Những công ty như PVC hiện đang tồn tại khá nhiều trên sàn chứng, PVC là cty mẹ, với hàng loạt cty con bên dưới. Do vậy, theo VAS thì PVC phải làm hợp nhất báo cáo tài chính.
Chính cái vụ hợp nhất báo cáo tài chính này nhiều lúc làm bà con mới vào nghề đọc báo cáo thấy khó chịu. Lợi nhuận sau thuế 3 quý của PVC là 180 tỷ, nhưng lợi nhuận cho cổ đông cty mẹ chỉ là 90 tỷ. Có 2 vấn đề phát sinh ở đây. Thứ 1, sao lợi nhuận cổ đông cty mẹ chỉ còn 50% so với lợi nhuận hợp nhất? Và thứ 2, sao lợi nhuận cty mẹ lại bị trừ đi trong khi tổng tài sản cty thì ko trừ ra làm ROA nầy kia bé đi đáng kể?
Vấn đề thứ 1, nếu nhìn mặt trái, rất nhiều tổng cty có lãnh đạo là những người đại diện phần vốn nhà nước, hoặc là những cty có tính đại chúng cao, chủ tịch cty chỉ nắm giữ 10% vốn điều lệ của cty. Những cty dạng như thế này rất dễ dẫn đến mâu thuẫn lợi ích, những người đứng đầu lại không có quan hệ lợi ích đủ lớn ở tại cty mà họ đang đứng đầu, họ có quyền rất lớn, nhưng "lợi" lại không lớn bằng, chính điều này dễ dẫn đến sự vận động của những người đứng đầu thông qua việc thành lập những công ty con mà ở đó, cty mẹ chỉ cần nắm giữ 51%, phần còn lại là con cháu, người nhà của ban lãnh đạo. Việc thành lập cty con này là bước đệm để họ chuyển hầu hết những hợp đồng béo bở từ cty mẹ sang cty con, cuối niên độ cty con báo lỗ 1 cục, chuyển về cty mẹ 51% lợi nhuận, còn 49% lợi nhuận, người nhà của ban lãnh đạo hưởng đủ. Trong khi đó, cty mẹ to đùng kia được hàng triệu cổ đông góp vốn lại chỉ được 51% lợi nhuận, như vậy có phải là quá vô lý không? Hiện nay, mình chưa thật sự tìm hiểu kỹ có tồn tài những điều kiện gì, hoặc có những hình thức kiểm soát nào không đối với những rủi ro dạng này? Nhưng dù muốn hay không, thực tế này vẫn đang tồn tại trên thị trường.
Vấn đề thứ 2, liên quan đến kế toán, anh kế toán trưởng chỗ mình trao đổi bảo, kế toán nó hợp nhất hết tài sản của cty con mà không loại trừ, chỉ loại trừ trong phần báo cáo thu nhập thôi, nếu như vậy thì những cty có mô hình mẹ, con vô tình rơi vào tình trạng hiệu quả hoạt động kém. Vì đơn giản, lợi nhuận thì được tính thực tế lợi nhuận cổ đông cty mẹ có được, nhưng tổng tài sản là tổng tài sản lớn, ko được loại trừ, do vậy hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản ở những cty dạng thế này bị giảm đi đáng kể. Do vậy, trong phân tích báo cáo tài chính và khuyến nghị đầu tư, nếu những nhà đầu tư đang sử dụng phương pháp đầu tư bị động, tức hoàn toàn phụ thuộc vào 1 bộ sàng lọc cổ phiếu theo những tiêu chí tài chính nào đó, thì rất dễ bỏ qua những anh cty mẹ, con mà làm ăn tốt.
Tới đây đuối quá, khi nào rảnh update tiếp :)
./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét