Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Stocks up reason ETFs review again?

Hôm nay là ngày cuối tháng 2, theo lịch review định kỳ của các ETFs, các ETFs sẽ phải quyết định mua vào, bán ra, năng tỷ trọng, giảm tỷ trọng cho cổ phiếu nào? Mặc dù chưa có thông tin chính thức, nhưng với rule hoạt động của mình, khá nhiều nhà đầu tư có thể phán đoán được khả năng tăng giảm tỷ trọng các cổ phiếu trong danh mục.

Theo thông tin của 1 cv chuyên follow ETFs, thì những cổ phiếu có khả năng add in là BVH, VIC...; những cổ phiếu có khả năng bị loại ra gồm: DIG, NTL, PGD,...

Dù gì đi nữa, thị trường cũng đã có một phiên rất hưng phấn, đúng phiên review hôm nay. Nhưng rõ ràng việc thêm vào, bỏ ra những cổ phiếu trong danh mục chỉ mang tính chất tác động đến cung và cầu nhất thời của cổ phiếu đó. Nhưng ngặt nỗi, cách tính VN-Index bị ảnh hưởng nặng nề bởi tỷ trọng cổ phiếu lớn, do vậy những cổ phiếu lớn tăng sẽ làm thị trường xanh mạnh. Điều này có thể làm một số bà còn thiếu kinh nghiệm cho rằng thị trường tốt trở lại, nhưng rõ ràng không phải thế. Thanh khoảng tính đến hết phiên buổi sáng chỉ là 500 tỷ trên HSX, một con số khá khiêm tốn, ai ham hố nhảy vào mua trong những phiên thế này rất nhiều khả năng ôm đầu máu.

Update PMI tháng 2 của VN: Quá tệ, PMI giảm từ >50 của 2 tháng trước, chỉ còn 48.3 điểm. Nhu cầu khách hàng tiếp tục suy yếu, số lượng đơn đặt hàng mới giảm tháng thứ 10 liên tiếp, chi phí đầu vào tiếp tục tăng, tồn kho nguyên liệu và thành phẩm giảm mạnh.

Bài liên quan:

VNM
Điều kiện cổ phiếu không được thêm vào rổ:
1. >=10 ngày trong 3 tháng ko có giao dịch
2. Room nuớc ngoài <5% (cp hiện tại), <10% cp mới
Điều kiện chọn vào rổ [điều kiện được duy trì trong rổ]
1. Vốn hoá >150tr USD (3k tỷ VND) [75tr USD (1.5k tỷ VND)]
2. GTGD trung bình/ngày trong 3 tháng gần nhất >=1tr USD (20 tỷ VND) [0.6tr USD]
3. >=250k CP giao dịch/tháng trong 6 tháng gần nhất [200k]
Hệ số giới hạn tỷ trọng quốc gia: đuợc xem xét lại sau mỗi quý. Các cty hải ngoại chiếm <=30% trong chỉ số
Lịch review: Ngày làm việc cuối cùng trong tháng 2, 5, 8, 11
Lịch review hàng quý, ngày thứ 6, tuần thứ 3, tháng cuối cùng mỗi quý 

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Bài viết của TS Giang giải thích rõ về bad dept accounting

Thanks thầy Giang.

Nguy hiểm thật! Như vậy việc đề xuất thành lập AMC (Asset Management Company) là quá hợp lý, nhưng việc tổ chức thực hiện nó lại liên quan đến quan hệ lợi ích của rất nhiều thành phần kinh tế, cho chính cái ban điều hành của AMC do vậy khó đi vào thực tiễn cũng là dễ hiểu.

"Tôi thấy nhiều người, vd ông Quách Mạnh Hào, nhầm lẫn về bad debt accounting nên viết lại cho rõ. Tôi sẽ lấy một ví dụ bằng số cụ thể như sau. Một ngân hàng có 14 đồng vốn tự có, huy động thêm 86 đồng tiền gửi của dân rồi cho vay 100 đồng. Bản cân đối tài sản sẽ như sau (để đơn giản tôi tạm thời bỏ qua các assets nhỏ khác, vd dự trữ bắt buộc, tài sản cố định, đầu tư vào trái phiếu chính phủ..., mà coi toàn bộ asset là tiền ngân hàng cho vay):


ASSETS:   100
Loans:        100

LIABILITIES: 100
Deposit:            86
Equity:              14


Như vậy ngân hàng này có tỷ lệ vốn tự có/dư nợ bằng 14%. Khi ngân hàng phát hiện ra trong số 100 đồng cho vay đó có 8.8 đồng nợ xấu, theo qui định của NHNN họ phải trích lập dự phòng (để đơn giản giả sử số nợ xấu đó phải trích lập 100% và khoản cho vay không có thế chấp). Lúc này bản cân đối tài sản sẽ như sau (theo thông lệ kế toán số trong ngoặc kép là số âm):

