Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Tính giá nhà hợp lý (NVP)

Công thức thường dùng trên thế giới là : Giá thuê hàng năm x 15 = fair value.
Thường thì tỷ lệ này nằm trong khoảng 15 - 20, dưới 15 là rẻ, trên 20 là đắt.
Thật ra cách làm này cũng giống như cách tính PE thôi. PE trên thị trường chứng khoán ở những nước phát triển thì 15-20 là vừa nhưng ở những nước đang phát triển con số này có thể sẽ rất khác. VN từng có một mặt bằng PE rất cao trong giai đoạn 2007, nhưng khi bong bóng chứng khoán xì thì PE hiện nay chỉ là 10. Vậy 10 bây giờ có rẻ chưa? Không thể nói là rẻ hay đắt nếu chúng ta bỏ qua tốc độ tăng trưởng của E. VN đang trải qua giai đoạn đau thương khi hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, tốc độ tăng trưởng thu nhập luôn bị đe dọa giảm, do vậy giới đầu tư không thể trả giá cao khi mua 1 tài sản.
Nói đến đây chúng ta có thể thấy, để biết tỷ lệ đề cập đầu bài bao nhiêu là hợp lý cần phải xem tốc độ tăng trưởng của giá nhà cho thuê thế nào? Nếu giá nhà cho thuê sắp tới không tăng mà còn giảm thì chắc chắn tỷ lệ trên sẽ giảm <15 mới hợp lý.

Một comments bổ sung rất tốt của TS Giang Lê
"Anh Phú, trong giới phân tích giá nhà đất có một thuật ngữ rất phổ biến là rental yield = annual rental income/house price. Người ta so sánh số này với nominal interest rate để đánh giá giá nhà đang đắt hay rẻ. Nếu rental yield < interest rate thì giá nhà đắt và ngược lại. Do đó con số 15-20 mà anh trích dẫn chính là nghịch đảo của nominal interest rate khoản 5%-6.6%, là con số khá thông dụng ở các nước phát triển (mortgage rate).

Một cách valuation khác phổ biến hơn là so sánh annual income với house price. Nếu tỷ lệ house price/annual income >5 thì giá nhà bị cho là đắt. Giá nhà affordable ở các nước phát triển được cho là trong khoảng 3-5 lần annual income. Nếu tính cho VN, average annual income chắc không quá 100 triệu, cho nên giá nhà hợp lý cho người VN chỉ khoảng 500 triệu. Nếu xét văn hoá người Việt sống nhiều thế hệ với nhau có thể gộp income của 2-3 thế hệ lại thì giá hợp lý cũng chỉ khoảng 1-1.5 tỷ. Tính kiểu gì giá nhà của VN hiện đang quá đắt, bởi vậy các biện pháp giải cứu BĐS đi ngược lại cân bằng thị trường, nếu có thành công cũng chỉ là cố giữ cho thị trường này méo mó thêm một thời gian nữa."

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

ck 2013 sẽ tích cực hơn theo Alan Pham

Theo nhận định mới của Alan Phạm thì 2013 sẽ là 1 năm sôi động của chứng khoán. Mình thì ko biết có xảy ra hay không, nhưng dù sao cũng rất muốn điều đó trở thành hiện thực.
Nếu như trước đây, mỗi năm trung bình thị trường sẽ có tối thiểu 1 sóng kha khá, thì năm 2012 đã hoàn thành điều này khi có 1 con sóng dài 5 tháng, năm 2013 mình cũng chỉ kỳ vọng có thế! Mình thì nghĩ những con sóng xảy ra trước khi kích cầu đi vào thực tế luôn mạnh hơn so với sóng khi kích cầu diễn ra. wait and see...
Bài liên quan: Lòng tin 2

Ayala - Gia tộc khổng lồ đang muốn "thâu tóm" ngành nước Sài Gòn là ai?

http://biz.cafef.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/ayala-gia-toc-khong-lo-dang-muon-thau-tom-nganh-nuoc-sai-gon-la-ai-20121222093131236ca47.chn
Note lại ở đây cho nhớ

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Chứng khoán hoá ở Trung Quốc đã đến lúc nguy hiểm!


Thời gian qua, Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng và phát triển bùng nổ của sản phẩm quản lý tài sản (Wealth Management Products), viết tắt là WMP. WMP là các sản phẩm đầu tư lợi suất cao do ngân hàng phân phối và thường là rót tiền vào các tài sản kém thanh khoản và rất rủi ro.

Golden Elephant No 38 là một trong hàng ngàn WMP hướng đến giới đầu tư giàu có - giới có tốc độ tăng trưởng chóng mặt 5 năm qua. Công cụ đầu tư này cam kết người mua sẽ có lãi 7.2%/năm, cao gấp đôi lãi suất tiết kiệm hiện tại ở Trung Quốc. Theo báo cáo của CN Benefit, 1 công ty tư vấn quản lý tài sản tại Trung Quốc, tổng doanh số bán ra của sản phẩm này đã tăng 43% trong nửa đầu năm 2012, đạt 12.14 ngàn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1.9 ngàn tỷ USD).

WMP dường như được tạo ra bởi hệ thống ngân hàng ngầm (banking shadow) của Trung Quốc và đã tăng trưởng nhanh chóng, hiện WMP đã chiếm 1/5 tài trợ tài chính mới ở Trung Quốc.
Barclays dự báo có 22 ngàn tỷ Nhân dân tệ WMP sẽ được phát hành trong năm nay. Fitch Ratings cho biết đến hết tháng 6 năm 2012, những ngân hàng Trung Quốc có đến 10.4 ngàn tỷ nợ trong các sản phẩm quản lý tài sản.

