản được phân chia từ bên nhận đầu tư phải hạch toán giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư. Việc điều chỉnh giá trị ghi sổ cũng phải được thực hiện khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do có sự thay đổi vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng không được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Những thay đổi trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư có thể bao gồm những khoản phát sinh từ việc đánh giá lại TSCĐ và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ và những điều chỉnh các chênh lệch phát sinh khi hợp nhất kinh doanh.
    Phương pháp giá gốc
    Theo phương pháp giá gốc, nhà đầu tư ghi nhận ban đầu khoản đầu tư theo giá gốc. Nhà đầu tư chỉ hạch toán vào thu nhập trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khoản được chia từ lợi nhuận thuần luỹ kế của bên nhận đầu tư phát sinh sau ngày đầu tư. Các khoản khác mà nhà đầu tư nhận được ngoài lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi các khoản đầu tư và được ghi nhận là khoản giảm trừ giá gốc đầu tư.

    Theo chuẩn mực số 7 của kế toán Việt Nam thì đầu tư vào công ty liên kết báo cáo riêng của nhà đầu tư tức (PAN) được kế toán theo phương pháp giá gốc. Còn báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu

    Nếu sử dụng PP vốn chủ sở hữu thì PAN cũng phải
    phân bổ dần các khoản chênh lệch giữa giá gốc của khoản đầu tư và phần sở hữu của PAN theo giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được ( chuẩn mực số 7)