ASSETS:      91.2
Loans:         100
Provisions:     (8.8)

LIABILITIES:  91.2
Deposit:            86
Equity:                5.2

Tỷ lệ vốn/dư nợ của ngân hàng này chỉ còn 5.7%, vốn tự có giảm xuống 5.2 đồng vì khoản trích lập dự phòng 8.8 đồng được đưa vào chi phí của ngân hàng (income statement). Lưu ý khoản trích lập dự phòng 8.8 đồng này là non-cash transaction, nghĩa là không phải ngân hàng trích ra 8.8 đồng bỏ vào một tài khoản dự phòng nào đó. Đây hoàn toàn chỉ là một qui định accounting, thuật ngữ "trích lập dự phòng" làm nhiều người hiểu nhầm. Nếu ngân hàng "xử lý" nợ xấu (theo nghĩa write off) bảng cân đối tài sản sẽ như sau:


ASSETS:      91.2
Loans:           91.2

LIABILITIES: 91.2
Deposit:           86
Equity:               5.2


Việc xử lý nợ xấu như vậy cũng là non-cash transaction, chỉ có ý nghĩa kế toán. Trước và sau khi xử lý nợ xấu tỷ lệ vốn/dư nợ không đổi, mức độ rủi ro của ngân hàng này cũng không đổi và khả năng huy động tiền gửi và cho vay cũng vậy. Khi ngân hàng công bố họ có 8.8 đồng nợ xấu điều đó có nghĩa họ đã phải trích lập dự phòng và vốn chủ sở hữu đã bị giảm bớt. Trên bảng cân đối tài sản có 8.8 đồng nợ xấu không có nghĩa vốn chủ sở hữu sẽ mất 60% khi xử lý nợ xấu, nó đã mất rồi.

Một điểm nữa, khoản nợ xấu 8.8 đồng (trước khi xử lý) hoàn toàn không phải là "cục máu đông" ngăn cản ngân hàng này tăng trưởng tín dụng. Như tôi đã viết trước đây, vấn đề nằm ở chỗ ngân hàng này có thể đã giấu bớt nợ xấu để không trích lập dự phòng đầy đủ. Giả sử số nợ xấu và trích lập dự phòng phải là 18 đồng thay vì 8.8 đồng, bản cân đối tài sản như sau:


ASSETS:      82
Loans:         100
Provisions:   (18)

LIABILITIES: 82
Deposit:          86
Equity:            (4)
Vốn chủ sở hữu âm nghĩa là ngân hàng bị phá sản. Tuy nhiên đây chỉ là phá sản trên sổ sách, nếu số 86 đồng huy động chưa đến hạn phải trả cho khách hàng thì ngân hàng này vẫn chưa mất khả năng thanh toán. Nếu vậy ngân hàng này sẽ chỉ công bố nợ xấu là 8.8 đồng thôi để tiếp tục tồn tại và hi vọng thị trường sẽ phục hồi hoặc được nhà nước bailout. Nhưng ngân hàng này sẽ khó có thể tăng tín dụng được nữa. Thứ nhất, họ có thể giấu con số 18 đồng nợ xấu mà chỉ báo cáo với NHNN 8.8 đồng, nhưng họ khó có thể giấu được thị trường. Khách hàng không muốn gửi tiền, các tổ chức tín dụng khác không muốn cho vay nên họ không còn nguồn vốn để tiếp tục tăng trưởng tín dụng. Thứ hai, bản thân họ cũng không muốn tăng thêm tín dụng vì cứ giả sử họ huy động tiếp được 100 đồng, nếu cho vay và lại bị nợ xấu thì phải tiếp tục trích lập dự phòng, có khả năng sẽ mất nốt số 5.2 đồng còn lại trên sổ sách.
Thực ra NHNN có thể đã biết con số nợ xấu thật là 18 đồng chứ không phải 8.8 đồng. Tuy nhiên NHNN không dám ép ngân hàng này khai thật vì như vậy họ sẽ phá sản (điều này đúng hay không chưa bàn ở đây). Bởi vậy NHNN chấp nhận số 8.8 đồng nợ xấu và cùng ngân hàng kia đợi thị trường phục hồi. Trong lúc đó NHNN sẽ phải bơm thanh khoản cho họ để họ thanh toán các khoản liabilities tới hạn. Tuy nhiên nếu khả năng thị trường phục hồi thấp thì NHNN phải lên kế hoạch bailout. Nếu NHNN lập một công ty quản lý tài sản (AMC) đổi nợ xấu lấy trái phiếu theo book value, bản cân đối tài sản của ngân hàng sẽ như sau:
ASSETS:   100
Loans:         91.2
Bonds:          8.8