Những bất ổn trong nền kinh tế Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 sau Mỹ sẽ tạo ra những bất ổn trên toàn cầu. Và cách mà những sản phẩm tài chính được chứng khoán hoá tại quốc gia này có thể là một hồi chuông cảnh tỉnh.

China Credit Trust đã tiết lộ Jinkai No1, một trong những quỹ tài sản đang đối mặt với rủi ro vỡ nợ vì đã cho vay công ty than đá Zhenfu Energy. Hiện giám đốc điều hành của công ty này đã bị bắt vì tin đồn ông nợ đến 500 triệu Nhân dân tệ.

Những sản phẩm này có thể gây ra đổ vỡ dây chuyền, khi đỗ vỡ xảy ra nhà đầu tư sẽ chạy khỏi chúng dẫn đến tình trạng đóng băng thanh khoản.

Nếu quỹ phá sản đồng nghĩa với một trong những ngành tăng trưởng cực nhanh đầu tiên ở Trung Quốc rơi vào tình cảnh đó. Và đây có thể là một bài kiểm tra tốt cho nền kinh tế khi những sản phẩm đầu tư rơi vào hoàn cảnh xấu.

Một vài chuyên gia phân tích cảnh báo rủi ro từ những sản phẩm này như sau: "Theo quan điểm chúng tôi, những sản phẩm này không mấy khác biệt với bán hàng đa cấp (Ponzi scheme)", là sự gian lận khi tiền người đến sau trả cho người đến trước thay vì lợi nhuận thu được từ đầu tư thật sự. Những trò lừa này rồi cũng kết thúc khi những WMP không thể mở rông thêm được nữa.
Ủy ban giám sát ngân hàng Trung Quốc cho hay có hơn 20 ngàn loại WMP đang được lưu thông so với con số vài trăm 5 năm về trước.

Trong một email, giới quản lý nói rằng, những quy định mới về ngân hàng yêu cầu minh bạch hơn nữa. Năm ngoái có thêm một quy định mới rằng, bản cáo bạch cho những loại sản phẩm WMP phải chỉ rõ cách sử dụng tiền và tỷ lệ phân bổ cho từng loại tài sản.

Trang 14 bản cáo bạch của WMP No 350, sản phẩm được bán bởi ngân hàng Merchants, nói rằng “họ muốn huy động 200 triệu Nhân dân tệ”, nhưng mãi cho đến trang thứ 5 mới được biết sản phẩm WMP này liên kết với Bộ Đường sắt - Bộ đang nợ 2.2 ngàn tỷ Nhân dân tệ, vượt giá trị tất cả ngân hàng ở Mỹ cộng lại. Được biết, các nhà điều hành ngành đường sắt đang tìm kiếm nguồn tài trợ 2.43 ngàn tỷ Nhân dân tệ.

Những bản cáo bạch cho thấy, có đến 70% tiền thu được từ WMP được sử dụng để đầu tư vào những tài sản khác mà không nói rõ đó là tài sản gì.

Hiện ở Trung Quốc đang diễn ra tình trạng tương tự với Mỹ trước khủng hoảng nợ dưới chuẩn. Các tổ chức đánh giá tín nhiệm đều đánh giá tín nhiệm rất cao cho những sản phẩm quản lý tài sản này (Còn nhớ bong bóng nợ dưới chuẩn của Mỹ, những sản phẩm phái sinh được tao ra từ khoản cho vay mua nhà rủi ro được đánh giá AAA).

Một điều thú vị là người dân Trung Quốc không phải không nhìn ra những rủi ro đó, “họ có thể thấu hiểu rủi ro”, Gigi Chan, người quản lý quỹ thời cơ 123 tỷ USD toàn cầu cho biết.

Hiện tăng trưởng huy động tại các ngân hàng Trung Quốc đang chậm lại, chậm nhất thập kỷ qua, chỉ còn tăng trưởng 13% vào năm ngoái. Tiền rút khỏi các tài khoản tiết kiệm và chảy vào các WMP đặt hệ thống ngân hàng trước áp lực bất ổn, khả năng cho vay cũng giảm xuống, áp lực thanh khoản ngày càng tăng.

Giới ngân hàng Trung Quốc cho biết những sản phẩm tài chính đáp ứng cho nhu cầu thị trường đã và đang tăng bùng nổ. "Khách hàng đặt kỳ vọng và những dịch vụ tài chính ngày càng tăng", Giám đốc ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cho hay, "Để đảm bảo sự phát triển của chúng tôi, giữ những khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới, WMP là một sản phẩm bắt buộc".

Quay trở lại với Golden Elephant, sản phẩm dường như không có sự tồn tại của một tài sản bảo đảm tương xứng nào. Gần như không có bất kỳ dự án bất động sản nào trong tỉnh Taihe, nơi kết thúc con đường đất băng qua cánh đồng lúa ở một trong những tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, chỉ một phần nhỏ số tiền thu được từ bán WMP được chuyển về Taihe để xây dựng. Theo lời của một người đàn ông sửa xe sống tại dự án này, "Họ thậm chí không xây dựng một con đường ra hồn ở đây".

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

EVN lại lỗ

Cứ 1kWh điện thương phẩm cung ứng đến người tiêu thụ cuối cùng, việc sản xuất – kinh doanh điện bị lỗ 56 đồng. Theo tính toán từ chênh lệch giá thành điện và giá bán điện trong năm 2011, EVN lỗ 5,297 tỷ đồng.

Theo số liệu tổng kết, giá thành 1kwh điện là 1,282 đồng. Trong đó, giá thành khâu phát điện là 988đ/kWh; khâu truyền tải 73đ/kWh; khâu phân phối điện 216đ/kWh.

Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2011 là 1,226đ/kWh. 

Số công suất tiêu thụ trong 2011 là 94,589 triệu kWh, như vậy EVN lỗ 5,297 tỷ đồng.

Sao cứ mãi lỗ thế anh EVN? 

Phải thừa nhận là giá điện trong nước vẫn còn khá rẻ so với các nước bạn, nhưng nhà nước hoàn toàn có thể giảm được cái giá thành kia xuống nếu làm tốt công tác quản lý, kiểm soát.

Những "sách trắng" như thế này, quả là rất tốt cho dân chúng. Qua đó, người dân có thể hiểu hơn về tình trạng hoạt động của EVN, giúp cho người dân hiểu được giá dịch vụ mình nhận là cao hay thấp.

Nhưng nhiều khi những thông tin "than vãn" này lobby cho mong muốn tăng giá điện trong thời gian tới :).

Để xem thế nào...

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Lại chia tay!

"Chừng trường như miếng dẻ rách" vài người nói với tôi như vậy! Hôm nay lại 1 người nữa tạm biệt cty. Haizzz... chẳng ai lại muốn thế! Làm việc với nhau 4, 5 năm trời, xem nhau như người 1 nhà nhưng giờ không còn sát cánh nữa. Đời là vậy mà, con người vốn dĩ sinh ra để sum họp rồi chia tay. Âu cũng là quy luật bất di bất dịch của trời đất. Cầu chúc con đường mới đừng có "dẻ rách" nữa.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Biên lợi nhuận của Chính phủ

Hai charts bên dưới sẽ mô tả cho sự tê liệt biên lợi nhuận của nền kinh tế hiện tại.
1 là chỉ số sản phẩm thô trong chỉ số giá sản xuất


2 là chỉ báo sự sai khác giữa chi phí sản xuất và giá cả


Dịch từ bài này

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Quý 3 thê thảm cho giới làm ăn trong nước

Nếu như những con số tổng kết quý 2 năm 2012 không đến nổi bét nhè, thì quý 3 lại thật sự đau thương. Nếu không tính ngân hàng thì doanh thu toàn bộ doanh nghiệp niêm yết 1.75% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 21%. Còn nếu tính luôn khối ngân hàng thì doanh thu chỉ tăng 0.23% so với cùng kỳ trong khi đó lợi nhuận sau thuế giảm đến 33.86%. Thật là không thể nào xấu hơn. Doanh thu tăng trưởng với con số rất ước lệ, mức độ tăng trưởng này thua xa so với lạm phát, cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước ngày càng co hẹp lại. Trong khi đó, chi phí đầu vào tăng nhanh, nhưng giá bán không tăng kịp làm tổng chi phí tăng quá nhanh đẩy lợi nhuận rớt thảm.

Cụ thể xem ở: link

Mua lại CP chính cty thông qua cty con, trời đất!

Gần đây nổi cọm tình trạng cty mẹ lập ra cty con, xong cty con lại đi mua cp của chính cty mẹ. Việc này rất khó chịu và tạo ra 1 số bất cập. Nhà nước thì cho rằng hoạt động này là hoạt động mua vào cổ phiếu quỹ, nhưng ko phải thế vì cp quỹ không được chi trả cổ tức và không có quyền biểu quyết, nhưng khi cty con mua cp cty mẹ thì vẫn được hưởng đầy đủ quyền của 1 cđông.
1 Blog đã bàn luận khá chi tiết về vấn đề này. Note lại đây để tham khảo

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Gạo và Cafe VN chính thức đứng đầu về SL

Sáng nay vào đọc bài này trên Vietnamnet mà tinh thần "lên" hẳn. Bài báo lo xa khi nhìn ra biết bao điểm yếu sản phẩm nông sản VN. Dù gì thì những con số này rất đáng được ghi nhận. Đóng góp của gạo và cafe lên đến hơn 6 tỷ USD, chiếm 6% GDP nước Việt. Đây là những đồng tiền USD mang về có giá trị gia tăng cao nhất, hầu hết đều là đồng tiền được chính dân VN tạo ra mà không phải lệ thuộc vào chi phí đầu vào nhập khẩu nhiều như dệt may, giầy dép...

Trong lúc, nền kinh tế thế giới và cả trong nước gặp vô vàn khó khăn, thì nông nghiệp như một cứu cánh! Luôn là thế, năm 2011 đã vậy, những năm khó khăn trong quá khứ cũng vậy và 2012 không là ngoại lệ.

Rõ ràng, việc nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa và đầu tư hơn nữa công tác marketing để tạo ra những thương hiệu gạo và cafe có đẳng cấp thế giới là vô cùng cần thiết, nhưng đó là câu chuyện dài hạn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên duy ý chí tới mức cho rằng tất cả gạo và cafe Việt Nam đều nên chuyển sang kinh doanh giống có chất lượng cao để nâng giá bán. Điều này hoàn toàn không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của ta. Nông nghiệp là một ngành có đặc thù lớn phụ thuộc vào thiên nhiên và thổ nhưỡng, do vậy, rất nên có những nghiên cứu chi tiết và đầy đủ thổ nhưỡng và điều kiện của từng vùng, để có quy hoạch chính xác và tối ưu nhất cho từng vùng, vùng phù hợp với sản phẩm phẩm cấp thấp, năng suất cao thì vẫn nên khuyến khích họ sản xuất loại này; vùng phù hợp với những sản phẩm cao cấp, nhưng năng suất không quá tệ thì phải để vùng này sản xuất dòng sản phẩm này. Đấy là chưa kể nhu cầu toàn cầu rất đa dạng, sản phẩm phẩm cấp thấp không phải là bé! Do vậy, nếu duy ý chí bảo rằng sản xuất phẩm cấp thấp làm gì, sao không tập trung hết cho sản phẩm cao cấp có giá cao thì không hoàn toàn thuyết phục.

Tóm lại, vấn đề nên được nhìn nhận thế này! Gạo và cafe đạt được những thành tựu vừa qua là rất đáng ghi nhận. Trong thời gian tới, chúng ta nên đầu tư cao hơn nữa cho lĩnh vực này. Đặc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu chi tiết và cụ thể để có sự quy hoạch chính xác từng vùng và hướng đến nâng công suất và chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, công tác marketing sản phẩm gạo và cafe trên phạm vi toàn cầu là vô cùng cần thiết! Thay vì đi xây dựng thương hiệu quốc gia, lập ra những tổng cty nhà nước vô trách nhiệm, thiếu hiệu quả làm việc này, nhà nước nên đầu tư cho chính những thương hiệu tư nhân có sẵn, những con người có lòng nhiệt huyết và tài năng này chắc chắn sẽ có cách tạo dựng thương hiệu hiệu quả hơn rất nhiều. Từ những điểm sáng này, sẽ giúp lan tỏa hiểu biết về sản phẩm của VN, kéo theo thương hiệu gạo, cafe được nâng tầm trên trường quốc tế./.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Getting To Yes

Nếu bạn theo đuổi phương pháp đàm phán mềm trong khi đối phương kiên quyết đàm phán cứng, thì thỏa thuận đạt được luôn nghiên về đối phương, nhiều lúc kết quả đạt được đối với bạn là "mất trắng".
Một phương pháp đàm phán khác là đám phán theo nguyên tắc, hay đàm phán theo những nội dung nổi bật của vấn đề, bạn nên quan tâm đến 4 điểm cơ bản:
- Con người: tách con người ra khỏi vấn đề. Nói một cách dễ hiểu, mục đích chính của các bên tham gia vào cuộc đàm phán là tập trung giải quyết các vấn đề, chứ không phải là “xử lý lẫn nhau”.
- Lợi ích: tập trung và các lợi ích, không tập trung vào lập trường
- Các giải pháp: Xây dựng nhiều phương án khác nhau trước khi quyết định 1 vấn đề nào đó.
- Tiêu chuẩn: Đảm bảo rằng kết quả phải dựa trên những tiêu chuẩn khách quan. Trong trường hợp gặp người ngoan cố, bảo vệ cho lập trường của mình, bạn phải cho họ thấy "lập trường của họ chỉ mang tính chủ quan, không đủ sức thuyết phục, và sự thỏa thuận phải thỏa mãn những lợi ích chung của các bên". Trong tình huống này, bạn có thể dẫn chứng những số liệu khách quan, những số liệu trung bình ngành, trung bình thị trường, nhận định của 1 chuyên gia đầu ngành chẳng hạn, để bảo vệ quan điểm.

Kiểm nghiệm thực tế: Có lần mình đàm phán với ông chủ đất, mình muốn mua 1 miếng đất đẹp nhưng ông ấy đưa ra mức giá mà mình ko thể chấp nhận, mình đề nghị mức giá chỉ nên = 85% so với mức giá ông ấy đưa ra, ông ấy nhất quyết ko chịu. Mình đi về và nói với ông ấy rằng, khi nào ông đổi ý hãy gọi cho tôi, 1 tuần trôi qua nhưng không có cuộc điện thoại nào. Vì tôi rất thích miếng đất đó nên đã gọi lại ông ấy, và ông vẫn khăn khăn giá cũ. Tôi đàm phán với ông rằng, thay vì trả tiền làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 3 tháng thì tôi sẽ trả cho ông 2 đợt, với đợt đầu = tổng số tiền 2 đợt, đợt cuối khi sang tên cho tôi. Và cái mà tôi nhận được là mức giá chỉ bằng 85% mức giá ban đầu. Ông ấy đã đồng ý! Thế là thỏa thuận đạt được, tôi mua được miếng đất với giá rẻ hơn khá nhiều so với những  người hàng xóm, vì tính cả chi phí vốn cho 1 đợt trả tiền trong 3 tháng thì vẫn chả đáng vào đâu so với mức giá đạt được.

Hồi đó chưa đọc sách mà cũng thông minh đột xuất nhở :).


Lợi ích cổ đông thiểu số

Những công ty như PVC hiện đang tồn tại khá nhiều trên sàn chứng, PVC là cty mẹ, với hàng loạt cty con bên dưới. Do vậy, theo VAS thì PVC phải làm hợp nhất báo cáo tài chính.
Chính cái vụ hợp nhất báo cáo tài chính này nhiều lúc làm bà con mới vào nghề đọc báo cáo thấy khó chịu. Lợi nhuận sau thuế 3 quý của PVC là 180 tỷ, nhưng lợi nhuận cho cổ đông cty mẹ chỉ là 90 tỷ. Có 2 vấn đề phát sinh ở đây. Thứ 1, sao lợi nhuận cổ đông cty mẹ chỉ còn 50% so với lợi nhuận hợp nhất? Và thứ 2, sao lợi nhuận cty mẹ lại bị trừ đi trong khi tổng tài sản cty thì ko trừ ra làm ROA nầy kia bé đi đáng kể?

Vấn đề thứ 1, nếu nhìn mặt trái, rất nhiều tổng cty có lãnh đạo là những người đại diện phần vốn nhà nước, hoặc là những cty có tính đại chúng cao, chủ tịch cty chỉ nắm giữ 10% vốn điều lệ của cty. Những cty dạng như thế này rất dễ dẫn đến mâu thuẫn lợi ích, những người đứng đầu lại không có quan hệ lợi ích đủ lớn ở tại cty mà họ đang đứng đầu, họ có quyền rất lớn, nhưng "lợi" lại không lớn bằng, chính điều này dễ dẫn đến sự vận động của những người đứng đầu thông qua việc thành lập những công ty con mà ở đó, cty mẹ chỉ cần nắm giữ 51%, phần còn lại là con cháu, người nhà của ban lãnh đạo. Việc thành lập cty con này là bước đệm để họ chuyển hầu hết những hợp đồng béo bở từ cty mẹ sang cty con, cuối niên độ cty con báo lỗ 1 cục, chuyển về cty mẹ 51% lợi nhuận, còn 49% lợi nhuận, người nhà của ban lãnh đạo hưởng đủ. Trong khi đó, cty mẹ to đùng kia được hàng triệu cổ đông góp vốn lại chỉ được 51% lợi nhuận, như vậy có phải là quá vô lý không? Hiện nay, mình chưa thật sự tìm hiểu kỹ có tồn tài những điều kiện gì, hoặc có những hình thức kiểm soát nào không đối với những rủi ro dạng này? Nhưng dù muốn hay không, thực tế này vẫn đang tồn tại trên thị trường.

Vấn đề thứ 2, liên quan đến kế toán, anh kế toán trưởng chỗ mình trao đổi bảo, kế toán nó hợp nhất hết tài sản của cty con mà không loại trừ, chỉ loại trừ trong phần báo cáo thu nhập thôi, nếu như vậy thì những cty có mô hình mẹ, con vô tình rơi vào tình trạng hiệu quả hoạt động kém. Vì đơn giản, lợi nhuận thì được tính thực tế lợi nhuận cổ đông cty mẹ có được, nhưng tổng tài sản là tổng tài sản lớn, ko được loại trừ, do vậy hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản ở những cty dạng thế này bị giảm đi đáng kể. Do vậy, trong phân tích báo cáo tài chính và khuyến nghị đầu tư, nếu những nhà đầu tư đang sử dụng phương pháp đầu tư bị động, tức hoàn toàn phụ thuộc vào 1 bộ sàng lọc cổ phiếu theo những tiêu chí tài chính nào đó, thì rất dễ bỏ qua những anh cty mẹ, con mà làm ăn tốt.

Tới đây đuối quá, khi nào rảnh update tiếp :)
./.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Mr Black B.Obama tái đắc cử second term

Không biết vô tình hãy hữu ý mà thị trường chứng khoán lại có phiên bật mạnh trở lại ngay ngày có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Nhà đầu tư chuyền tay nhau thông tin gần như trực tiếp từ đất nước cách chúng ta nửa vòng trái đất. Cuối cùng thì Mr Black cũng làm thêm 1 nhiệm kỳ nữa.

Với tôi mà nói, việc bầu cử quá là xa vời, nhưng giới tài chính thì thông tin này cực kỳ quan trọng. Ở Mỹ, mỗi đảng có 1 cách điều hành và đặt trọng tâm khác nhau, nếu ông Obama thắng lợi thì những chính sách trước đây hi vọng tiếp tục được theo đuổi và không có xáo trộn nào lớn, nhưng nếu Mít thắng thì lại khác, chính sách chiến tranh có thể được nới rộng, vàng, dầu vì thế có thể nhảy múa hơn.

Nhiều người bảo Mr Black là sociality, hi vọng việc Ông tái đắc cử dân chúng sẽ bớt khổ hơn, chênh lệch giàu nghèo hi vọng được kéo lại, bớt chiến tranh, bớt đụng độ, bớt bất ổn chính trị hơn. Suy cho cùng dân chúng tôi chỉ cần cuộc sống vui, an nhàng là được.

Chúc ông sức khỏe và có nhiều chính sách hay./.

Update 8/11/2012

Ngay sau khi có kết quả chính thức việc Obama tái đắc cử, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên giảm điểm rất mạnh. Có lẽ những khó khăn cố hữu của nền kinh tế vẫn còn đó, và kỳ vọng luồn gió mới trong giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nước đã không đạt được kỳ vọng.

Dầu cũng giảm mạnh vì kỳ vọng Mr Mít thắng lợi bất thành.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

DRC - Cổ phiếu tốt, tích lũy lâu

DRC là một trong những doanh nghiệp được đánh giá cao. Vinachem mặc dù phải giảm vốn đầu tư cho hàng loạt dự án nhưng vẫn nâng vốn cho dự án Radial của DRC, cụ thể xem link.

Nhưng gần đây DRC đối mặt với 1 lượng cung kinh khủng, bên bán cứ rỉ rả bán ra làm bên mua không khỏi nản lòng. Nhờ thông tin ông Đặng Văn Thành bị bắt mà DRC giảm về dưới 25k, lập tức nước ngoài đã nhảy vào mua ròng rã. Có lẻ đây là mức giá target mới cho buy and hold của khối ngoại. Tôi cho rằng, DRC đang trong giai đoạn tích lũy cho sự bùng nổ vào đầu năm sau. "Hãy đợi đó"!.

Update 8/11/12

VN là 1 trong những quốc gia có năng lực cạnh tranh yếu nhất thế giới, vì thế hầu hết những sản phẩm của VN đều rơi vào tình trạng thua thiệt so với những sản phẩm cùng loại từ các nước khác. Tuy nhiên, 1 vấn đề vô cùng đơn giản mà nếu làm tốt có lẽ sản phẩm VN không đến mức phải chịu thiệt như thế! Rất nhiều sản phẩm của VN có chất lượng không thua kém so với những sản phẩm cùng loại của các nước khác nhưng vì thiếu sự quan tâm đồng bộ từ nhà nước, các cơ quan ban ngành đến sản phẩm mà những thương hiệu này không được PR, Marketing đúng mức để giá trị sản phẩm nằm lại và chiếm chỗ đứng nhất định của người tiêu dùng quốc tế.

Câu chuyện này rất đúng với ngành săm lốp. VN có những sản phẩm săm lốp không thua kém sản phẩm cùng loại từ Thái Lan, Trung Quốc,... nhưng vì thiếu quy chuẩn chất lượng chung mà những sản phẩm này dần bị đánh đồng là "không tốt" và chịu ảnh hưởng lớn từ rào cảng kỹ thuật từ những quốc gia nhập khẩu, để sự cạnh tranh trên thương trường trở nên khốc liệt, và những sản phẩm kiểu này có nghi cơ thua thiệt ngay chính trên sân nhà.

Báo cáo sản xuất kinh doanh của Vinachem cho thấy tồn kho lốp ôtô hết 9 tháng tăng 28%, tồn kho lốp xe máy tăng gần 49% so với cùng kỳ 2011. Tuy chưa có thời gian đi tìm, tỷ lệ tồn kho trung bình và tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình hàng năm của nhóm ngành săm lốp, nhưng rõ ràng mức tồn kho này là lớn hơn so với trung bình tăng trưởng hàng tồn của toàn nền kinh tế. Nếu đây là mức tồn kho bất thường, thì việc đưa ra những quy chuẩn chất lượng, để giúp hàng Việt vượt qua hàng rào kỹ thuật của những quốc gia nhập khẩu và tăng hình ảnh trong mắt người tiêu dùng giống như 1 việc làm vô cùng cần thiết giúp ngành phát triển và tăng trưởng bền vững.

Cụ thể có thể xem link

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

VPK - CP của năm 2012

Note lại 1 update mới về cổ phiếu này.

Và đây là 1 Company Visit Note của vcsc.

VPK - KHÔNG KHUYẾN NGHỊ - Chi phí đầu vào thấp làm tăng lợi nhuận - Thăm DN (19/7/2012 15:30)
Chúng tôi vừa đi thăm VPK, một công ty có giá trị vốn hóa thị trường thấp (5 triệu USD), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các thùng carton, chai dầu ăn bằng nhựa, giấy và chất dẻo nguyên liệu cho ngành bao bì.
Thùng carton là sản phẩm chính của công ty, chiếm 85-90% doanh thu hàng năm. Khách hàng lớn nhất của công ty là Vinamilk (70% doanh thu), Tường An và Vocarimex (hai công ty sản xuất dầu thực vật chiếm 15% doanh thu kết hợp) và một số khách hàng nhỏ hơn từ Đà Nẵng vào đến Cần Thơ. Khoảng 40-50% nguyên liệu (giấy và bột giấy) được sử dụng để sản xuất hộp carton được nhập khẩu từ Thái Lan và Hàn Quốc. Trong chuyến thăm, chúng tôi biết được rằng chi phí đầu vào thấp là nguyên nhân tạo ra lợi nhuận cao trong năm nay. Lợi nhuận VPK có triển vọng tốt với hệ số P/E dự phóng 2,4 lần và tỷ suất cổ tức kỳ vọng 12,3% cho năm 2012.
Ban lãnh đạo kỳ vọng biên lợi nhuận ròng sẽ tăng lên mức 12,5% cao nhất trong vòng 5 năm qua. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 166 tỷ đồng nhưng lợi nhuận ròng đạt 24 tỷ đồng đã vượt quá mục tiêu cả năm là 18 tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng này, biên lợi nhuận ròng sẽ tăng đáng kể lên khoảng 12,5% cho năm 2012. Chúng tôi dự báo năm nay doanh thu VPK sẽ đạt 320 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 40 tỷ đồng, tương ứng với hệ số P/E dự phóng 2,4 lần và EPS là 5.000 đồng/cổ phiếu. Công ty dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt là 1.500 đồng/cổ phiếu theo lợi nhuận năm 2012 tương ứng với tỷ suất cổ tức cao là 12,3%.
Chi phí đầu vào giảm bớt, giá bán sẽ ổn định. Từ 2008-2010, ngành đã phải đối mặt với giá giấy tăng liên tục do nhu cầu nhập khẩu mạnh từ Trung Quốc và bất ổn chính trị ở Thái Lan. Do chi phí đầu vào cao trong khi giá đầu ra cố định, biên lợi nhuận ròng của VPK chỉ đạt 5-6%. Thay đổi bắt đầu từ năm 2011 với sự ổn định của giá cả nguyên liệu bao gồm cả giấy tái chế, giấy và tinh bột. Năm 2011 biên lợi nhuận ròng của VPK đat 10%. Từ đầu năm 2012, do tỷ giá ngoại hối ổn định, ban lãnh đạo đã dự trữ sẵn nguyên liệu (nhiều gấp 3 lần mức dự trữ của năm 2011) để tận dụng lợi thế chi phí đầu vào thấp. Mặt khác, VPK đã ký hợp đồng một năm để cung cấp hộp carton cho VNM tại một mức giá xác định trước cao hơn. Đây là cơ hội để tăng biên lợi nhuận ròng lên 12-13% vào cuối năm, gần gấp đôi so với năm trước..
VNM không còn là một cổ đông lớn, nhưng quan hệ giữa hai công ty không thay đổi. Hồi tháng sáu, VNM đã giảm tỷ lệ sở hữu VPK từ 17,76% xuống 4,87%. Tuy nhiên, ban lãnh đạo VPK không bị ảnh hưởng gì từ việc này và cho biết việc VNM bán ra sẽ tạo ra nhiều cổ phiếu trôi nổi trên thị trường hơn làm góp phần cải thiện thanh khoản. TGĐ Lê Hoàng Vũ cũng tin rằng VNM đang trong giai đoạn tái cơ cấu và do đó cũng hợp lý khi họ giảm tỷ lệ sở hữu trong các doanh nghiệp khác ngoài ngành sữa để tập trung vào các hoạt động cốt lõi. Mặc dù VNM không còn là một cổ đông lớn, họ vẫn duy trì số lượng hợp đồng như cũ với VPK và ít khả năng chuyển sang nhà cung cấp khác. Từ khi thành lập năm 2004, VPK cung cấp khoảng 50-60% lượng hộp carton của VNM.
Thuế suất \TNDN là 7,5%, không thay đổi cho đến năm 2014. VPK được hưởng mức thuế ưu đãi 15% cho 10 năm đầu hoạt động nhờ gói kích thích của Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, tiếp tục giảm 50% đến năm 2015 nên mức thuế suất cuối cùng là 7,5% trong năm nay. VPK sẽ phải chịu mức thuế suất bình thường là 25% từ năm 2016.
                                                                                                                                                        Nguồn: VCSC

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Tồn kho giảm có tốt?

Sáng nay đọc bài nói về Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng doanh nghiệp hiện nay ko phải lo tồn kho nữa, vì chỉ số tồn kho đã giảm từ tăng trưởng 35% tháng 6 xuống còn 20% tháng 10. Điều này có hẳn là tốt?
Chưa hẳn.
Nền kinh tế VN 10 tháng qua cho thấy 1 thực tế, sự tăng trưởng thật sự không có, hầu hết doanh nghiệp điều co cụm sản xuất, tập trung giải phóng hàng tồn hơn là mở rộng sản xuất, đầu tư mới. Điều này được minh chứng rất rõ qua số liệu tăng trưởng tín dụng rất chậm chạp 10 tháng qua. Nếu nói như thế có nghĩa là lượng hàng tồn giảm kia rất nhiều khả năng là do doanh nghiệp ngưng sản xuất mà chỉ bán hàng tồn kho giúp tăng trưởng hàng tồn so với cùng kỳ giảm.
Theo logic này, nền kinh tế sẽ còn khó, vì suy cho chỉ có mở rộng sản xuất, đầu tư mới nền kinh tế mới có thể tạo nên việc làm mới, tạo đà phát triển về sau. Vì thế, đừng nghe những dữ liệu cải thiện "ảo giác" này mà vội khẳng định nền kinh tế đã cải thiện.
Dựa trên tình hình này, mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đặt ra năm 2013 là 5.5% là hợp lý rồi, đừng kỳ vọng gì nữa./.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Dự kiến tăng thuế xuất khẩu khoáng sản




Bài liên quan
http://hoptacltd.blogspot.com/2012/10/8-loai-khoang-san-lam-vat-lieu-xay-dung.html

Updated 06 11 2012, về BMC
Chính phủ đang cấm xuất thô titan, do vậy quý 3, BMC gần như hoàn toàn tạo doanh thu, lợi nhuận từ sản phẩm xỉ titan, dự kiến quý 4 sẽ tiếp tục vẫn là xỉ titan, do vậy, dự thảo này dường như không ảnh hưởng gì đến BMC. Do vậy bà con cứ thoải mái mà múc hàng, nhân cơ hội "nhà tạo lập" đang bán ra.
Nhân sự kiện tăng thuế này, tôi cũng muốn nhắn đến quý nhà đầu tư rằng, rất có thể trong thời gian tới Chính phủ sẽ cho xuất lại Ilmenite, nếu thật sự điều này xảy ra thì không có lý do gì để BMC không có đột biến về lợi nhuận. Chúc nhà đầu tư thành công vào cùng thắng lớn vào 1 cổ phiếu có cơ bản okie.


