Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Rủi ro quốc gia VN qua góc nhìn của giá vàng

Nếu lấy gốc giá vàng từ 2000, thì tính đến nay vàng tính theo giá đồng nội tệ tại các quốc gia trong Major Customer Countries của Ai Cập tăng cao nhất >10 lần, Việt Nam đứng thứ nhì (gần 8.5 lần). Trong khi đó, Úc là quốc gia có mức tăng thấp nhất, chỉ 3 lần.
Sự tăng giá của vàng so với đồng nội tệ cho thấy một thực tế tại các quốc gia này. Các quốc gia có chính sách thông thoáng trong việc in tiền giải quyết các quốc đề chi tiêu sẽ dễ đẩy tình trạng đồng nội tệ mất giá so với kim loại quý vàng. Ngoài vấn đề in tiền ra, tại những quốc gia này có thể tồn tại tình trạng đầu tư kém hiệu quả, tham nhũng, quyền lợi nhóm lợi ích quá lớn dẫn đến sự loppy chính sách phục vụ nhóm lợi ích, kể cả chính phủ. Chính những nguyên nhân gốc rễ này làm giá trị đồng nội tệ ngày càng suy yếu.
Và cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, Ai Cập hiện đang là một trong những quốc gia có rủi ro nợ quốc gia lớn nhất, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, Úc đang chứng minh cho thế giới biết sự ổn định kinh tế, khả năng tự tạo tiền, giải quyết công ăn việc làm tốt.
Vậy bài học gì cho VN, và viễn cảnh sắp tới của VN là gì?
Rõ ràng những tổ chức xếp hạn tín dụng lớn luôn đánh giá thấp VN, cả các tổ chức tài chính cũng đưa VN vào top những quốc gia có khả năng khủng hoảng nợ công không phải là không có lý. Việc mất giá đồng nội tệ trong khi sản xuất trong nước kém cõi đẩy VN ngày càng lệ thuộc vào thế giới và tình trạng "phồn vinh dả tạo" là vấn đề rất đáng ngại.
Những nguy cơ này chỉ được giảm bớt (nếu giải quyết được thì càng tốt) khi chính phủ cẩn trọng cho những chi tiêu tài khóa, xem xét nhiều hơn đến tính hiệu quả của đồng vốn, chú trọng hơn nữa vào sản xuất trong nước, đặt vấn đề tự tạo tiền của quốc gia lên hàng đầu.
Chart biến động giá vàng theo đồng nội tệ (tích lũy) từ năm 2000
./.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Nợ vay ảnh hưởng thế nào đến giá cổ phiếu của chính doanh nghiệp? Liệu đòn cân nợ này có ảnh hưởng đến hệ số rủi ro của nhà đầu tư khi cân nhắc sử dụng margin?


Trong bối cảnh lãi suất đang cao ngất ngưỡng như hiện nay, nợ vay bỗng chốc trở thành gánh nặng không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho cả nhà đầu tư chứng khoán. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau định lượng mức độ tác động của gánh nặng nợ vay lên biến động giá cổ phiếu của chính doanh nghiệp. Qua đó, nhìn nhận lại mức độ rủi ro cá nhân mà nhà đầu tư phải gánh chịu khi sử dụng nợ vay cho hoạt động đầu tư chứng khoán, đặc biệt trong bối cảnh dịch vụ margin sắp được hợp pháp hóa.

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu nợ vay, tài sản và biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết qua 2 giai đoạn, giai đoạn tăng bắt đầu từ ngày 24 tháng 2 năm 2009 đến ngày 22 tháng 10 năm 2009 và giai đoạn giảm bắt đầu từ 22 tháng 10 năm 2009 đến hiện nay (16/08/2011). Trong từng giai đoạn, việc nghiên cứu lại được tiến hành trên 3 nhóm cổ phiếu có mức độ sử dụng nợ khác nhau, cụ thể:
+ Giai đoạn tăng: nhóm doanh nghiệp có nợ vay (NV) trên tổng tài sản (TTS) dưới 25%; nhóm doanh nghiệp có nợ vay trên tổng tài sản từ 25% đến 50% và nhóm doanh nghiệp có nợ vay trên 50% tổng tài sản.
+ Giai đoạn giảm: nhóm doanh nghiệp có nợ vay trên tổng tài sản dưới 20%; nhóm doanh nghiệp có nợ vay trên tổng tài sản từ 20% đến 40% và nhóm doanh nghiệp có nợ vay trên 40% tổng tài sản.
Biến động giá của các cổ phiếu được so sánh với HNX-Index, HNX-Index được xem như chỉ số đại diện của thị trường, sở dĩ sử dụng HNX-Index mà không sử dụng VN-Index là vì VN-Index quá lệ thuộc vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn, dẫn đến không phản ánh đúng độ rộng toàn thị trường.
Giai đoạn tăng
Giai đoạn giảm
HNX-Index
179.8%
-69.9%
Trung bình NV / TTS
36.9%
31.8%
Trung vị NV / TTS
37.0%
31.7%



Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản của tất cả doanh nghiệp niêm yết trên thị trường trong giai đoạn tăng trưởng là 36.9% cao hơn giai đoạn suy thoái (31.8%). Đây là điều dễ hiểu vì trong giai đoạn tăng trưởng, nền kinh tế được hỗ trợ bởi mức lãi suất rất thấp, nhu cầu toàn xã hội tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng cường vay nợ. Còn trong giai đoạn giảm, lãi suất tăng cao, nhu cầu xã hội thấp, việc sản xuất, đầu tư gặp khó khăn thì chiến lược ưu tiên sẽ là cắt giảm chi phí, thu hẹp hoạt động, giảm nợ vay.

Biểu đồ: Tương quan giữa biến động giá cổ phiếu và đòn cân nợ vay trong giai đoạn thị trường tăng từ 24.02.2009 đến 22.10.2009

Biểu đồ: Tương quan giữa biến động giá cổ phiếu và đòn cân nợ vay trong giai đoạn thị trường giảm 22.10.2009 đến nay



Phân tích tương quan cho thấy, tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Mối liên quan này rõ ràng hơn trong giai đoạn thị trường giảm khi hệ số tương quan trong giai đoạn này là -0.15, trong khi đó hệ số này trong giai đoạn thị trường tăng chỉ là 0.07. Dấu (-) của hệ số tương quan trong thị trường giảm cho biết những doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay chịu áp lực giảm giá nhiều hơn so với các doanh nghiệp có cơ cấu nợ vay ít hơn. Dấu (+) của hệ số tương quan trong thị trường tăng cho biết những doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay lại có khả năng tăng giá tốt hơn.
Giai đoạn tăng
NV <25%
NV từ 25% đến <50%
NV >=50%
TB biến động giá
232.7%
225.9%
264.9%
Trung vị biến động giá
219.5%
185.7%
244.5%
Xác suất chọn được CP tăng mạnh hơn HNX-Index
60.0%
51.6%
61.0%
Xác suất chọn CP tăng chậm hơn HNX-Index
40.0%
48.4%
39.0%



Giai đoạn giảm
NV <20%
NV từ 20% đến <40%
NV >=40%
TB biến động giá
-49.2%
-59.4%
-58.7%
Trung vị biến động giá
-57.0%
-64.6%
-65.9%
Xác suất chọn CP giảm mạnh hơn HNX-Index
17.5%
38.3%
44.2%
Xác suất chọn CP giảm chậm hơn HNX-Index
82.5%
61.7%
55.8%

Kết quả trên một lần nữa được khẳng định khi chúng ta xem xét xác suất lựa chọn được cổ phiếu có biến động giá tích cực hơn chỉ số chung toàn thị trường. Trong giai đoạn thị trường bất lợi, xác suất chọn phải cổ phiếu giảm giá mạnh hơn HNX-Index ở nhóm nợ vay cao nhất lên đến 44.2%, xác suất này giảm dần ở nhóm nợ vay trung bình (38.3%) và chỉ còn 17.5% ở nhóm nợ vay thấp nhất. Như vậy, trong giai đoạn thị trường giảm, nhà đầu tư nên trú ẩn vào các cổ phiếu có tình hình tài chính lành mạnh, tỷ lệ vay nợ thấp và  nên tránh xa những cổ phiếu có đòn cân nợ cao.
Thế nhưng chiến lược trên không phải là chìa khoá vạn năng trong bất kỳ tình hình thị trường nào. Ở giai đoạn tăng, việc đặt cược vào nhóm cổ phiếu có đòn cân nợ lớn không hẳn sẽ mang lại kết quả đáng buồn như trong giai đoạn thị trường giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm cổ phiếu sử dụng nợ vay cao nhất có xác suất chiến thắng thị trường cao nhất (61%); nhóm sử dụng nợ vay thấp nhất xác suất này là 60%, nhóm vay nợ trung bình thấp nhất (chỉ 51.6%). Như vậy, để tận dụng những thuận lợi của thời kỳ tăng trưởng như lãi suất thấp, nhu cầu xã hội cao… Bên cạnh danh mục truyền thống đầu tư vào những cổ phiếu vững mạnh, khả năng tạo tiền tốt, tỷ lệ nợ vay thấp, nhà đầu tư nên dành một phần danh mục của mình cho những cổ phiếu có kế hoạch kinh doanh đột biến, những cổ phiếu có nhiều tham vọng, dám sử dụng nhiều nợ vay nhằm tăng hiệu quả đa dạng hoá giúp mang lại suất sinh lợi cao nhất cho nhà đầu tư.

Kết quả nghiên cứu trên cùng với kết luận của Modigliali và Miller (MM) “trong thị trường hoàn hảo, việc vay nợ để mua vào chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân không khác biệt so với việc vay nợ của chính doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đó”, nghĩa là nhà đầu tư có thể tự tạo đòn bẩy tài chính thay cho doanh nghiệp. Cụ thể, MM cho rằng tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư không sử dụng nợ vay vào cổ phiếu của doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy nợ vay 50% bằng với tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy 50% vào cổ phiếu của doanh nghiệp không sử dụng nợ vay. Trong bối cảnh, margin sắp được hợp pháp hóa, nhà đầu tư nên bắt đầu nhìn nhận lại hệ số rủi ro tài chính của mình, trong đó nên xem xét thêm đòn cân nợ vay tại các doanh nghiệp đầu tư để tránh ước lượng mức rủi ro quá thấp so với nguy cơ thật sự phải chịu.