LIABILITIES:  100
Deposit:             86
Equity:               14
Sở dĩ vốn chủ sở hữu tăng từ 5.2 đồng lên 14 đồng vì khoản dự phòng rủi ro 8.8 đồng được nhập ngược vào income statement. Bảng cân đối tài sản này cực kỳ đẹp và ngân hàng sẽ rộng cửa huy động và cho vay. Tuy nhiên cái giá phải trả là AMC sẽ phải ôm đống nợ xấu, đến khi nào phải write off thì hoặc ngân sách hoặc NHNN phải chịu lỗ.

Tóm lại cần phải hiểu rằng việc ngân hàng trích lập dự phòng khi công bố một khoản nợ xấu chỉ là một nghiệp vụ kế toán, hoàn toàn không phải họ bỏ một khoản tiền vào tài khoản để phòng ngừa rủi ro hoặc để sau này xử lý số nợ xấu đó. Hệ thống ngân hàng VN có tỷ lệ nợ xấu quá lớn là đúng, nhưng vấn nạn là ở chỗ họ đang dấu một phần (lớn) số nợ xấu đó chứ không phải họ không chịu xử lý nợ xấu như nhiều người nói. Công khai số nợ xấu này đòi hỏi ngân hàng phải tăng equity nếu không họ sẽ phá sản. Thành lập AMC là một cách để giúp các ngân hàng tăng equity một cách gián tiếp."
 
 

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

21/02/2013 Tin đồn ... tin đồn TBH

Nhà đầu tư trên chứng trường Việt Nam không còn xa lạ với những diễn biến nhanh, bất ngờ và bi kịch như phiên hôm 21 tháng 02 vừa rồi. Thị trường mở cửa và diễn biến sau đó khá vui vẻ khi nhóm cổ phiếu tốt, truyền thống, BCs vẫn tăng điểm, nhưng chỉ vừa tỉnh giấc sau buổi trưa, thị trường đã rơi vào cảnh bán tháo. Người người, nhà nhà hoảng loạn đi hỏi thông tin, người cho rằng thị trường giảm vì xăng sắp tăng giá, PVX như giọt nước tràn ly khi ra tin lỗ hàng ngàn tỷ vào đúng thời khắc quan trọng, nhưng nổi bậc hơn hết là tin đồn bắt bớ. Lần này lại là một trụ cột nữa trong giới ngân hàng, trụ cột này còn ảnh hưởng kinh khủng hơn cả so với Bầu Kiên vào 20 tháng 08 năm ngoái. Ai cũng lo ngại cho túi tiền của mình, thị trường đã tăng quá nhiều so với kỳ vọng của không ít người, ta phải làm gì đây, ta phải làm gì đây? Câu hỏi cứ vang lên trong đầu của những nhà đầu tư rơi vào cảnh "bị đánh úp". Tất nhiên, tôi sẽ khuyên nhà đầu tư bán, hành động bán để thoát ra thị trường không những đúng trong bối cảnh nhà đầu tư đã lời nhiều mà cũng hoàn toàn hợp lý cho cả những nhà đầu tư ngắn hạn đang bị lỗ. Các anh/chị tưởng tượng như thế này nhé! Trong một ngày đẹp, mọi người đang đi dạo thoải mái, bỗng có tiếng nổ lớn, ai nấy đều hoảng loạn chạy nháo nhác, chúng ta phải làm gì? Tốt nhất là đừng chạy ngược lại dòng người đang hoảng loạn kia. Đồng ý không ạ? Tôi cho rằng đây là cách để chúng ta thoát ra đám đông và tỉnh táo nhìn nhận sự việc hiệu quả nhất.

Nhân tiện những diễn biến thú vị và đầy bất ngờ mà chúng ta may mắn chứng kiến trong thời gian qua, từ vụ Bầu Kiên đến vụ này, tôi bỗng dưng hứng thú “bí ẩn”, “trinh thám”, hi vọng giúp mọi người thư giản cuối tuần trong bối cảnh “căng thẳng” thế này.