Chart đang oversold mạnh thế này mà không mua thì phí của giời à?!
Vậy thôi mình mua thêm vậy :))

Updated 20 11 2012
Sắp thanh tra ngành khoáng sản

Kiểm toán đưa lĩnh vực khoáng sản vào “tầm ngắm”

Chia sẻ lên linhhay.com
Kiểm toán đưa lĩnh vực khoáng sản vào “tầm ngắm”

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, nhưng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán bị buông lỏng,khiến tình trạng triệt phá tài nguyên khoáng sản và tàn phá môi trường ngày càng nhức nhối.

Theo ông Lê Thế Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (Thanh tra Chính phủ), khâu nào của hoạt động khai thác khoáng sản cũng có vi phạm.

Ngay như khâu cấp phép khai thác (do UBND cấp tỉnh thực hiện) cũng có tới hơn 10 hành vi sai phạm, như cấp phép khai thác tận thu sai quy hoạch, không đảm bảo trình tự thủ tục, không đúng với vị trí được giao tận thu; cấp phép trong vùng khoanh định, khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; cấp phép tại các khu vực chưa có quy hoạch thăm dò, khai thác...

Thậm chí, không ít địa phương cho phép đầu tư nhiều dự án chế biến hoặc chế biến sâu quặng sắt, mangan, titan… mà chưa có trong quy hoạch (riêng ngành thép có 32 dự án đầu tư nằm ngoài quy hoạch).
Sai phạm của chính quyền địa phương ngay từ khâu cấp phép khai thác khoáng sản dẫn tới sự sai phạm trong thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng của doanh nghiệp là tất yếu.
Theo số liệu được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố tại Hội thảo Tổ chức kiểm toán đối với hoạt động quản lý, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa tổ chức, có đến 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác, chế biến khoáng sản vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Hầu hết các tỉnh, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động khoáng sản được Tổng cục Địa chất và Khoáng sản thanh tra, kiểm tra đều có vi phạm.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản “sai phạm chồng lên sai phạm”, theo ông Phan Trường Giang, Vụ Tổng hợp (KTNN) là do công tác kiểm toán đối với hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng và kinh doanh tài nguyên khoáng sản chưa được coi trọng.
Công tác này trong những năm gần đây hầu như mới tập trung vào việc kiểm toán công tác quản lý, sử dụng đất đai, trong đó tập trung kiểm toán việc chấp hành pháp luật về đất đai, thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến các khoản thu ngân sách nhà nước như thuế đất, tiền thuê đất...
Vẫn theo ông Giang, việc kiểm toán đối với lĩnh vực này chủ yếu được lồng ghép trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán tại những doanh nghiệp có phát sinh hoạt động này và tại một số bộ, ngành, địa phương có liên quan đến hoạt động khai thác, quản lý, sử dụng khoáng sản, mà chưa quan tâm đến kiểm toán chuyên đề trong lĩnh vực tài nguyên - khoáng sản.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, Tổng kiểm toán Nhà nước, KTNN đang đẩy mạnh kiểm toán hoạt động thông qua kiểm toán chuyên đề (năm nay thực hiện kiểm toán 16 chuyên đề, tăng 11 chuyên đề so với năm 2011), trong đó, KTNN tập trung đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý, sử dụng đất, khai thác và kinh doanh tài nguyên khoáng sản.
“Năm 2013, ngoài việc tập trung kiểm toán việc cấp giấy phép và quản lý khai thác khoáng sản khi thực hiện kiểm toán chuyên đề, KTNN đã lên kế hoạch lồng ghép kiểm toán quản lý và sử dụng đất đai, bất động sản, phát triển nhà và đô thị; khai thác, kinh doanh khoáng sản khi thực hiện kiểm toán lĩnh vực ngân sách nhà nước, đầu tư và chương trình mục tiêu, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính ngân hàng và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của KTNN trong năm 2013”, ông Dũng cho biết.
Trong điều kiện nguồn nhân lực của KTNN có hạn, theo đại diện của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, KTNN cần lựa chọn đối tượng kiểm toán. Trước mắt, ưu tiên lựa chọn là các “điểm nóng” về khai thác, chế biến khoáng sản; chuyển giao quyền khai thác khoáng sản không đúng quy định, đặc biệt là phải tổ chức thu thập, phân tích thông tin, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trước khi ra quyết định kiểm toán và phải phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra, thuế, cảnh sát môi trường… để phát hiện đúng trọng tâm, trọng điểm mới nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm toán.
                                                                                                                                    Theo Hà Tín
                                                                                                                                       Báo đầu tư


Update 19 12 2012

Đã có những dấu hiệu ban đầu sự nhượng bộ của Chính phủ đối với ngành Khai khoáng nói chung.

"Ngày 18-12, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam thông báo chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, TP
Rà soát và bãi bỏ ngay các quy định (nếu có) về việc cấm, tạm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương không đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các bộ ngành, địa phương có biện pháp đôn đốc, tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu cho các dự án chế biến sâu khoáng sản; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án chế biến khoáng sản theo đúng quy hoạch.
Theo Văn phòng Chính phủ, thời gian qua một số địa phương đã ban hành các văn bản về việc cấm, tạm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương không đúng với quy định pháp luật, gây nên tình trạng khan hiếm, mất cân đối cung cầu về nguyên liệu đối với một số dự án chế biến khoáng sản."

Không sớm thì muộn nhà nước cũng cho xuất thô khoáng sản trở lại để giải quyết bài toán tồn kho cho doanh nghiệp. Wait...