Câu chuyện bắt đầu bằng những lệnh mua lớn liên tục đặt vào các BCs trong những phiên trước vụ việc 21 tháng 02. Nếu đây là một cuộc chơi của “Cá mập” thì có lẽ không gì hiệu quả bằng việc giữ lửa cho thị trường để dẫn dụ cầu trong những phiên đỉnh cao của thanh khoản nhằm "rút củi đáy nồi" suông sẻ. Phiên giao dịch bùng nổ với >101 triệu cổ phiếu chuyển nhượng trên HSX hôm 19 tháng 02 vừa rồi là một thành công to lớn của “Cá mập” khi tiến hành bơm xả nhịp nhàng nhằm lôi kéo lệnh mua từ cộng đồng đầu tư hám lợi nhưng rất bầy đàn kia. Động thái giữ lửa cho thị trường tiếp tục được thực hiện trong phiên giao dịch ngày 20 và buổi sáng ngày 21, tổng cộng có đến gần 300 triệu cổ phiếu chuyển giao trong 3 phiên này. Đây là khối lượng giao dịch rất lớn, những “Cá mập” đã thực hiện xong động thái chốt lãi trong 3 ngày kia sẽ quay động lực của mình từ giữ lửa sang đạp đổ thị trường hòng tạo hoảng loạn. Động thái này tương đồng với cách săn mồi của loài cá heo, chúng luôn tìm cách tạo hoảng loạn để dễ dàng tóm con mồi. Đầu giờ chiều động thái tung tin đồn và ra tin xấu liên tục đè nặng lên thị trường, cộng đồng đầu tư nháo nhào lên thoát thân, hành động của nhà đầu tư càng đúng ý với “Cá mập”, cung tràn ngập thị trường, những cổ phiếu có tính đầu cơ cao từ xanh chuyển sang dư bán sàn hàng triệu cổ phiếu, lòng dân (chứng) càng hoảng loạn, hành động bán chốt càng mạnh mẽ. Thế rồi, tối đó, thông tin đại chúng đều lên án sự việc vô lý, tin đồn thất thiệt kia, mọi người đã bị lừa rồi, làm gì mà chạy toáng lên thế!? Ngay sáng hôm sau, những người lỡ bán hàng hôm qua trấn tĩnh lại, lòng tham về một uptrend trung dài hạn thôi thúc họ khôi phục trạng thái giữ hàng càng sớm càng tốt, thị trường chả mấy chốc chuyển sang xanh mạnh. Nhưng điều đó không giữ được lâu vì dòng tiền “Cá mập” đứng ngoài thị trường, kết phiên thị trường phân hóa mạnh, hầu hết cổ phiếu giảm điểm. Đó là tất cả những gì mà đầu óc “bí ẩn, trinh thám” tôi vẽ ra cho đến hết ngày hôm nay. Vậy sắp tới sẽ như thế nào?

Hiện những người làm chủ cuộc chơi không còn nhiều hàng để chốt nữa, họ đã hoàn thành xong phần chốt lãi tuyệt diệu nhiều năm có một của thị trường. Do vậy, chắc chắn những đợt tăng giá mạnh mẽ trong những phiên tới khó xảy ra, thị trường rất có thể phải đi theo chiều bất lợi, lình xình và bào mòn dần những thành quả của đám đông bầy đàn nhưng hám lợi kia. Một kịch bản khác, “Cá mập” vốn tham lam không kém, họ có thể kích hoạt một đợt bán tháo mạnh từ thị trường, thông qua luồng thông tin bất lợi nhằm đẩy giá cổ phiếu nhanh chóng rơi về vùng mua mục tiêu, rớt nhanh thì hồi phục sớm, họ sẽ tích lũy hàng từ từ và ở những phiên selling climax sẽ là tín hiệu tốt để họ đánh lên nhằm lôi kéo cầu làm lại ván mới.

Cho dù là kịch bản gì đi chăng nữa, những ngày tới xác suất sinh lợi sẽ hẹp lại, nhà đầu tư sẽ cảm thấy ngột ngạt hơn trong giao dịch. Do vậy, những nhà đầu tư không rành về lựa chọn cổ phiếu chiến thắng thị trường tốt nhất tạm đứng ngoài thị trường, còn những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm hơn có thể lựa chọn những cổ phiếu sắp có dòng thông tin tích cực và chưa tăng nhiều (trong sóng tăng vừa qua).

Chúc mọi người đầu tư thành công.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

BMC update 18/02/2013

Như vậy là những gì tôi kỳ vọng đều đã xảy ra. BMC đã có quyết định được xuất 34k tấn Ilmenite sau khi lệnh cấm được ban hành từ tháng 07 năm 2012. Rất vui với thông tin này, tôi kỳ vọng BMC sẽ đạt target 75 trong thời gian tới. Gọi là thời gian tới thôi, nhưng có lẻ phải chờ thông tin kết quả kinh doanh quý 1 rò rỉ.

Link tải quyết định cho xuất ilmenite

Chart update





Bài cũ:

Vẫn đặt niềm tin vào BMC